Top 10 Biển và đại dương sâu nhất thế giới có thể bạn muốn biết

Như các bạn biết đấy, biển và đại dương đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Nhưng mỗi người chúng ta lại hiểu về biển và đại dương được bao nhiêu? Vậy hãy cùng với toplist tìm hiểu thêm về một khía cạnh nữa của biển và đại dương. Đó chính là độ sâu của chúng. Hãy cùng nhau tìm ra những bãi biển và đại dương sâu nhất thế giới nhé!

Biển Đen

Biển Đen hay Hắc Hải nằm ở phía Đông Nam Châu Âu và phía Tây Châu Á cũng được liệt kê vào danh sách này bởi độ sâu tối đa lên đến tận 2,210m và diện tích của nó khoảng 422,000m vuông. Vùng biển này có đường biên giới trải dài qua nhiều quốc gia bao gồm Geogia, Romania, Ukraine, Bulgaria và Thổ Nhĩ Kỳ. Và khi nhắc đến biển Đen cũng phải kể ra những hòn đảo nổi tiếng của vùng biển này như Đảo Rắn hay đảo St. Anastasia.


Có rất nhiều giả thuyết về tên của Biển Đen. Nhiều người cho rằng, nó có tên gọi đó là do nước biển ở đây có nồng độ muối thấp, tạo điều kiện cho vi tảo phát triển phong phú ở các tầng nước bề mặt, điều này làm cho màu nước trở nên tối sẫm nên gọi là biển Đen.Có 1 điều đặc biệt ở đây là các tầng nước của biển Đen không hề pha trộn với nhau. Ở độ sâu hơn 200m gần như không có sự sống bởi nồng độ hydrogen sulphide lớn, ngăn cản sự có mặt của Oxy ở các tầng nước sâu nhất. Và bạn đã biết điều này chưa? Biển Đen được mệnh danh là vùng biển ấm nhất Trái Đất đấy.

Biển Đen hay còn gọi là Hắc Hải
Biển Đen hay còn gọi là Hắc Hải
Biển đen
Biển đen

Vịnh Mexico

Vịnh Mexico nằm ở phía bắc châu Mỹ cũng được liệt kê trong danh sách các biển và đại dương sâu nhất thế giới với tổng độ sâu lên đến 1,614m. Thêm vào đó, vùng vịnh này nằm dưới sự sở hữu của ba nước Mỹ, Cuba và Mexico. Và có khoảng 56 triệu người dân đang sinh sống tại các đảo trong vùng vịnh tuyệt vời này. Các đảo chính và nổi tiếng ở nơi đây phải kể đến đảo Cayo Levisa, Marquesas và rặng đá ngầm Scorpion. Theo như bản đồ thế giới trên trang web Google, vịnh Mexico nằm ở vị trí thứ 9 trong danh sách những biển và đại dương to nhất.


Vịnh Mexico nằm trong vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, hầu như cách biệt với đại dương, nhiệt độ nước tương đối cao, mùa hạ tới 29oC, mùa đông cũng khoảng 20oC. Vùng vịnh Mexico thường có gió lớn, nhất là vào cuối hạ sang thu, bão lốc ở đây rất đáng sợ, sức gió tới cấp 12. Tuy nhiên với khí hậu khắc nghiệt nhưng khoáng sản lại rất phong phú.

Vịnh Mexico
Vịnh Mexico
Vùng vịnh Mexico thường có gió lớn, nhất là vào cuối hạ sang thu, bão lốc ở đây rất đáng sợ, sức gió tới cấp 12.
Vùng vịnh Mexico thường có gió lớn, nhất là vào cuối hạ sang thu, bão lốc ở đây rất đáng sợ, sức gió tới cấp 12.

Thái Bình Dương

Có thể nói rằng, Thái Bình Dương chính là đại dương sâu nhất thế với nhất với độ sâu lên tới 10,911m và đây cũng là đại dương rộng nhất thế giới với tổng diện tích bao phủ lên tới 169.2 triệu km vuông. Và có một sự thật rất thú vị về đại dương này mà bạn nên biết. Mặc dù mang tên Thái Bình Dương, song bản thân nó không phải là đại dương yên bình và êm ả bởi vì đây là đại dương chịu nhiều tác động bởi núi lửa nằm sâu dưới đáy.


Thái Bình Dương hình thành vào 750 triệu năm trước tại thời điểm siêu lục địa Rodinia phân tách mặc dù nó nhìn chung được gọi là đại dương Panthalassa (Toàn Đại Dương) cho tới khi siêu lục địa Pangea phân tách vào khoảng 200 triệu năm trước. Đáy Thái Bình Dương cổ xưa nhất chỉ khoảng 180 triệu năm tuổi, và lớp vỏ cổ hơn nay đã nằm ở phía dưới. Trong lòng Thái Bình Dương tồn tại một vài chuỗi núi ngầm dài hình thành ở những điểm nóng núi lửa hoạt động.

Thái Bình Dương
Thái Bình Dương
Thái Bình Dương hình thành vào 750 triệu năm trước
Thái Bình Dương hình thành vào 750 triệu năm trước

Biển Bering

Khi liệt kê các biển và đại dương sâu nhất thế giới, chúng ta không thể nào bỏ sót biển Bering. Biển này còn được đến với tên gọi là biển Imarpik là một vùng nước biển ở phía bắc Thái Bình Dương. Với diện tích bao phủ khoảng chừng 884,900m vuông và độ sâu trung bình khoảng 1491m, biển Bering xứng đáng ở vị trí số 8 trong danh sách này. Không chỉ vậy, nói về bờ biển này, cũng phải nhắc đến một số hòn đảo nổi tiếng ở đây như St. Matthews, St. Lawrence, cũng như đảo Nunivak. Bạn có biết không? Tên gọi của bờ biển này được đặt bởi một nhà thám hiểm người Anh vào năm 1728.


Biển Bering là một trong những ngư trường chính của thế giới, và nghề cá ở các vùng nước này chiếm khoảng một nửa toàn bộ sản lượng đánh bắt cá và tôm cua ven đất liền của Mỹ. Do các thay đổi đang diễn ra ở Bắc Băng Dương, sự biến đổi trong tương lai của khí hậu, hệ sinh thái của biển Bering ngày càng không chắc chắn. Đây là vấn đề có tính tương hỗ: thay đổi về khí hậu ảnh hưởng tới các hệ sinh thái, và các hệ sinh thái lại như là chỉ thị cho các thay đổi của khí hậu.

Biển Bering
Biển Bering
Biển Bering là một trong những ngư trường chính của thế giới
Biển Bering là một trong những ngư trường chính của thế giới

Biển Caribe

Biển Caribe là một vùng biển nhiệt đới ở Tây Bán cầu thuộc Đại Tây Dương. Đây là một vùng biển bao bọc bởi một chuỗi hải đảo cùng hai lục địa, Bắc và Nam Mỹ. Bờ biển phía nam giáp châu Nam Mỹ, phía tây và tây-nam giáp Mexico và Trung Mỹ. Phía bắc và đông là chuỗi đảo Antilles, gồm Đại Antilles và Tiểu Antilles. Toàn khu vực quanh biển Caribe còn gọi là Vùng Caribe.


Có thể nói rằng, bãi biển Caribe không còn lạ lẫm đối với mỗi chúng ta bởi nó đã góp phần làm nên danh tiếng cho bộ phim "Cướp biển vùng Caribe". Và nếu như kể đến những bãi biển hay đại dương sâu nhất thế giới thì không thể không nhắc đến bãi biển xinh đẹp này. Với độ sâu khoảng 2,525m thì nó hoàn toàn xứng đáng đứng ở vị trí thứ 4 trong danh sách này, phải không nào? Ngoài ra, biển Caribe còn nổi tiếng bởi vì nó là 1 phần của Đại Tây Dương. Mặc dù, trong phim, bãi biển này rất dữ dội nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Và chính vì thế mà hàng năm, nó thu hút rất nhiều khách du lịch đến nơi này để nghỉ dưỡng, để du lịch hay để thám hiểm những điều bí ẩn.

Biển Caribe
Biển Caribe
Biển Caribe còn nổi tiếng với các khu nghỉ dưỡng
Biển Caribe còn nổi tiếng với các khu nghỉ dưỡng

Đại Tây Dương

Nằm ở vị trí số 3 trong danh sách biển và đại dương sâu nhất thế giới chính là Đại Tây Dương. Với độ sâu khoảng 3,575m thì Đại Tây Dương xứng đáng nằm ở vị trí này. Ngoài ra, Đại Tây Dương còn nổi tiếng với các hòn đảo như Ascension, Saint Helena, và Bouvet. Không chỉ có vậy, một số người còn nói rằng Đại Tây Dương là đại dương rộng thứ 2 trên thế giới chỉ đứng sau Thái Bình Dương bởi diện tích bao phủ của nó lên đến 106,460,000 km vuông.


Năm 2013, tạp chí Geology từng công bố bản đồ mô tả đáy biển ở gần bán đảo Iberia - khu vực Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha - và phát hiện một đới hút chìm hoàn toàn mới. Tốc độ hút chìm ở khu vực này đo được khoảng 5cm mỗi năm. Điều này đồng nghĩa Đại Tây Dương đang ngày càng bị thu hẹp. Theo tính toán, với tốc độ hiện tại, khoảng 230 triệu năm nữa, Đại Tây Dương sẽ hoàn toàn không còn. Dẫu vậy, vẫn còn cần thêm nhiều nghiên cứu để xác định chi tiết các hoạt động kiến tạo ở khu vực Iberia, qua đó có thể tiên đoán phần nào diễn biến của quá trình thu hẹp Đại Tây Dương.

Đại Tây Dương
Đại Tây Dương
Đại Tây Dương là đại dương rộng thứ 2 trên thế giới chỉ đứng sau Thái Bình Dương
Đại Tây Dương là đại dương rộng thứ 2 trên thế giới chỉ đứng sau Thái Bình Dương

Biển Nam Trung Quốc

Đứng ở vị trí thứ 9 trong danh sách biển và đại dương sâu nhất thế giới chính là biển Nam Trung Quốc hay chính là Biển Đông là tên riêng mà Việt Nam dùng để gọi vùng biển có tên quốc tế là South China Sea nghĩa là biển Nam Trung Quốc. Biển Nam Trung Quốc với diện tích bao phủ khoảng 3,500,000m vuông.


Vùng biển Nam Trung Quốc này khá nổi tiếng và theo như các nhà khoa học đã tìm ra rằng vùng biển này bao gồm 200 hòn đảo cùng với các rặng đá ngầm. Thêm vào đó, độ sâu trung bình của vùng biển này khoảng 1,463m. Không chỉ vậy, vùng biển này trải dài từ eo biển Karimata và eo biển Malacca của Đài Loan. Hàng năm, vùng biển này thu hút rất nhiều khách du lịch từ khắp bốn phương đến đây để nghỉ ngơi và khám phá.

Biển Nam Trung Quốc
Biển Nam Trung Quốc
Biển Nam Trung Quốc
Biển Nam Trung Quốc

Biển Địa Trung Hải

Có thể nói rằng, biển Địa Trung Hải cũng không phải là một địa danh xa lạ với mỗi chúng ta. Nó nằm ở vùng phía nam Châu Âu và giáp với Anatolia. Với diện tích lên đến 965,300m vuông và độ sâu trung bình khoảng 1,500m thì vùng biển này xứng đáng nằm ở vị trí thứ 7 trong danh sách này.


Ngoài ra, nhắc đến biển Địa Trung Hải, phải kể đến một số đảo nổi tiếng như Corfu, Ibiza, Santorini, Sardina, và Mykonos. Thêm vào đó, biển Địa Trung Hải chính là điểm kết thúc của các dòng chảy từ sông Nile, biển Marmara Ebro, sông Rhone và sông Chelf. Có một điều thú vị về biển Địa Trung Hải nữa mà bạn cũng cần biết. Đó là cái tên Địa Trung Hải có nghĩa là trung tâm của Trái Đất và người dân ở một số quốc gia khác thì thật sự lại không thích cái tên này chút nào.

Biển Địa Trung Hải
Biển Địa Trung Hải
Biển Địa Trung Hải
Biển Địa Trung Hải

Ấn Độ Dương

Xếp thứ 2 trong danh sách các biển và đại dương sâu nhất thế giới chính là Ấn Độ Dương với độ sâu trung bình khoảng 3,840m và điểm sâu nhất của đại dương này có thể lên đến 7,725m. Tuy nhiên, Ấn Độ Dương lại nổi tiếng bởi thiên nhiên ấm áp với làn nước xanh tuyệt đẹp. Hàng năm, nó thu hút hàng triệu người khắp mọi miền đến nơi đây để tận hưởng vẻ đẹp của nó. Có một sự thật về Ấn Độ Dương mà bạn không thể bỏ qua. Chính là nước biển ở đây rất trong đến mức bạn có thể thấy những rặng san hô hay thậm chí là cá.


Với 36 triệu năm tuổi, Biển Ấn Độ Dương là đại dương trẻ nhất trên thế giới. Hình dạng hiện thời của nó hình thành bởi sự tan rã của các siêu lục địa cổ của Gondwanaland. Đáy đại dương của nó vẫn tiếp tục trải dài tại nhiều nơi. Biển Ấn Độ Dương có nhiều núi lửa ngầm đã tắt, gọi là núi đáy biển, đỉnh tròn của những ngọn núi này trồi lên hơn 925m trên đồng bằng đại dương. Một nét đặc trưng cố hữu về địa lý ngầm của đại dương này là sự tồn tại của những hẻm núi ngầm khổng lồ tại thềm lục địa.

Ấn Độ Dương
Ấn Độ Dương
Biển Ấn Độ Dương là đại dương trẻ nhất trên thế giới
Biển Ấn Độ Dương là đại dương trẻ nhất trên thế giới

Biển Nhật Bản

Với độ sâu khoảng 1,666m thì biển Nhật Bản cũng được nhắc đến trong danh sách này. Biển Nhật Bản mặc dù có khí hậu lạnh hơn so với Thái Bình Dương, nhưng lại thường mang đến không khí dịu mát cho quần đảo Nhật Bản. Biển Nhật Bản không có nhiều các hòn đảo lớn. Hầu hết các hòn đảo nhỏ hơn tập trung ở gần bờ phía đông, trừ đảo Ulleungdo (Hàn Quốc).


Biển Nhật Bản có bờ biển trải dài qua 4 nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên và Nga. Chính vì thế, mỗi đất nước lại gọi vùng biển này với nhiều tên gọi khác nhau. Chẳng hạn như ở Nga, nó được biết đến với tên gọi Yaposkoye more. Còn đối với Hàn Quốc thì nó lại được gọi với tên là Donghae nghĩa là Biển Đông. Hiện nay, 97,2% các bản đồ quốc tế và các văn bản chỉ sử dụng tên gọi Biển Nhật Bản, số còn lại chủ yếu dùng cả tên Biển Nhật Bản và Biển Đông, thường với Biển Đông được liệt kê trong dấu ngoặc đơn hoặc được đánh dấu là một tên thứ cấp. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Việt Nam và hầu hết các nước chỉ sử dụng tên gọi là biển Nhật Bản. Liên Hiệp Quốc cũng sử dụng tên gọi biển Nhật Bản.


Biển Nhật Bản
Biển Nhật Bản
Biển Nhật Bản không có nhiều các hòn đảo lớn.
Biển Nhật Bản không có nhiều các hòn đảo lớn.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?