Top 10 Cung đường hiểm trở bậc nhất thế giới

Trên thế giới có những con đường uốn lượn ngoằn ngoèo, cheo leo nguy hiểm đến mức khó tin nhưng lại là có thật. Chỉ nằm cách vực thẳm vài bước chân, nó đã khiến cho những ai từng đi qua đều phải thót tim vì sự nguy hiểm của mình. Với những khúc cua bất ngờ cùng địa hình hiểm trở đã khiến các tay lái kinh nghiệm nhất cũng phải dè chừng. Sau đây sẽ là danh sách của những con đường như vậy mà Chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn.

Đường Fairy Meadows – Pakistan

Con đường Fairy Meadows do người dân địa phương xây dựng nằm ở Pakistan uốn lượn quanh co trên ngọn núi Nanga Parbat cao khoảng 8.125 m và là ngọn núi cao thứ 9 trên thế giới. Khung cảnh ở đây đẹp hệt như tranh vậy, thế nhưng con đường đầy sỏi dài gần 10 km này lại không có lan can bảo vệ, và phải mất hàng giờ để đi qua, và đây chắc chắn không phải là một trải nghiệm dễ dàng cho những người đi qua đây. Điều này đã khiến nó trở thành một trong những con đường nguy hiểm vào loại bậc nhất thế giới.


Với chiều dài 10km, đường Fairy Meadows dẫn đến một trong những đỉnh núi cao nhất trên thế giới – đỉnh Nanga Parbat. Nó cũng chạy qua cây cầu Raikot Bridge bắc ngang sông Ấn. Càng lên cao, tầm nhìn càng trở nên tốt hơn nhưng nguy hiểm cũng tăng lên thêm, có thể có đá rơi bất cứ lúc nào. Một điều bất tiện nữa là nó chỉ có một làn duy nhất và không có lề đường để người lái xe có chỗ dừng xe nghỉ ngơi.

Đường Fairy Meadows – Pakistan có thể có đá rơi bất cứ lúc nào
Đường Fairy Meadows – Pakistan có thể có đá rơi bất cứ lúc nào
Đường Fairy Meadows – Pakistan chỉ có một làn duy nhất và không có lề đường để người lái xe có chỗ dừng xe nghỉ ngơi.
Đường Fairy Meadows – Pakistan chỉ có một làn duy nhất và không có lề đường để người lái xe có chỗ dừng xe nghỉ ngơi.

Đèo Trollstigen – Na uy

Đèo Trollstigen có vị trí nằm ở tỉnh Rauma, thuộc Nauy, với nhiều khúc cua ngặt nghèo, cùng độ dốc cao và rất hẹp. Tuy nhiên, đây lại được xem là một trong những tuyến đường quan trọng của Na Uy trong mùa cao điểm của du lịch. Có khoảng 2.500 phương tiện giao thông đi qua đây mỗi ngày. Vào mùa đông và xuân, con đường này dường như không thể hoạt động vì tình trạng tuyết dày đặc. Nó đã mất tới 8 năm để xây dựng được và bắt đầu hoạt động vào năm 1936.


Đây còn được xem là một con đường quanh co kỳ lạ nhất thế giới bởi nó không theo bất cứ một quy luật nào, nổi tiếng là một con đường rất khó đi bởi chiều ngang vô cùng hẹp và độ dốc lên đến 9%.. Nhìn từ trên cao, con đường này thật sự như một mê cung và bạn sẽ không thể tìm được lối ra nếu bạn không phải là một người giỏi xác định phương hướng.

Đèo Trollstigen - Na Uy có chiều ngang vô cùng hẹp và độ dốc lên đến 9%
Đèo Trollstigen - Na Uy có chiều ngang vô cùng hẹp và độ dốc lên đến 9%
Đèo Trollstigen - Na Uy
Đèo Trollstigen - Na Uy

Đường Old Yungas – Bolivia

Đường Old Yungas ở Bolivia còn được gọi là “cung đường tử thần” vì nó từng cướp mạng sống của hàng nghìn người, trung bình mỗi năm là 200 - 300 người với tai nạn là các phương tiện xe tải, xe hơi, xe buýt. Con đường này cực kỳ hẹp với nhiều khúc cua quanh co uốn lượn trong suốt hơn 60 km và thường bị bao phủ bởi sương mù. Nơi mà cao nhất của đường là trên 3.000 m và không hề có bất kỳ cái lan can bảo vệ nào. Khi lái xe tại nơi đây, người ta thường tin vào số phận chứ không phải là kỹ năng lái xe.


Con đường này trải dài từ La Paz tới Coroico qua rất nhiều vách núi với những khúc cua bất ngờ khiến các tài xế chỉ dám chạy với tốc độ 15km/h. Từ những năm 1990, Old Yungas đã trở thành điểm đến hấp dẫn những du khách ưa mạo hiểm. Từ năm 1998 đến nay, cung đường này đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 18 vận động viên đua xe đạp.

Đường Old Yungas – Bolivia còn được gọi là “cung đường tử thần” vì nó từng cướp mạng sống của hàng nghìn người
Đường Old Yungas – Bolivia còn được gọi là “cung đường tử thần” vì nó từng cướp mạng sống của hàng nghìn người
Trung bình mỗi năm là 200 - 300 người với tai nạn là các phương tiện xe tải, xe hơi, xe buýt
Trung bình mỗi năm là 200 - 300 người với tai nạn là các phương tiện xe tải, xe hơi, xe buýt

Đường đèo Stelvio – Ý

Nằm tại khu vực phía bắc của nước Ý và gần biên giới Thụy Sĩ, đường đèo Stelvio là một trong những con đường vô cùng nguy hiểm nhưng lại được rất nhiều du khách ghé thăm hàng năm. Công trình này đã được xây dựng vào những năm 1820 và được đánh giá là đường đèo cao nhất trong khu vực phía đông của dãy núi Apls. Con đường có độ cao khoảng 2.7km so với mực nước biển và có đến 70 điểm cua ngoằn ngoèo đã trở thành một điểm hấp dẫn và cực thu hút cho các tay đua xe máy và xe đạp.


Stelvio là đèo núi cao nhất dãy Alps phía Đông với 2.756 m. Stelvio được xem là một kỳ công về kỹ thuật xây dựng bởi những đoạn đường quanh co, uốn khúc như vậy. Từ đỉnh đèo có thể quan sát quang cảnh tuyệt đẹp của vùng Ortier, cũng như sông băng ở Trafoi và các đỉnh núi quanh thung lũng Zillertal trên dãy Alps.

Đường đèo Stelvio – Ý
Đường đèo Stelvio – Ý
Đường đèo Stelvio – Ý
Đường đèo Stelvio – Ý

Đèo Zoji La – Ấn Độ

Con đường Zoji La vô cùng nguy hiểm này nằm ở Ấn Độ và được xem là một trong những tuyến đường có vai trò quan trọng của cả nước. Nó kết nối tỉnh Leh nằm phía tây dãy Himalaya và Srinagar trên con đường cao tốc quốc gia của Ấn Độ. Nhưng con đường trên đèo này lại rất hẹp và cực kì nguy hiểm. Con đèo này vào những ngày lạnh, khi tuyết rơi và phủ đầy phần mặt đường, khiến diện tích mà xe di chuyển bị hẹp lại thì con đèo này lại trở thành một địa điểm vô cùng nguy hiểm.


Ngoài ra, khu vực này lại còn thường xảy ra những trận lở đất, cùng bão tuyết và gió mạnh. Nằm ở độ cao khoảng 3.528m so với mực nước biển, những bác tài đi qua con đèo này phải tập trung rất cao độ, chỉ cần sơ sẩy một chút là có thể gây ra những tai nạn đáng tiếc cho người khác và chính bản thân họ.

Đèo Zoji La – Ấn Độ nằm ở độ cao khoảng 3.528m so với mực nước biển
Đèo Zoji La – Ấn Độ nằm ở độ cao khoảng 3.528m so với mực nước biển
Đèo Zoji La – Ấn Độ
Đèo Zoji La – Ấn Độ

Cao tốc Tứ Xuyên – Trung Quốc

Con đường nguy hiểm này dài khoảng 2.400 km và là cầu nối cho Thành Đô và Tây Tạng, nó trải dài qua hơn chục ngọn núi, đem lại những cảm giác rùng rợn đến khó tả cho người qua đường. Con đường này đã được xây dựng vào tháng 4 năm 1950 và đã được đưa vào hoạt động vào 25 tháng 12 năm 1954.


Dân mê tốc độ rất thích đi trên đường cao tốc Tứ Xuyên - Tây Tạng này. Rất nhiều ca tử vong do tai nạn giao thông, lở đất, hay lở tuyết đã diễn ra tại con đường này. Bên cạnh những cảnh tượng hãi hùng ấy thì nó còn có những cảnh đẹp hùng vĩ mê hoặc lòng người, khiến ai đi qua cũng vừa thích thú lại vừa sợ. Bên cạnh đó, lái xe dọc theo những đoạn đường trên sườn núi có thể là một thách thức cho các tay lái, ngay cả người có kinh nghiệm đi chăng nữa.

Cao tốc Tứ Xuyên - Tây Tạng trải dài qua hơn chục ngọn núi
Cao tốc Tứ Xuyên - Tây Tạng trải dài qua hơn chục ngọn núi
Cao tốc Tứ Xuyên - Tây Tạng có rất nhiều ca tử vong do tai nạn giao thông, lở đất, lở tuyết,... thường hay xảy ra
Cao tốc Tứ Xuyên - Tây Tạng có rất nhiều ca tử vong do tai nạn giao thông, lở đất, lở tuyết,... thường hay xảy ra

Đường cao tốc Halsema – Philippines

Đường cao tốc Halsema được xem là một con đường có độ cao cao nhất ở Philippines. Nó dài khoảng 240 km là là cầu nối giữa 2 tỉnh là tỉnh Baguio và Benguet tới miền Bắc Luzon, chạy qua thung lũng Central Cordillera ở Philippines. Con đường này vô cùng nguy hiểm bởi độ dốc cao như vậy, mà lại dễ trơn trượt và tình trạng sạt lở đất đá thì thường xuyên xảy ra nên tai nạn và thương vong xảy ra thường xuyên, bằng chứng là đã có không ít những vụ lật xe khách dọc đường.


Đặc biệt, trong mùa mưa, con đường này gần như không thể đi được vì hiện tượng sạt lở đất quá nhiều, gây cản trở giao thông một cách nghiêm trọng. Không chỉ có vậy, các tài xế xe bus lại thường đi với vận tốc lớn, gây nguy hiểm cho các phương tiện nhỏ hơn đi xung quanh. Phần lớn con đường thiếu rào chắn bảo vệ, một điều cực kỳ nguy hiểm khi một bên đường là vực thẳm sâu tới 1000 ft (khoảng 305m). Chính vì nguy hiểm như vậy nên xe cộ không được phép qua lại trên đường vào mùa mưa.

Đường cao tốc Halsema được xem là một con đường có độ cao cao nhất ở Philippines
Đường cao tốc Halsema được xem là một con đường có độ cao cao nhất ở Philippines
Đường cao tốc Halsema – Philippines vô cùng nguy hiểm bởi độ dốc cao
Đường cao tốc Halsema – Philippines vô cùng nguy hiểm bởi độ dốc cao

Đường hầm Guoliang – Trung Quốc

Đây là con đường đã được xây dựng bên trong dãy núi Taihang hùng vĩ của tỉnh Hồ Nam, thuộc Trung Quốc. Con đường này được đặt tên theo tên của một ngôi làng nằm bên trên đỉnh núi, và nó cách xa nền văn minh hiện đại. Trong quá khứ, cách duy nhất để có thể đến được ngôi làng là phải đi bộ qua một thung lũng, xung quanh là các vách núi dựng đứng trông rất ớn lạnh. Thế nhưng, chính phủ Trung Quốc đã ra quyết định đầu tư để xây dựng một con đường vào khu vực này với mong muốn thuận tiện cho việc đi lại của người dân. Từ một ngôi làng có nguy cơ bị lãng quên, đến này làng Guoliang đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn nhờ một con đường cheo leo đầy hiểm trở này.


Bắt đầu khởi công từ năm 1972 nhưng mãi đến tận tháng 1/1977, con đường mới được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Đường hầm này có chiều dài 1.200m, cao 5m và rộng 4m, lưu thông cả hai chiều. Đường hầm này còn là một địa điểm vô cùng nổi tiếng, thu hút hàng triệu lượt du khách mỗi năm. Tuy nhiên, nó cũng được xếp vào hàng đặc biệt nguy hiểm bởi độ dốc cao, đất đá thì thường xuyên rơi từ trên cao xuống ở khu vực có vách đá chìa ra. Trước thời điểm con đường này được xây vào năm 1972, thì cách duy nhất để tới làng là bằng một cầu thang đá 720 bậc. Để khắc phục sự thiếu thốn về đường xá ấy, họ đã quyết định dùng tay không để đào nên đường hầm dài hơn 1km này. Đó là mồ hôi, nước mắt và cả máu của người dân làng Guoliang xây dựng nên bởi để xây được con đường này, đã có đến 5 người dân làng Guoliang bị thiệt mạng trong quá trình đào hầm này.

Đường hầm Guoliang – Trung Quốc được đặt theo tên của một ngôi làng
Đường hầm Guoliang – Trung Quốc được đặt theo tên của một ngôi làng
Đường hầm Guoliang – Trung Quốc đã có 5 người bị thiệt mạng trong quá trình đào hầm
Đường hầm Guoliang – Trung Quốc đã có 5 người bị thiệt mạng trong quá trình đào hầm

Đường Atlas Mountains – Morocco

Đường Atlas Mountains nằm ở Morocco với chiều dài 188 km và có rất nhiều khúc cua quanh co và ngoặt. Bên cạnh đó thì phong cảnh hai bên đường vô cùng kỳ vĩ làm nên giá trị du lịch cho cung đường này. Con đường thật sự xứng đáng trở thành một trong những con đường hiểm trở nhất thế giới.


Con đường vượt núi Atlas được xây dựng giữa hai thành phố Marrakech và Ouarazate ở Morocco, với vô số khúc cua, rẽ,... là thử thách đối với cả những tài xế giỏi nhất. Con đường dài 188 km này mất 4 giờ để đi hết nó, tuy nhiên khung cảnh hùng vĩ phía dưới rất đáng để ngắm nhìn và là phần thưởng xứng đáng sau một chặng đường gian khổ.

Đường Atlas Mountains – Morocco có chiều dài 188 km và có rất nhiều khúc cua quanh co và ngoặt
Đường Atlas Mountains – Morocco có chiều dài 188 km và có rất nhiều khúc cua quanh co và ngoặt
Đường Atlas Mountains – Morocco với vô số khúc cua và rẽ
Đường Atlas Mountains – Morocco với vô số khúc cua và rẽ

EI Caminito del Rey – Tây Ban Nha

Nằm ở một vị trí cheo leo, uốn lượn dọc theo tường của những vách núi El Chorro, gần Álora, miền Nam của Tây Ban Nha. Đường bộ này đã được xây bằng bê-tông, có tay vịnh bằng thép hẳn hoi và cột chống dưới cầu nghiêng khoảng 45 độ vào vách núi một cách chắc chắn. Với độ rộng chỉ khoảng 1m, dài trên 3km và cao hơn 100m so với mực nước của dòng sông bên dưới, El Caminito del Rey chắc chắn không phải là điểm đến dành cho những người sợ độ cao.


Với mục đích ban đầu là làm lối đi cho các công nhân lên nhà máy thủy điện phía thượng nguồn thác Chorro và Gaitanejo. Nó xứng đáng được đánh giá là con đường nguy hiểm nhất thế giới, khi mang tới cho những ai có dịp ghé qua những giây phút kinh sợ đến hoảng hồn, cùng với những con dốc cao ngút ngàn và các đợt sóng trắng xóa ập thẳng ngay vào thành xe. Con đường này hay còn được gọi là đường Đại Tây Dương, có chiều dài trên biển khoảng tầm 9km, nối giữa 2 thị trấn là Kristiansund và Molde thuộc Na Uy. Tuy nhiên, do tính chất nguy hiểm của nó, vào tháng 3/2015, chính quyền địa phương đã đầu tư hơn 3,2 triệu USD xây dựng lại con đường trên con đường cũ, với lối đi rộng rãi hơn cùng các rào chắn vững chắc để phục vụ du khách, nhưng về độ cao thì nó vẫn là nỗi sợ hãi của nhiều du khách.

Đường bộ EI Caminito del Rey – Tây Ban Nha không dành cho những ai sợ độ cao
Đường bộ EI Caminito del Rey – Tây Ban Nha không dành cho những ai sợ độ cao
Đường bộ EI Caminito del Rey – Tây Ban Nha là một trong những con đường nguy hiểm trên Thế Giới
Đường bộ EI Caminito del Rey – Tây Ban Nha là một trong những con đường nguy hiểm trên Thế Giới

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?