Top 10 điều cần lưu ý khi mới đi học đại học cho sinh viên năm nhất

Cuộc sống khi học đại học có như mong đợi của bạn không? Chắc chắn sẽ có rất nhiều khó khăn đang chờ đón bạn, nhất là những tân sinh viên mới chập chững rời xa cuộc sống dưới sự bảo bọc của bố mẹ để tự lập. Hôm nay, Toplist sẽ điểm qua những điều cần lưu ý dành cho các bạn khi mới nhập học nhằm giúp các bạn có những chuẩn bị kỹ càng hơn, vững vàng hơn với cuộc sống sinh viên nhé!

Chuẩn bị tâm lý vững chắc và luôn giữ vững tâm lý

Chắc chắn rằng bạn đang rất hào hứng với ý nghĩ rằng mình sẽ sắp được lên giảng đường. Tuy nhiên, có lẽ bạn chưa lường được hết những khó khăn mà bạn sắp trải qua, đặc biệt đối với các bạn tân sinh viên ở tỉnh. Kẹt xe, không khí ngột ngạt, giá cả thì đắt đỏ, xa gia đình… cộng với một khối lượng kiến thức mà hằng ngày bạn phải tiếp nhận trên giảng đường chắc chắn sẽ làm bạn choáng váng và đôi khi bạn sẽ mất đi sự kiên nhẫn. Bạn hãy chuẩn bị cho mình một tinh thần vững chắc để sẵn sàng đón nhận tất cả những điều này. Quan trọng hơn cả là bạn phải biết rằng mình đang đi học, cần phải ở xa nhà, nên thay thế bằng những cảm giác vui vẻ với bạn bè chung lớp hoặc chung phòng.

Nhiều bạn khi mới lên thành phố cũng sẽ khá nóng vội trong việc tìm kiếm việc làm thêm, hãy chọn các trung tâm giới thiệu việc làm uy tín và tham khảo thêm kinh nghiệm làm thêm trên internet. Đến chỗ mới bạn sẽ được tiếp cận với quá nhiều thứ mới mẻ, từ chuyện học hành đến vui chơi giải trí cùng bè bạn rất dễ khiến bạn mải vui mà quên nhiệm vụ của mình. Mặt khác, cảm giác nhớ nhà, buồn chán trong chuyện tình cảm, hay stress từ công việc làm thêm cũng sẽ khiến bạn mệt mỏi và mất thăng bằng… Hãy cố gắng giữ tâm lý của mình ổn định, nghĩ xem bạn đang phấn đấu cho điều gì và luôn tránh mình khỏi những đua đòi hào nhoáng sẽ giúp ích cho bạn không bị ảnh hưởng từ cuộc sống sinh viên xa nhà.
Chuẩn bị tâm lý vững chắc và luôn giữ vững tâm lý
Chuẩn bị tâm lý vững chắc và luôn giữ vững tâm lý

Phương tiện đi lại

Đây là vấn đề cốt lõi, với nhiều bạn ở tỉnh lẻ, việc đi lại sẽ rất khó khăn do bạn chưa rành đường phố, nên dự phòng cho mình một tấm bản đồ trong người. Đặc biệt, bạn nên làm quen với các tuyến xe bus vì đây là phương tiện khá phổ biến với sinh viên với chi phí hợp lý. Một số ý dưới đây có thể giúp bạn phần nào:
  • Đầu tiên bạn nên tìm ra nhà sách gần nhất mua bản đồ thành phố và nên nhớ là mua bản đồ phía sau có bản đồ xe bus để tiện đi lại.
  • Tìm hiểu xem những tuyến xe bus nào chạy qua trường hoặc gần trường mình, đồng thời cả chuyến xe chạy qua chỗ ở mình hoặc gần chỗ ở.
  • Đi lại không biết thì nên hỏi, tân sinh viên chưa có thẻ nên ko thể dùng bus tháng thì phải trả theo vé nhưng bạn nên làm sớm vé tháng để đi bất kỳ đâu tiện mà lại rẻ.
  • Xe bus tại thành phố dừng đúng trạm chứ ko dừng lung tung như xe bus tỉnh, nên dù có xe chạy qua chút thì cũng ko sao, đi bộ cho quen lần sau bạn sẽ rút ra được kinh nghiệm, có đón cũng tìm đến trạm nha.
Phương tiện đi lại
Phương tiện đi lại

Chỗ ở

Cho đến nay, vấn đề nhà ở là một trong những vấn đề nan giải nhất đối với tất cả sinh viên, đặc biệt với sinh viên mới lên nhập học. Đối với các bạn có người quen thì khá dễ dàng nhưng ngược lại với những bạn chỉ có một mình thì cách tốt nhất bạn nên tìm đến kí túc xá mà ở bởi vì phòng kí túc xá có giá rất rẻ, điều kiện sống tốt, an toàn hơn những phòng trọ ở ngoài. Còn nếu không thể đăng kí để ở kí túc xá chắc chắn là bạn phải đi tìm đến những căn phòng trọ. Nhiều bạn đã chọn cách tìm đến các trung tâm giới thiệu nhà trọ, bạn cần phải nên cẩn thận để không bị những trung tâm môi giới này lừa. Có rất nhiều trường hợp “tiền mất tật mang” đã xảy ra. Ở một số trường có hỗ trợ cho tân sinh viên tìm nhà trọ, bạn nên nhờ các anh chị đi khóa trước chỉ bảo, giúp đỡ hoặc nhờ bên đoàn trường.
Chỗ ở
Chỗ ở

Tìm hiểu trước về trường đại học

Nếu bạn còn nhiều thời gian rảnh trước khi nhập học, bạn hãy tìm hiểu trước một vài điều về ngôi trường mà bạn sắp theo học chẳng hạn như: từ lịch sử phát triển, các hoạt động truyền thống, thành tích đạt được đến hình ảnh ngôi trường, phòng đào tạo, văn phòng khoa, thư viện, các tòa nhà… bởi vì tất cả các thông tin đó sẽ tạo ra cái nhìn bao quát nhất, chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn khi nhập học cũng như bạn sẽ tự tin hơn trong thời gian đầu khi mới theo học tại trường. Nếu như gần nhà bạn, có anh chị sinh viên nào đang học tại đó, bạn đừng ngần ngại hãy hỏi, vì các anh chị sẽ sẵn sàng chia sẻ, tư vấn nhiệt tình cho bạn. Hoặc bạn cũng có thể lên các diễn đàn, các hội sinh viên trên facebook, confession của trường để tìm hiểu thêm về những điều bạn cần biết.
Tìm hiểu trước về trường đại học
Tìm hiểu trước về trường đại học

Thủ tục nhập học

Trong giấy báo trúng tuyển đã ghi đầy đủ giấy tờ mà bạn cần mang theo. Chính vì thế để tránh gặp rắc rối trước khi làm thủ tục nhập học, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ đã theo hướng dẫn. Sau đó để riêng vào một túi hồ sơ một cách cẩn thận đừng để nhàu nát. Đặc biệt là đối với các bạn ở tỉnh xa, cần phải chuẩn bị cho thật kỹ theo đúng hướng dẫn, vì việc di chuyển rất khó khăn sẽ làm bạn bỏ lỡ thời gian nhập học. Nếu trong trường hợp bạn chưa kịp chuẩn bị đủ, bạn hãy nhớ gọi điện trực tiếp đến văn phòng tuyển sinh của trường để trao đổi với các thầy cô và bạn cũng cần phải lưu ý cho việc gọi điện, bạn phải gọi đi gọi lại nhiều lần bởi vì văn phòng tuyển sinh thời điểm này rất bận rộn.
Dưới đây là một số giấy tờ cần thiết bạn cần chuẩn bị kỹ:
  • Giấy báo nhập học (bản chính), hồ sơ trúng tuyển có dán ảnh của bạn đóng dấu giáp lai và đóng dấu của chính quyền địa phương theo mẫu của bộ giáo dục (bản chính).
  • Học bạ trung học phổ thông (bản sao công chứng và bản gốc để đối chiếu).
  • Chứng minh nhân dân, giấy tạm vắng và sổ đoàn.
  • Giấy khai sinh (bản sao có chứng thực).
  • Giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học phổ thông tạm thời (hoặc tương đương) đối với những thí sinh mới tốt nghiệp, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (bản chính và bản sao công chứng) đối với những thí sinh tốt nghiệp những năm trước .
  • Phiếu khám sức khỏe do phòng khám tại tỉnh, thành phố, quận, huyện cấp. Hồ sơ, giấy chứng nhận ưu đãi, ảnh nhỏ 3x4 hoặc 4x6. (chuẩn bị tối thiểu 4 ảnh)
  • Ngoài ra bạn nên chuẩn bị học phí, các phí sinh hoạt theo mức thu mà nhà trường thông báo.
  • Bản sao có chứng thực các giấy tờ về pháp lý để xác nhận đối tượng ưu tiên (nếu có) như giấy chứng nhận bạn là con liệt sĩ, thẻ thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh của bản thân hoặc từ cha mẹ.
  • Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự và giấy xác nhận đăng ký vắng mặt do ban chỉ huy quân sự cấp (đối với nam)(bản sao).
Thủ tục nhập học
Thủ tục nhập học

Biết chi tiêu thông minh

Ngoài việc trang trải cho chi phí học hành, còn có rất nhiều việc phải dùng đến tiền khi bạn đi học xa, từ tiền nhà, điện nước cho đến tiền ăn uống sinh hoạt. Do đó, bạn nên cần:
  • Chia nhỏ số tiền ra thành từng khoản rõ ràng để dùng cho từng mục đích khác nhau (điều này sẽ tránh cho bạn vung quá tay mua sắm lấn cả vào tiền thuê nhà chẳng hạn).
  • Hãy suy nghĩ đắn đo trước những gì được gọi là theo trào lưu hay thời thượng, nên sử dụng tiền của bạn vào những việc có ích hơn như là đầu tư cho một khóa học nâng cao hay về kỹ năng nào đó.
  • Có thể kiếm việc làm thêm bạn vừa có kinh nghiệm lại vừa có thêm thu nhập. Nhưng bạn tuyệt đối không ôm đồm mê việc mà lại ảnh hưởng đến học hành nhé.
  • Học ở đại học không có ba mẹ sát bên kèm cặp cũng không có thầy cô quản lý sát sao, yếu tố quyết định thành công cho bạn chính là khả năng của bạn tự học đấy.
  • Ngoài những giờ học ở trường ra bạn hãy tranh thủ dành thời gian để tìm hiểu những kiến thức chuyên sâu sẽ rất có ích cho bạn trong những kì thi và cả khi bước ra đời. Bên cạnh internet với nguồn kiến thức đồ sộ thì bạn hãy tận dụng thư viện trường mình, vừa có thêm nhiều điều hay ho, mà vừa đỡ tốn một khoản tiền không nhỏ cho các sách tham khảo.
Biết chi tiêu thông minh
Biết chi tiêu thông minh

Tham gia hoạt động trường

Ở các trường đại học, còn có rất nhiều hoạt động thú vị khác ngoài việc học tập để các bạn sinh viên có thể học thêm các kỹ năng sống cần thiết. Bạn có thể chọn ra những đội nhóm phù hợp với sở thích để giải stress, tham gia các câu lạc bộ theo đúng chuyên ngành mà mình học để nâng cao thêm kiến thức, tham gia các đội thể thao để giữ gìn sức khỏe hay tích cực với các sự kiện của trường, của khoa để nhanh chóng hòa nhập với tập thể và có thêm nhiều kinh nghiệm quý báu về sau.
Tham gia hoạt động trường
Tham gia hoạt động trường

Mục tiêu học hành rõ ràng

Tuy bạn sẽ cảm thấy chuyện này chẳng có gì để nói, nhưng mọi thứ chỉ đơn giản khi bạn vừa nhập học mà thôi, vì trên thực tế sau một thời gian thì rất nhiều sinh viên ngày càng đi lệch xa với dự định ban đầu của mình. Có cả những trường hợp đuối sức, lẫn thêm sự bế tắc ngay sau cánh cổng đại học và cái mác sinh viên gánh trên vai trở nên quá nặng nề. Vậy thì bạn phải học như thế nào để chắc chắn việc học của mình sẽ có trong tay tấm bằng tốt nghiệp loại khá giỏi. Một số gợi ý dưới đây hy vọng sẽ giúp bạn được phần nào:
  • Xác định rõ niềm đam mê của mình khi bước vào trường đại học.
  • Đề ra cho mình một mục tiêu học tập cụ thể, vừa với khả năng của bản thân.
  • Vạch những kế hoạch để thực hiện điều đó qua từng giai đoạn và luôn nghiêm túc làm theo.
  • Linh động, hoạt bát thay đổi mục tiêu cho phù hợp trong quá trình học tập.
Mục tiêu học hành rõ ràng
Mục tiêu học hành rõ ràng

Giữ gìn sức khỏe

Khi sống xa nhà, chẳng có ai để chăm lo và nhắc nhở bạn như khi sống ở nhà cùng ba mẹ đâu. Hơn nữa, bạn đã lớn, phải nên biết cách tự chăm sóc và quan tâm đến bản thân để đủ sức khỏe cho cả một hành trình học tập lâu dài. Tranh thủ ngủ cho đủ giấc, đừng nên lạm dụng cà phê hay đồ uống có hàm lượng cafein cao để duy trì trạng thái tỉnh táo, bạn không nên ăn những đồ ăn không tốt cho sức khỏe và luôn tận dụng các dịch vụ chăm sóc y tế dành cho sinh viên. Ngoài ra, bạn nên tập thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp bạn có sức khỏe tốt, tinh thần luôn vui vẻ và yêu đời. Đây là một vài lời khuyên bạn cần nhớ khi phải sống một mình.

Giữ gìn sức khỏe
Giữ gìn sức khỏe

Di chuyển (đối với sinh viên ngoại tỉnh)

Hầu hết các trường đại học sẽ nhập học vào cuối tháng 8, đầu tháng 9, đây là khoảng thời gian cao điểm trong năm khi mà thời gian nhập học trùng với dịp nghỉ lễ 2-9, nhu cầu phương tiện di chuyển sẽ tăng cao và gây khó khăn cho các bạn ở tỉnh xa. Vì vậy, ngay từ bây giờ bạn hãy đặt cho mình vé tàu hỏa, vé máy bay trước nhằm đảm bảo bạn và người thân sẽ có được chỗ ngồi. Tránh những tình trạng rủi ro xấu nhất khi không có phương tiện để đến nhập học đúng theo thời gian dự định của bạn. Chuẩn bị tốt cho mình bây giờ chính là chuẩn bị tốt cho tương lai của mình sau này.
Di chuyển (đối với sinh viên ngoại tỉnh)

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?