Top 7 Chiêu trò lừa đảo tân sinh viên nên biết

Hầu hết các bạn tân sinh viên năm nhất thường xuất thân từ nhiều miền quê khác nhau lên thành phố học tập nên bản chất thật thà, dễ tin người. Vì vậy các bạn sinh viên năm nhất thường rất hay bị lừa. Hôm nay, Toplist xin đưa ra những chiêu trò lừa đảo mà tân sinh viên hay gặp để các bạn có thể rút kinh nghiệm và không mắc lừa nhé!

Lừa đảo tại trung tâm giới thiệu việc làm

Ngoài vì nhu cầu cuộc sống hay hoàn cảnh gia đình, nhiều sinh viên muốn tự lập và năng động hơn, một công việc làm thêm như sự lựa chọn hàng đầu của các em. Tuy nhiên, các em trở thành con mồi béo bở của rất nhiều trung tâm giới thiệu việc làm ảo hoặc lừa đảo. Chúng sẽ đăng và giới thiệu các việc làm hết sức “ngon ăn” nhưng thực tế công việc lại khác so với đã giới thiệu, mặc dù các em đã phải trả một mức phí rất đắt trước khi các em nhận được công việc.

Chính vì thế, các em cần cẩn trọng khi chọn địa điểm tìm việc làm. Các em nên tránh các trung tâm nhỏ, nằm ở các hẻm hóc, thiếu tin cậy. Chỉ nên liên hệ với các trung tâm có uy tín, hoặc thông qua bạn bè tin cậy giới thiệu, hay qua những trung tâm giới thiệu của đoàn thanh niên, liên đoàn lao động,… Những trung tâm này, phí thu rất thấp, thường dưới 100.000 VNĐ, thậm chí không hề mất phí.

Lừa đảo tại trung tâm giới thiệu việc làm
Lừa đảo tại trung tâm giới thiệu việc làm

Lừa móc túi trên xe Bus hoặc ở các bến xe Bus, chợ Sinh Viên

Xe bus là phương tiện đi lại phổ biến của các bạn sinh viên nên trộm cắp, lừa đảo, móc túi trên xe bus hoặc tại bến xe bus ngày một nhiều. Chiêu thức của bọn lừa đảo chủ yếu là móc túi, rạch túi, cặp, ba lô để lấy đồ.

Kinh nghiệm cho các bạn tân sinh viên là: Các bạn sinh viên nên nhớ khi đi xe bus, hoặc đi chợ sinh viên, thì túi xách hoặc balo luôn phải đeo ra phía trước, ôm gọn vào lòng. Đồ đạc có giá trị như điện thoại, ví tiền để ở ngăn kéo sâu bên trong, luôn có tiền lẻ ở bên ngoài để trả tiền xe bus, và không cầm điện thoại ra bên ngoài.
Lừa móc túi trên xe Bus hoặc ở các bến xe Bus, chợ Sinh Viên
Lừa móc túi trên xe Bus hoặc ở các bến xe Bus, chợ Sinh Viên

Lừa chơi đánh cờ thế, xóc đĩa, bài bạc, đá gà ở ngoài vỉa hè

Một số bạn sinh viên ham chơi đá gà hoặc đánh cờ nên khi thấy ở vỉa hè có mấy trò này thường hay dừng lại xem, rồi bị gạ gẫm rủ rê chơi cùng. Giá cho mỗi ván đánh có thể là 5.000 đồng, 10.000 đồng, 20.000 đồng, 50.000 đồng… Nếu bạn thua, chắc chắn bạn mất tiền rồi, nhưng nếu bạn thắng bạn sẽ bị đuổi khéo đi: “Chú đến phá anh hả? Thôi lượn đi cho bọn anh xin miếng đất làm ăn…" Hoặc nếu thắng có thể bạn sẽ bị bọn chúng đánh thuốc mê vào tờ tiền bạn nhận được, chỉ một loáng bạn sẽ bị thôi miên và bị chúng sẽ lừa lấy hết tiền bạc, đồ có giá trị trên người bạn, thậm chí còn vay mượn tiền bạn bè cho chúng. Khi tỉnh lại thì bọn chúng đã cao chạy xa bay lâu rồi. Là sinh viên xa nhà, các bạn nên hết sức cẩn thận, cảnh giác nhé!
Lừa chơi đánh cờ thế, xóc đĩa, bài bạc, đá gà ở ngoài vỉa hè
Lừa chơi đánh cờ thế, xóc đĩa, bài bạc, đá gà ở ngoài vỉa hè

Lừa mua đồng hồ, máy ảnh, điện thoại… với mức siêu rẻ, hấp dẫn ở ngoài đường

Nhiều bạn đang đi đường, tự nhiên thấy có kẻ lại gần gạ mua đồng hồ,điện thoại, máy ảnh… Ban đầu bạn nhìn thấy cũng rẻ và lại đẹp nữa. Sau khi bỏ tiền ra mua, về nhà thấy đồng hồ sau vài ngày là không hoạt động, điện thoại thì điện thoại tàu, không nghe gọi được sau vài ngày, máy ảnh không chụp được hình… Lúc đó bạn mới chợt nhận ra mình đã bị họ lừa, tiền mất nhưng không có cách nào trả lại hàng đòi lại tiền được, thôi đành ngậm ngùi chấp nhận ăn quả đắng này vậy. Vì vậy hãy rút kinh nghiệm đừng nghe bất cứ ai gạ gẫm mua đồ gì giá rẻ bạn nhé, tiền nào của ấy thôi!
Lừa mua đồng hồ, máy ảnh, điện thoại… với mức siêu rẻ, hấp dẫn ở ngoài đường
Lừa mua đồng hồ, máy ảnh, điện thoại… với mức siêu rẻ, hấp dẫn ở ngoài đường

Lừa trở thành đối tượng của các công ty bán hàng đa cấp

Hiện nay, hình thức bán hàng đa cấp ngày càng hoành hành trong giới sinh viên. Những lời quảng cáo, mời mọc hết sức hấp dẫn ở khắp nơi, từ báo mạng, tờ rơi hay thậm chí chính những bạn bè người quen bạn biết. Nhiều bạn vô tình bị lôi kéo vào vòng xoáy bán hàng đa cấp cho các công ty như Thiên Ngọc Minh Uy, Sinh Lợi, Lô Hội…Ban đầu họ sẽ mồi chài các bạn rất ngọt, chuyên nghiệp, có thể làm giàu được một cách nhanh chóng chỉ cần bạn tham gia vào mạng lưới bán hàng của họ. Nhưng thực tế để tham gia vào hệ thống đó bạn sẽ mất tiền là khoảng 3 - 10 triệu và đừng mong chờ có ngày lấy lại được nó. Đặc điểm dễ nhận diện của một nhân viên đa cấp là ăn mặc rất lịch sự, comple , cà vạt, đóng thùng, tay xách cặp , cầm sổ … nhìn đúng kiểu doanh nhân thành đạt nhưng thực tế họ cũng lỡ sa vào mạng lưới đa cấp nên phải cố gắng lôi kéo người khác vào mạng lưới cốt mong sao thu hồi được vốn mình bỏ ra. Các bạn năm nhất nên cân nhắc hết sức kỹ lưỡng, tìm hiểu tỉ mỉ với những lời mời mọc công việc đơn giản, lương cao, không yêu cầu trình độ, mở rộng mối quan hệ,… Đừng để một phút nhẹ dạ mà các em trở thành nhân viên của các công ty đa cấp.
Lừa trở thành đối tượng của các công ty bán hàng đa cấp
Lừa trở thành đối tượng của các công ty bán hàng đa cấp

Lừa bởi những kẻ "Cò" nhà trọ

Ngày nhập học của Tân sinh viên cũng là ngày làm ăn của các đối tượng “cò” nhà trọ mà nhiều người là xe ôm. Họ sẽ lừa các tân sinh viên bằng cách nhiệt tình giới thiệu phòng trọ đẹp, giá rẻ khi biết bạn đang có nhu cầu tìm chỗ ở.

Họ sẽ dẫn bạn đi vòng vèo các chốn rồi dẫn bạn tới một địa chỉ bất kỳ, nếu bạn không ưng ý địa chỉ này thì vẫn phải trả cho họ từ 100.000 – 200.000 đồng tiền phí “đưa đi” hoặc nói là tiền đi xe ôm. Nếu bạn phản kháng lại hoặc có ý kiến sẽ lập tức bị đe dọa.

Kinh nghiệm cho các bạn tân sinh viên là trước khi nhập học các bạn nên nhờ người quen tìm giúp nhà trọ cho, hoặc hỏi kinh nghiệm của các anh chị khóa trên xem khu nào nhiều phòng trọ, tiện đi lại, an ninh tốt rồi các bạn trực tiếp đi tìm.


Lừa bởi những kẻ
Lừa bởi những kẻ "Cò" nhà trọ

Lừa đảo quyên góp, ủng hộ

Hình thức lừa đảo quyên góp, ủng hộ mà các bạn sinh viên hay gặp là quyên góp tiền mua tăm, mua bút, ủng hộ chất độc da cam, đồng bào bão lụt… Thường thì vào các buổi học đầu năm, sẽ có vài chú/cô/anh/chị đứng ngoài sân trường, cổng trường thuyết phục sinh viên chuyện này. Cách làm việc của họ rất chuyên nghiệp, họ kêu gọi các bạn ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam, đồng bào lũ lụt bằng cách đưa ra đủ thứ giấy tờ giấy có con dấu đỏ xác nhận hẳn hoi để chứng mình là họ không lừa đảo. Để gây thêm lòng tin, họ còn mang theo một quyển sách in bìa rõ ràng các trường hợp ở XYZ đang bị hoàn cảnh khó khăn như thế nào…

Thậm chí, nhiều đối tượng lừa đảo còn đóng giả làm người tàn tật, đau yếu, nghèo khổ thường xuất hiện ở các bến xe, điểm dừng xe bus hoặc thậm chí là cổng trường rồi mời các bạn sinh viên mua ủng hộ các đồ dùng nhân đạo như tăm tre, tăm bông, bút viết, kẹo,… Vốn tính thương người, hơn nữa những đồ này cũng chỉ đáng vài ngàn đồng nên không chỉ các bạn tân sinh viên năm nhất, mà các bạn sinh viên khóa trên đã biết nhiều hơn cũng không tiếc mà mua ủng hộ.

Nếu bạn tin hoặc dừng lại nghe họ thuyết phục bạn,khả năng bạn sẽ dính quả lừa của họ rất cao. Bởi nếu là các trung tâm thật thì không bao giờ họ làm thế. Các trung tâm trẻ mồ côi, chất độc màu da cam thật họ không bao giờ đứng ra chèo kéo, kêu gọi quyên góp như vậy bởi nếu cần gây quỹ ủng hộ, phải thông qua Nhà Trường/Hội Sinh Viên hoặc các cơ quan có đủ thẩm quyền.

Lừa đảo quyên góp, ủng hộ
Lừa đảo quyên góp, ủng hộ

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?