Top 12 Con đường đẹp nhất ở Hà Nội để bạn đi lượn

Ăn uống, xem phim, chơi net nhiều mãi cũng có lúc thấy chán các bạn nhỉ. Đôi khi chỉ cần xách xe lên và lượn phố, ngắm đường ta cũng thấy thoải mái. Dưới đây là những con đường đẹp nhất ở Hà Nội dành cho các bạn lượn nhé. "Xách xe" lên và đi ngay thôi!

Tuyến phố Hàng Ngang - Hàng Đào - Chợ Đồng Xuân (Quận Hoàn Kiếm)

Cũng giống như Tạ Hiện, trục phố Hàng Ngang – Hàng Đào – Đồng Xuân thuộc khu phố cổ Hà Nội, là nơi tấp nập nhất của khu vực này, nhất là vào 3 ngày cuối tuần – khi toàn bộ tuyến đường trở thành Chợ đêm đông vui, náo nhiệt. Đi vào các ngày thường thì bạn có thể đi xe, vào các ngày cuối tuần thì cấm đường nên chỉ có thể gửi xe từ ngoài bờ Hồ rồi đi bộ vào nhé.


Chợ đêm phố cổ được tổ chức từ 18h – 23h các tối thứ 6, 7 và chủ nhật hàng tuần tại tuyến đi bộ gần 3km xuyên qua những ngôi nhà còn giữ được nhiều nét cổ xưa, bắt đầu từ phố Hàng Đào tiếp giáp với quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục và kết thúc tại cổng chợ Đồng Xuân.

Chợ Đêm - điểm đi chơi cuối tuần nhộn nhịp
Chợ Đêm - điểm đi chơi cuối tuần nhộn nhịp
Ban ngày thì bạn có thể đi xe thoải mái vào các tuyến phố này
Ban ngày thì bạn có thể đi xe thoải mái vào các tuyến phố này

Phố Đinh Tiên Hoàng (Quận Hoàn Kiếm)

Chạy dọc hồ Hoàn Kiếm, phố Đinh Tiên Hoàng nằm chính giữa lòng Hà Nội. Phố có đền Bà Kiệu, đền Ngọc Sơn, tháp Hòa Phong – di tích còn lại của chùa Báo Ân và bưu điện Hà Nội với chiếc tháp đồng hồ lịch sử, tượng đài Lý Thái Tổ là nơi tập trung thường xuyên của trẻ em buổi tối.


Vào những ngày lễ, Tết, phố là nơi người dân tập trung đông đảo để xem bắn pháo hoa và đón Giao thừa. Phố Đinh Tiên Hoàng gần như là điểm dừng chân đầu tiên với những du khách nước ngoài, bạn dễ dàng bắt gặp họ đi bộ ở hai bên. Buổi tối bạn đi xe máy chậm chậm lượn hết vòng hồ, ngắm đường phố rất thích.


Ẩm thực cũng là một phần không thể thiếu, rất nhiều đồ ăn uống dọc phố Đinh Tiên Hoàng. Đặc biệt, vào những ngày cuối tuần, lượng người đổ về rất đông do có phố đi bộ. Bạn hoàn toàn có thể gửi xe và hòa vào dòng người nơi đây nhé!

Phố Đinh Tiên Hoàng chính là trung tâm của Hà Nội
Phố Đinh Tiên Hoàng chính là trung tâm của Hà Nội
Hàm Cá Mập - điểm giao thông phổ biến nhất ở Hà Nội
Hàm Cá Mập - điểm giao thông phổ biến nhất ở Hà Nội

Cầu Nhật Tân

Cầu Nhật Tân được bắc qua sông Hồng kết nối trung tâm thủ đô với khu công nghiệp phía Bắc. Với kiến trúc độc đáo, cầu Nhật Tân được xem là một biểu tượng mới của Hà Nội. Bạn sẽ phải choáng ngợp trước vẻ đẹp của cầu Nhật Tân dưới hàng nghìn ánh đèn mỗi đêm về. Rất nhiều bạn trẻ chọn nơi đây làm địa điểm tham quan và chụp ảnh. Buổi tối xách xe lên cầu Nhật Tân, chọn cho mình một chỗ đứng ngay cạnh lan can, cảm nhận gió mát từ sông Hồng, ngắm nhìn dòng xe qua lại. Chắc chắn, mọi mệt mỏi, muộn phiền sẽ tan biến hết.

Cầu Nhật Tân- Hà Nội
Cầu Nhật Tân- Hà Nội

Phố Huế (Quận Hai Bà Trưng)

Phố Huế là một trong những con phố náo nhiệt nhất ở Hà Nội, cả ngày lẫn đêm. Ban ngày bạn có thể đi lượn ngắm quần áo, giày dép.


Phố Huế tương đối ngắn, lượn một chút là hết nên các bạn đi chậm chậm thôi nhé. Toplits khá khuyến khích bạn đi buổi tối, vì ban ngày đường đông do đây cũng là một tuyến đường chính. Quán ăn với quán cà phê thì rất nhiều hai bên đường, view đẹp check-in khá tuyệt vời.


Đặc biệt là có Chợ Hôm, các bạn trẻ có thể mua rất nhiều thứ ở đây: quần áo, vải vóc, túi xách, giày...


Nhưng tuy nhiên, khi đi lượn tại đây, bạn nên chú ý phố Huế là đường một chiều, bắt đầu Phố Huế từ Trần Khát Chân đi vào và hết phố Huế là Hàng Bài.

Phố Huế náo nhiệt cả ngày lẫn đêm
Phố Huế náo nhiệt cả ngày lẫn đêm

Phố Phan Đình Phùng (Quận Ba Đình)

Đặc trưng của phố Phan Đình Phùng là hai bên đường bạt ngàn cây là cây, phố rộng nên xe máy hay ô tô đều lượn vô cùng thoải mái. Phố dài khoảng 1,5 km, kéo dài từ phố Mai Xuân Thưởng đến phố Hàng Cót. Thông thường, những người có sở thích lượn lờ đường phố đã chia sẻ rằng họ thường đi từ Hoàng Diệu, rồi lượn một vài vòng quanh phố này.


Sấu cổ thụ là đặc sản của phố Phan Đình Phùng. Ngoài ra có 2 địa điểm du lịch rất hút khách tại đây là: Cửa Bắc thành Hà Nội và nhà thờ Cửa Bắc. Cửa Bắc còn nguyên vẹn vị trí bị ăn đạn do đại bác của thuyền Pháp bắn.


Phan Đình Phùng bạn lượn sáng hay tối đều thích. Đặc biệt mùa thu nắng vàng đẹp, các bạn có nhu cầu chụp ảnh ra đây lấy nền thì tuyệt vời luôn!

Bạt ngàn cây là cây, toàn sấu!
Bạt ngàn cây là cây, toàn sấu!
Cửa Bắc thành Hà Nội - góc trên cùng bên trái là vết bị đại bác của Pháp bắn
Cửa Bắc thành Hà Nội - góc trên cùng bên trái là vết bị đại bác của Pháp bắn

Phố Tạ Hiện (Quận Hoàn Kiếm)

Được biết đến như mộ t“phố Tây” trong lòng phố cổ, từ lâu nay con phố Tạ Hiện với cái “ngã tư quốc tế” đã được đưa vào danh sách những nơi phải đến ở Hà Nội khi đi du lịch của du khách nước ngoài.


Nhắc đến Tạ Hiện,không thể không nhắc đến bia hơi vỉa hè. Vào mỗi buổi chiều, những quán bia với biển hiệu san sát nhau dọc theo những con phố. Hàng bia hơi ở đây luôn đông kín khách Tây lẫn Ta, không khí cực kỳ náo nhiệt và thân thiện. Vào Tạ Hiện thì các bạn chỉ có cách gửi xe và đi bộ thôi nhé vì lúc nào cũng đông, bạn đi xe vào đây chỉ nhích từng tí một thôi cực kỳ mỏi chân.

Bia Tạ Hiện thì ngày....
Bia Tạ Hiện thì ngày....
... hay đêm đều đông và náo nhiệt
... hay đêm đều đông và náo nhiệt

Đường Thanh Niên (ven hồ Tây, quận Tây Hồ)

Đường Thanh Niên chạy cắt hồ Tây và hồ Trúc Bạch, nên bạn có thể mở rộng cung đường lượn tùy ý vì còn rất nhiều đường nhỏ cắt ngang. Đường dài gần 1 km, bắt đầu từ dốc Yên Phụ tới ngã ba Quán Thánh – Thụy Khuê.


Ven đường có hai hàng cây khá mát, rộng, thích hợp cho việc lượn bằng xe máy. Không những vậy, bạn hoàn toàn có thể gửi xe, cầm tay người thương và đi bộ trên vỉa hè, hút hà và tận hưởng một Hà Nội rất tình - rất đẹp. Đường Thanh Niên thì hợp với giới trẻ nhiều hơn 2 đường trên. Đường ven hồ nên lượn buổi tối rất thích, ban ngày có thể ra đây chụp ảnh background đẹp. Ngoài ra thì hai bên có nhiều hàng ăn vặt, bán rong rất tiện cho các bạn.

Đường Thanh Niên lượn cũng rất
Đường Thanh Niên lượn cũng rất "sướng"

Bến Hàn Quốc - đường ven Hồ Tây (Quận Tây Hồ)

Với các bạn trẻ thì tên Bến Hàn Quốc hay "đường ven Hồ Tây" quá quen thuộc rồi đúng không nhỉ.


Ở đây thì ngoài các cặp đôi đang hẹn hò, bạn sẽ bắt gặp nhiều người dân sống ở ven hồ đi tập thể dục, câu cá... Nếu chịu khó đi lượn hết cả vòng hồ bạn sẽ thấy có rất nhiều quán ăn, quán bia, quán cafe có view đẹp cho các bạn check-in. Một phần nhờ không khí thoáng đãng, yên bình không xô bồ chen lấn, nên rất nhiều bạn chọn nơi đây là điểm dừng chân lý tưởng sau những lần mệt mỏi, stress.


Đi hết 1 vòng hồ sẽ khoảng 12 km, đi vào buổi tối đặc biệt là đêm muộn sẽ thấy có rất nhiều thứ hay để ngắm, nhưng tốt nhất nên đi 2 người trở lên nhé. Chú ý vì đường không rộng, nên đi tốc độ chậm để ngắm cảnh và tránh gây tai nạn giao thông.

Đường ven hồ Tây thích hợp các cặp đôi đang hẹn hò chụp ảnh, dựng xe ngồi tâm sự
Đường ven hồ Tây thích hợp các cặp đôi đang hẹn hò chụp ảnh, dựng xe ngồi tâm sự
Buổi tối có rất nhiều quán bia, quán cà phê, quán ăn đẹp để các bạn check-in
Buổi tối có rất nhiều quán bia, quán cà phê, quán ăn đẹp để các bạn check-in

Đường Gốm sứ ven sông Hồng

Con đường Gốm sứ này dài khoảng 3,8km, tổng diện tích đạt 6.950 m2 với 21 trường đoạn tái hiện các sự kiện lịch sử của Việt Nam.


Con đường độc đáo này là một công trình nghệ thuật trong chương trình chào đón đại lễ 1000 năm Thăng Long. Người ta mất 4 năm để hoàn thành dự án này. Nhân lực để hoàn thiện dự án rất lớn: 20 họa sĩ Việt Nam, 15 họa sĩ quốc tế đến từ 10 nước, 500 em thiếu nhi Việt Nam và quốc tế, 50 sinh viên mỹ thuật, hơn 100 nghệ nhân và thợ thủ công từ nhiều địa danh và làng gốm truyền thống của Bát Tràng, Phù Lãng, Chu Đậu, Bình Dương, Vĩnh Long, Bàu Trúc…


Đi lượn trên đường này thì bạn cứ đi một đường thẳng thôi, nên đi ban ngày vì buổi tối hơi khó nhìn các hình vẽ. Lúc nào mệt thì có thể rẽ xuống các cửa khẩu vào Chương Dương Độ, Hàm Tử Quan để ăn uống nhé.

Dự án con đường Gốm sứ mất tới 4 năm để hoàn thành
Dự án con đường Gốm sứ mất tới 4 năm để hoàn thành
Con đường này kéo rất dài, tới tận Yên Phụ
Con đường này kéo rất dài, tới tận Yên Phụ

Cầu Long Biên

Cầu Long Biên – nơi chứng kiến bao thăng trầm lịch sử của đất nước với những giá trị trường tồn.Bên cạnh những giá trị lịch sử, cầu Long Biên còn được mệnh danh là cây cầu tình yêu của các bạn trẻ Hà Nội. Thật lãng mạn khi mỗi buổi chiều lộng gió cùng người mình yêu dạo bước trên mỗi nhịp cầu lịch sử, dưới ánh đèn vàng, ngắm những đoàn tàu chạy qua.


Rất nhiều chiếc khóa tình yêu được các đôi treo ở các thanh sắt trên hai thành cầu với ý nghĩa gắn chặt hai người lại với nhau, không bao giờ tách rời. Buổi tối trên cầu Long Biên cũng vô cùng đẹp. Bạn lên đây, tìm một quán nước trên cầu, trải chiếu ngồi cắn hướng dương nói chuyện cùng bạn bè, ngắm sông, những bãi bồi dưới gầm cầu, ngắm xe qua lại. Có đủ cả hoa quả, đồ uống, ngô, khoai nướng. Đón bình minh trên cầu Long Biên cũng là một trải nghiệm vô cùng thú vị mà bạn nên một lần trải nghiệm. Trước khi lên cầu bạn cũng có thể ghé qua chợ đầu mối Long Biên để tham quan, chợ họp chủ yếu vào rạng sáng. Nhưng đa số ở đâu lúc nào cũng sầm uất kẻ ra người vào.

Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử
Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử

Đường Hoàng Diệu (Quận Ba Đình)

Đường Hoàng Diệu dài 1,3km, nối liền 2 phố Phan Đình Phùng và Nguyễn Thái Học. Tên đường được đặt sau Cách mạng Tháng 8-1945.


Cũng giống như Phan Đình Phùng, đặc sản của Hoàng Diệu là bạt ngàn cây cổ thụ hai bên đường. Lượn ở đây cũng rất thoải mái vì đường rộng, cây nhiều nên mát kể cả đi vào ban ngày. Ngoài ra thì có rất nhiều biệt thự kiểu Pháp còn được giữ nguyên vẹn, các bạn đi chậm và để ý kỹ hai bên đường sẽ thấy.


Những địa điểm quan trọng trên đường Hoàng Diệu bạn không nên bỏ qua: Hoàng thành, cổng Đoan Môn, Nhà 30 Hoàng Diệu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (đến dịp lễ hay ngày kỷ niệm, nhiều người tập trung trước cổng nhà để thắp nến, dâng hương, hoa tưởng niệm Bác Giáp).


Ngoài ra, cũng không thể không nhắc đến là đường Hoàng Diệu cũng là một địa điểm ưa thích của các bạn có nhu cầu chụp ảnh.

Cây xà cừ trên đường Hoàng Diệu toàn cỡ cổ đến đại thụ
Cây xà cừ trên đường Hoàng Diệu toàn cỡ cổ đến đại thụ
Nhà số 30 Hoàng Diệu của Bác Giáp
Nhà số 30 Hoàng Diệu của Bác Giáp

Phố Kim Mã (Quận Ba Đình)

Phố Kim Mã dài 2,57km; từ ngã ba với phố Sơn Tây – Nguyễn Thái Học (chỗ bến xe Kim Mã), kéo dài đến phố Cầu Giấy.


Phố Kim Mã và một số phố nhỏ cắt ngang là nơi các bạn trẻ thường xuyên chọn chụp ảnh, với nền cực đẹp nhé. Để đi lượn ở phố Kim Mã thì ban ngày thực sự không phù hợp, do đây là tuyến phố chính để đi làm của đa số người dân Hà Nội nên thường sẽ khá tắc, đông đúc và chật chội.


Buổi tối bạn đi lượn ở đây sẽ thích hợp hơn, hai bên đường có nhiều quán ăn, quán cà phê nếu bạn muốn dừng chân. Nếu có nhiều thời gian thì nên rẽ xuống đường nhỏ, đi vào các phố Vạn Phúc, Vạn Bảo lượn cũng rất thích. Muốn ăn vặt có thể rẽ xuống đường Ngọc Khánh và đi vào khu gần trường Ams cũ.


Trừ khi bạn đi vào đêm hẳn, còn không thì phố Kim Mã sẽ thường xuyên náo nhiệt, ồn ào đúng chất đô thị.

Phố Kim Mã là địa điểm yêu thích để chụp ảnh và đi bộ
Phố Kim Mã là địa điểm yêu thích để chụp ảnh và đi bộ
Phố Kim Mã về đêm yên bình
Phố Kim Mã về đêm yên bình

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?