Top 10 Chính trị gia quyền lực nhất thế giới năm 2018

Từ năm 2017, Donald Trump chính thức trở thành tổng thống Mỹ, làm thay đổi cuộc chơi trên bàn cờ chính trị. Trong bối cảnh tình hình Syria vẫn đang rối ren, Trung Quốc phát triển, chủ nghĩa dân túy trỗi dậy, những người quyền lực nhất thế giới sẽ định hình tương lai của chúng ta. Hãy cùng đón xem Top 10 chính trị gia quyền lực nhất thế giới năm 2018 nhé.

Kim Jong Un

Dù chỉ là một quốc gia nhỏ và biệt lập tới thế giới, Triều Tiên lại là một quốc gia đáng chú ý do những chính sách về vũ khí hạt nhân của nước này đe dọa hòa bình trên bán đảo Triều Tiên và thậm chí cả hòa bình thế giới. Bởi vậy Kim Jong Un - lãnh đạo tối cao CHDCND Triều Tiên cũng nằm trong Top 10 chính trị gia quyền lực nhất thế giới năm 2018. Vào cuối năm 2017, Triều Tiên tuyên bố đã thử thành công tên lửa hạt nhân đủ khả năng bắn sang tận cùng nước Mỹ, điều này khiến cho căng thẳng leo thang và nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân cận kề. Tuy nhiên may mắn thay, căng thẳng giữa Triều Tiên và Hàn Quốc đang dần được hai nước hòa giải và thông tin mới nhất gần đây là rất tích cực khi Triều Tiên có thể sẽ cam kết giải trừ vũ khí hạt nhân.

Lãnh đạo tối cao CHDCND Triều Tiên Kim Jong Un
Lãnh đạo tối cao CHDCND Triều Tiên Kim Jong Un

Donald Trump

Donald Trump - tổng thống đương nhiệm của Hoa Kỳ nhiệm kỳ thứ 45, sau khi kế nhiệm Barack Obama. Trước khi chính thức tranh cử tổng thống, Donald Trump là một tỉ phú - doanh nhân thành đạt của Mỹ nhưng lại không phải một chính khách thực sự. Trong quá trình tranh cử, Donald Trump với khẩu hiệu "Make America Great Again" đã có nhiều phát ngôn, hành động gây shock, thế nhưng ông lại giành chiến thắng áp đảo trước địch thủ Hilary Clinton. Nhiều ý kiến cho rằng Donald Trump đã chiến thắng nhờ vào Big Data mà lỗ hổng dữ liệu của Facebook đã giúp nhiều trong việc ấy. Nắm quyền lực tối cao tại Nhà Trắng và cường quốc số 1 thế giới, nắm quyền lực tuyệt đối về kinh tế và đứng đầu các nước đồng minh, Donald Trump chính là người đứng đầu Top 10 chính trị gia quyền lực nhất thế giới năm 2018

Tổng thống Mỹ Donald Trump
Tổng thống Mỹ Donald Trump

Emmanuel Macron

Và cái tên cuối cùng trong Top 10 chính trị gia quyền lực nhất thế giới năm 2018 là tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Emmanuel Macron đắc cử tổng thống khi còn khá trẻ và tại nhiệm từ năm 2017 đến nay. Về lập trường chính trị, Emmanuel Macron theo tư tưởng dân chủ tự do, với những lời tuyên ngôn "cách mạng dân chủ" và "khai phóng nước Pháp". Nhiều nhà quan sát còn đánh giá Emmanuel Macron như một nhà tự do xã hội hoặc dân chủ xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Emmanuel Macron, nước Pháp là một trong ba nước vừa thực hiện cuộc không kích Syria, cùng với Anh và Mỹ.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron

Salman bin Abdulaziz Al Saud

Salman bin Abdulaziz Al Saud là nhà vua của Ả Rập Saudi, người đứng đầu gia tộc nhà Saud danh giá của khu vực các nước Ả Rập, đồng thời là giám sát viên của hai nhà thờ linh thiêng nhất Hồi giáo. Trong thế giới Hồi giáo, Salman bin Abdulaziz Al Saud có quyền lực không thua kém gì giáo chủ, còn trong giới chính trị Trung Đông, Salman bin Abdulaziz Al Saud giữ quyền lực tuyệt đối. Dưới sự trị vì của Salman bin Abdulaziz Al Saud, Ả Rập Saudi là một cường quốc khu vực Tiểu Á - Trung Đông - khu vực chính trị đầy bất ổn và nổi tiếng về dầu mỏ - nguồn tài nguyên trị giá nhất thế giới. Những vấn đề chính trị trong khu vực như nội chiến Yemen, đảo chính Libya, khủng hoảng ngoại giao Qatar, nội chiến Syria đều có sự tham gia của thế lực Ả Rập Saudi mà đứng đầu là Salman bin Abdulaziz Al Saud.

Nhà vua Ả Rập Saudi Salman bin Abdulaziz Al Saud
Nhà vua Ả Rập Saudi Salman bin Abdulaziz Al Saud

Angela Merkel

Nhắc đến nữ chính trị gia, ta không thể nhắc đến Angela Merkel. Năm 2006, Angela Merkel được tạp chí Forbes bầu chọn là người phụ nữ quyền lực nhất thế giới. Cùng với những cái tên như Hillary Clinton, Theresa May, Angela Merkel là biểu tượng nữ quyền trong giới chính trị hiện đại. Bà hiện đang giữ vị trí thủ tướng Đức, là một trong những người có địa vị chính trị cao nhất và tiếng nói nhất trong Ủy ban EU. Angela Merkel được xem như là một chính trị gia có lập trường vững vàng, phong thái điềm tĩnh, quyết đoán mà thận trọng, dù có lập trường đối nghịch với Putin nhưng lại là một địch thủ khiến Putin cũng phải kính nể.

Thủ tướng Đức Angela Merkel
Thủ tướng Đức Angela Merkel

Tập Cận Bình

Trong những năm gần đây, sự trỗi dậy của Trung Quốc là một lời cảnh báo lớn tới vị thế bá chủ của Nga và Mỹ. Vượt qua giai đoạn khó khăn thời bao cấp và khi hệ thống xã hội chủ nghĩa sụp đổ, Trung Quốc đã tận dụng được sức mạnh tỉ dân của mình để vươn lên thành cường quốc thứ 3 thế giới. Và người đang nắm giữ vị trí tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc - Tập Cận Bình chính là người có quyền lực không hề thua kém Trump hay Putin. Trong nhiệm kỳ của mình, Tập Cận Bình thể hiện sức mạnh quyền lực mạnh mẽ khi thi hành chính sách "bàn tay sắt" trừng trị nạn tham nhũng một cách mạnh mẽ. Bên cạnh đó, Tập Cận Bình cũng được cho là một chính trị gia mưu mô, với nhiều chính sách đối nội, đối ngoại tinh khôn, bạo dạn, mà gần đây nhất chính là cuộc chiến kinh tế với Hoa Kỳ.

Tổng bí thư Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình
Tổng bí thư Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình

Shinzo Abe

Shinzo Abe là thủ tướng Nhật Bản - quốc gia phát triển nhất khu vực Châu Á. Ông đã tại vị thủ tướng từ năm 2012 đến nay. Shinzo Abe là một chính trị gia có phong thái gần gũi, khiêm nhường nhưng lại là một người có tinh thần dân tộc cao và rất cứng rắn trong nhiều vấn đề đối nội và đối ngoại.Trong đó, đáng chú ý nhất là sự cứng rắn của Shinzo Abe về tranh chấp quần đảo Senkaku với Trung Quốc, trong bối cảnh Trung Quốc đang nổi lên như một cường quốc hàng đầu thế giới. Shinzo Abe cũng là một trong những chính trị gia có tiếng nói nhất trên trường quốc tế và thường giữ quan điểm trung lập.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe

Antonio Guterres

Antonio Guterres là một chính khách người Bồ Đào Nha, từng giữ chức vụ thủ tướng Bồ Đào Nha và hiện đang là Tổng thư ký Liên hợp quốc. Dù Liên hợp quốc không có quyền lực thực sự và không có quân đội, nhưng Liên hợp quốc vẫn có tiếng nói nhất định trong các vấn đề quốc tế, đặc biệt là khi chính trị thế giới phân cực rõ rệt với 2 bên là Nga và Mỹ như hiện nay. Trong bối cảnh đó, Liên hợp quốc đóng vai trò trung gian hòa giải, xử lý các vấn đề, mâu thuẫn quốc tế, bởi vậy Antonio Guterres cũng là một trong Top 10 chính trị gia quyền lực nhất thế giới năm 2018. Đáng chú ý, Antonio Guterres là người đứng đầu một quốc gia đầu tiên từng được bổ nhiệm là tổng bí thư Liên hợp quốc, trước đó hầu hết chức vị này được bổ nhiệm cho cựu ngoại trưởng các nước.

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres

Theresa MAy

Sau khi chính thức "Bre-xit", David Cameron đã từ chức, bà Theresa May chính thức trở thành nữ thủ tướng của Vương quốc Anh. Từ sau chiến tranh thế giới thứ 1, nước Anh đã mất vị thế của một cường quốc đứng đầu nhưng tầm ảnh hưởng của nước Anh vẫn là rất lớn. Với lập trường cứng rắn, bà Theresa May đang tạo lập được địa vị chính trị tại Châu Âu, trong bối cảnh nước Anh và Châu Âu vẫn đang phải làm việc tích cực để "Bre-xit". Mới đây, bà Theresa May đã không ngại cáo buộc nước Nga đã đầu độc cựu điệp viên hai mang người Nga ở Anh, gây nên một nỗi bất đồng chính trị với Nga. Anh cũng là một trong ba nước tham gia không kích Syria đợt vừa rồi, bất chấp Nga lên tiếng phản đối.

Thủ tướng Anh Theresa May
Thủ tướng Anh Theresa May

Vladimir Putin

Trong kỷ nguyên hiện đại, Nga và Mỹ vẫn giữ vai trò hai cực của thế giới. Bởi vậy, Vladimir Putin - tổng thống mới tái đắc cử của nước Nga cũng có quyền lực không hề thua kém Donald Trump - tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm. Khác với Donald Trump, Vladimir Putin là một người dày dặn trong chính giới, khởi đầu từ một trường luật, Vladimir Putin từng làm việc cho tổ chức mật vụ KGB, tham gia Đảng Cộng Sản Liên Xô, khi Liên Xô sụp đổ thì Vladimir Putin đã tận dụng được cơ hội hiếm có ấy để thể hiện tài năng của mình. Chính Vladimir Putin là người đã vực dậy nước Nga, đưa nước Nga trở lại thành một cường quốc đối trọng với Mỹ, sau khi nước Nga suy sụp do Liên Xô sụp đổ. Hầu hết thời gian trong kỷ nguyên hiện đại, Vladimir Putin là tổng thống, chỉ có một nhiệm kỳ Putin "đổi chỗ" xuống thủ tướng với Medvedev. Bởi vậy có nhiều người cho rằng Vladimir Putin là một chính trị gia độc tài tuy nhiên hầu hết những người Nga đều ủng hộ Vladimir Putin cho tới tận bây giờ. Tài năng và bản lĩnh Putin là không thể chối cãi.

Tổng thống Nga Vladimir Putin
Tổng thống Nga Vladimir Putin

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?