Top 5 địa danh biệt lập và bí ẩn với thế giới bên ngoài

Mặc cho quá trình toàn cầu hóa, sự tiến bộ vượt bậc trong công nghệ và giao thông vận tải, vẫn có những nơi trên thế giới chưa từng được khám phá, bị lãng quên hay đơn giản là đừng ai mơ tưởng xâm nhập vào. Sau đây là những địa điểm hấp dẫn nhưng người ngoài không được phép ghé thăm.

Đảo North Brother (Mỹ)

Bạn đã từng nghe qua câu chuyện về hòn đảo North Brother, địa điểm giam giữ những người mắc bệnh truyền nhiễm trong suốt cả thế kỷ trước, đồng thời cũng là nơi chứng kiến hơn 1000 người chết trong vụ đắm tàu năm 1904? Hòn đảo đó hiện giờ vẫn bị cư dân địa phương sợ hãi xa lánh vì những câu chuyện rùng rợn đã xảy ra.


Từ năm 1951, nơi này phục vụ như một trung tâm phục hồi chức năng cho người nghiện ma túy. Năm 1963, đảo North Brother bị bỏ hoang, trở thành tài sản của Sở Công viên và Giải trí Thành phố New York. Tổ chức này hiện đang quản lý hòn đảo "u ám" như một khu bảo tồn chim muông.
Đảo North Brother (Mỹ)
Đảo North Brother (Mỹ)

Đảo Queimada Grande ở Brazil

Thế giới có nhiều vùng đất mới mẻ, thú vị. Nhưng không phải lúc nào và ở đâu con người cũng có thể đặt chân đến thám hiểm hay thăm thú. Đảo Ilha da Queimada Grande – Đảo Rắn là một trong những địa danh như vậy. Hòn đảo thuộc địa phận Brazil, nằm phía Nam Đại Tây Dương này hiện được xem là nơi nguy hiểm nhất thế giới, đến mức cấm tuyệt đối con người được bén mảng tới.


Hòn đảo này nổi tiếng là nơi sinh sống duy nhất của loài rắn hổ lục đầu vàng độc nhất thế giới. Tuy rắn hổ lục đầu vàng là loài đang có nguy cơ tuyệt chủng ở những nơi khác trên thế giới nhưng trên đảo có nhiều loài rắn này tới mức cứ một mét vuông có tới 1 - 5 con hổ lục đầu vàng. Loại rắn này khi trưởng thành có thể dài hơn nửa mét và nọc độc mạnh hơn 5 lần so với nọc rắn trong đất liền, do chúng chỉ ăn chim thay vì ăn động vật có vú.

Dù hòn đảo có nhiều tiềm năng du lịch, nhưng vì mật độ rắn độc quá cao nên chính phủ Brazil đã đóng cửa nơi này. Mỗi năm chỉ có Hải quân Brazil và các nhà nghiên cứu do Viện bảo tồn đa dạng sinh học Chico Mendes lựa chọn, đơn vị bảo tồn liên bang Brazil mới được phép đặt chân lên đảo để nghiên cứu. Tất nhiên, họ cũng phải được tranh bị bảo hộ đặc biệt và có chuyên môn cao, chẳng những vậy, họ còn đi cùng với các bác sĩ – những người luôn trong trạng thái sẵn sàng cấp cứu các ca bệnh bị rắn cắn.
Đảo Queimada Grande ở Brazil
Đảo Queimada Grande ở Brazil

Căn hầm của Coca-Cola trong bảo tàng ở Atlanta (Mỹ)

Bạn nên biết rằng công thức tạo nên đồ uống Coca Cola là một trong những bí mật thương mại được gìn giữ cẩn mật nhất thế giới. Để nói rõ về xuất xứ của công thức này thì chúng ta phải lần về năm 1888, khi Asa Griggs Candler mua công thức và nhãn hiệu Coca Cola từ nhà dược học John Stith Pemberton và lập nên đế chế hãng đồ uống giải khát lớn nhất thế giới. Sau này, công thức trên được Candler trao lại cho Ernest Woodruff và một nhóm các nhà đầu tư khác khi nhóm của Woodruff cho Candler vay nợ. Bạn nên biết rằng, phải tới khi diễn ra vụ mua bán này, công thức bí mật của Coca Cola mới được viết ra giấy.


Công thức được cất giữ tại ngân hàng Guaranty (New York) cho tới năm 1925, khi Candler trả nợ. Công thức trên sau đó được rời tới Trust Company Bank (hiện là SunTrust). Tới năm 2007, nhân dịp kỷ niệm 125 năm thành lập công ty, công thức được chuyển tới nơi ở của nó hiện nay là căn hầm bí mật tại bảo tàng Coca Cola ở Atlanta. Người ta đồn rằng chỉ có 2 người từng được nhìn thấy tận mắt công thức của Coca Cola. Và công thức đó được cất giữ trong một chiếc hộp đóng mở sử dụng công nghệ cao. Chiếc hộp này được đặt trong, bạn đoán đúng rồi đấy, căn hầm công nghệ cao “bất khả xâm phạm” tại bảo tàng ở Atlanta của Coca Cola.

Căn hầm của Coca-Cola trong bảo tàng ở Atlanta (Mỹ)
Căn hầm của Coca-Cola trong bảo tàng ở Atlanta (Mỹ)

Đảo Surtsey (Iceland)

Hòn đảo Surtsey ở Iceland được hình thành chỉ 55 năm trước trong một vụ phun trào núi lửa. Điều này giúp các nhà khoa học có cơ hội hiếm để quan sát sự ra đời và tiến hóa của một hệ sinh thái ngay từ khi bắt đầu. Điều này chính lý do tại sao thế giới bên ngoài bị hạn chế đặt chân lên đảo.

Vi khuẩn, nấm và nấm mốc là những "cư dân" đầu tiên xuất hiện trên hòn đảo. Sau đó, số lượng các loài động vật và thực vật đã tăng lên theo cấp số nhân. Theo UNESCO, hiện tại ước tính có khoảng 89 loài chim và 335 động vật không xương sống cư trú trong khu vực đảo Surtsey. Để không làm méo mó sự phát triển này, chỉ có các nhà nghiên cứu được phép đến thăm hòn đảo.

Đảo Surtsey (Iceland)
Đảo Surtsey (Iceland)

Pháo đài Bhangarh (Ấn Độ)

Pháo đài Bhangarh được xây dựng bởi người cai trị Amber Kachwaha, là món quà dành cho con trai út vào năm 1573. Thế nhưng dần dần dân số của vùng lãnh thổ xung quanh bị suy giảm, cho đến năm 1783 thì nạn đói lớn đã xảy ra, buộc những người dân làng nào còn bám trụ cũng phải tháo chạy. Truyền thuyết địa phương nói rằng lý do khiến vương quốc rơi vào cảnh hoang tàn là do pháo đài bị nguyền rủa.


Là nơi bị nguyền rủa "được công nhận hợp pháp" duy nhất ở Ấn Độ (theo tờ Times of India), bất kì ai cũng cần có giấy phép của chính phủ để vào trong pháo đài. Lưu ý, giới chức cũng hạn chế thời gian tham quan là trước bình minh hoặc sau hoàng hôn. Lí do ư? Người ta đưa ra nhiều nguyên nhân rất rõ ràng, ví dụ như các loài động vật hoang dã sống về đêm và việc thiếu nguồn điện thắp sáng trong khu vực sẽ gây nguy hiểm. Thế nhưng thực tế còn đáng sợ hơn, không ai biết điều gì khác có thể ẩn nấp trong đống đổ nát của pháo đài lúc màn đêm buông xuống.

Pháo đài Bhangarh (Ấn Độ)
Pháo đài Bhangarh (Ấn Độ)

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?