Việc thiếu hiểu biết về kinh nghiệm ôn thi đại học khiến nhiều bạn lãng phí thời gian vào những việc không cần thiết. Để tránh những điều đáng tiếc như vậy xảy ra TopList sẽ chia sẻ cho bạn những bí quyết ôn thi đại học vô cùng hiệu quả và dễ thực hiện.
Không gian học tập nên được tối ưu
Nếu có thể, bạn hãy tìm loại nhạc Baroque - một loại nhạc giúp tập trung tinh thần rất tốt để làm nền khi học.

Làm sao để tập trung?
Để rèn luyện tính tập trung cao độ bạn hãy dành thời gian mỗi buổi làm 1 bài trắc nghiệm của 1 môn, quy định thời gian làm bài. Đừng để đầu óc mình cứ miên man, hay dễ bị phân tâm vì một việc gì đó. Tốt nhất là điều chỉnh đồng hồ sinh học hoạt động theo ca thi. Cứ đúng 8 giờ và khoảng 1 giờ là bắt đầu tập trung. Đây là cách rất hiệu quả đấy.

Rèn luyện thói quen tư duy bằng cả 2 bán cầu não
Bộ não của con người được chia làm 2 phần là bán cầu não trái và bán cầu não phải. Bán cầu não trái thiên về tư duy logic, ngôn ngữ, trong khi đó não phải lại thiên về trí tưởng tượng hình ảnh. Thông thường, ở trên trường giáo viên chỉ dạy các bạn đa số tác động vào bán cầu não trái, tức là giảng toàn chữ trong giờ học, do đó não phải của bạn không có việc làm, cứ tưởng tượng mông lung dẫn đến không tập trung gì cả.
Bởi vậy, muốn học hiệu quả bạn phải tìm cách vận dụng cả 2 bán cầu não của mình. Một trong những phương pháp đơn giản nhất giúp ôn thi các môn học thuộc lòng dễ hơn cả chính là tưởng tượng. Mỗi khi học một điều gì đó mới mẻ bạn hãy cố gắng liên tưởng nó đến một hình ảnh nào đó, như vậy bạn có thể nhớ lâu hơn. Ban đầu khi tập luyện có lẽ sẽ khó khăn nhưng hiệu quả mà nó mang lại thì thật đáng cho bạn thử đấy.

Tự học
Do đó hãy phân bổ thời gian học các môn sao cho hợp lí nhé. Và dành nhiều thời gian cho việc tự học. Vậy tại sao lại phải tự học? Bởi vì khi tự học bạn sẽ rèn luyện được cho mình tính chủ động hơn trong việc tiếp cận kiến thức, có xu hướng tìm tòi những thứ bản thân đang cần và còn thiếu. Đương nhiên, tự học không phải chuyện dễ bởi bạn sẽ không thể tránh khỏi cảm giác bất lực, cay cú khi không hiểu để rồi tự thôi thúc bản thân tìm mọi “thủ đoạn” để sao hiểu được bằng ra vấn đề đó: search mạng, gọi điện hỏi bạn, hỏi thầy,... Thế nên, tự học sẽ giúp bạn tích tụ dần dần và chắc chắn lượng kiến thức cho riêng mình. Nó làm ta vững chắc, nhớ hơn và hiểu rõ vấn đề hơn.

Ghi chép
Nhớ là phải tổng hợp hết tất cả các môn học nhé. Mỗi lần đi qua nó bạn hãy nán lại lấy một tờ giấy rồi mở ra xem và trả lời. Như vậy sẽ giúp bạn nhớ đều và có thể trả lời khi bất ngờ đối diện với kiến thức.

Học nhóm

Thời gian học tốt nhất là khi nào?
Sau khoảng 45 - 50 phút bạn hãy dành ra 5 phút nghỉ ngơi, thư giãn sẽ giúp tinh thần thoải mái hơn.

Lập kế hoạch cụ thể
Ví dụ: Bạn thi 3 môn Toán, Lí, Hóa thì cần xác định môn nào với bạn là quan trọng nhất, môn nào bạn kém nhất từ đó phân bổ thời gian học hợp lí tránh việc dành quá nhiều thời gian học môn này bỏ qua môn khác.

Chú ý những phần dễ ăn điểm
Mặc dù thời gian thi đang đến gần nhưng cũng đừng quá hấp tấp mà dẫn đến ôn trước quên sau. Kinh nghiệm ôn thi hiệu quả nhất là trong quá trình ôn tập cần chú ý hệ thống lại phần kiến thức đã học sao cho “ôn đến đâu chắc đến đó”. Phần nào, bài tập nào sức mình làm được thì ôn thật kĩ, để khi đi thi chắc chắn sẽ có điểm. Có ôn như vậy, khi đi thi sẽ giúp các “sĩ tử” cảm thấy tự tin và khi thi xong cũng không lo lắng sai phần này hoặc phần kia.

Luyện tập cách ghi nhớ hệ thống
Thực ra tất cả điều này đều có bí quyết cả đấy. Tất cả những gì bạn cần làm là hãy ghi nó thành dàn bài. Thực hiện đầy đủ các bước sau:
Bước 1: Đọc bài
Trước tiên bạn đọc toàn bài môn bạn đang học 1 lần - 2 lần - hoặc cũng có thể là 3 lần. Ðến lúc bạn nắm chắc yêu cầu bài mới thôi. Sau đó, hãy tóm tắt lại những gì bạn vừa đọc đươc thành 1 dàn bài đại cương gồm nhiều mục như 1, 2, 3 và trong các mục này lại có các ý nhỏ hơn được đánh dấu bằng a, b, c… Mỗi mục này bạn đều phải đặt tiêu đề cho nó.
Bước 2: Nhẩm trong óc:
- Lần 1: Bạn hãy "nhẩm trong óc" từng phần một của dàn bài, chỗ nào quên thì dừng lại, lật dàn bài ra xem lại. Bạn cứ tiếp tục nhẩm sang phần khác và đừng quên các phần quan trọng đáng ghi nhớ, đừng bỏ sót một chi tiết nào. Lần lượt như vậy cho đến hết toàn bài.
- Lần 2: Hãy nhẩm lại tất cả có hệ thống toàn bài. Lần này bạn ghi nhận phần đã bị quên. Bạn mở sách xem lại, ghi ra giấy hoặc đánh dấu những phần đó. Bạn tìm ý những chỗ quên sót để rồi học lại cho nhuần nhuyễn.
- Lần 3: Bạn hệ thống lại bài và tiến hành đặt câu hỏi rồi tự giải quyết trong óc câu hỏi ấy. Bạn xem lại việc trả lời có thông suốt phân minh chưa. Nếu chỗ nào vướng mắc lật dàn bài ra xem.
Bước 3: Ghi ra giấy
Bạn hãy ghi ra giấy các công thức, những định lý, định đề. Lưu ý khi ghi bạn chỉ nên tóm tắt phần quan trọng, sao cho khi mở trang giấy ra nhắc nhở lại bạn hệ thống bài học bằng trí nhớ mà không cần mở sách. Tránh ghi rườm rà, dư thừa, tốn thời gian.
