Top 5 địa danh cần ghé khi đặt chân tới mảnh đất cố đô Ninh Bình

Ninh Bình là một vùng đất có bề dày về lịch sử, văn hóa, có nhiều di tích, danh thắng nổi tiếng với 78 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia. Với thiên nhiên hoang sơ, phong cảnh non nước hữu tình, Ninh Bình hiện đang là một trong những điểm đến nổi tiếng của Việt Nam nói chung và của miền Bắc nói riêng. Bạn đang có dự định đến với Ninh Bình và đang băn khoăn không biết nên đến địa điểm nào? Vậy hôm nay sẽ là trải nghiệm vô cùng tuyệt vời, bởi toplist sẽ dẫn bạn dạo một vòng các thắng cảnh Ninh Bình qua bài viết dưới đây. Cùng khám phá ngay nào.

Tam Cốc - Bích Động

Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động hiện có diện tích tự nhiên là 350,3 ha, nằm cách quốc lộ 1A 2km, cách thành phố Ninh Bình 7km, chủ yếu khu vực nằm trên xã Ninh Hải (Hoa Lư). Cũng giống như Tràng An, để đi tham quan Tam Cốc, du khách phải đi bằng thuyền, xuôi theo dòng sông Ngô Đồng thơ mộng, nước trong vắt tới đấy để chiêm ngưỡng lần lượt 3 hang. Khung cảnh Tam Cốc nổi bật bởi sự kết hợp hài hòa của đá và nước. Các ngọn núi với ở đây mang những hình thù đa dạng, nối tiếp nhau, ngọn này đến ngọn khác.

Tam Cốc
, có nghĩa là "ba hang", gồm hang Cả, hang Hai và hang Ba. Cả ba hang đều được tạo thành bởi dòng sông Ngô Đồng đâm xuyên qua núi. Tam Cốc là tuyến du thuyền được khai thác đầu tiên ở khu du lịch Tam Cốc - Bích Động.

Muốn thăm Tam Cốc, du khách xuống thuyền từ bến trung tâm. Thuyền đưa du khách trên dòng sông Ngô Đồng uốn lượn qua các vách núi, hang xuyên thủy, cánh đồng lúa. Thời gian đi và trở lại khoảng 2 giờ. Phong cảnh Tam Cốc, nhất là 2 bên dòng sông Ngô Đồng có thể thay đổi theo mùa lúa (lúa xanh, lúa vàng hoặc màu bạc của nước trên cánh đồng).

Bích Động – Xuyên Thủy Động
nằm cách bến Tam Cốc 2 km, có nghĩa là "động xanh". Bích Động gồm một động khô nằm trên lưng chừng núi (làm chùa Bích Động) và một hang động nước đâm xuyên qua lòng núi (gọi là Xuyên Thủy Động). Phía trước động là một nhánh sông Ngô Đồng uốn lượn bên sườn núi, bên kia sông là cánh đồng lúa. Xuyên Thủy động là một động tối và ngập nước nằm dọc theo chiều dài khối núi Bích Động. Xuyên Thủy động như 1 đường ống hình bán nguyệt bằng đá dài khoảng 350m uốn lượn từ phía Đông sang phía Tây.

Bình quân bề rộng của Xuyên Thủy động là 6m, chỗ rộng nhất là 15 m. Trần và vách động thường bằng phẳng, tạo hóa như xếp từng phiến đá lớn thành mái vòm cung, bán nguyệt với muôn hình vạn trạng. Ngoài ra còn có chùa Bích Động, là một ngôi chùa cổ gắn với núi đá mang đậm phong cách Á Đông. Chùa được dựng từ đầu đời nhà Hậu Lê. Trong chùa có quả chuông lớn đúc từ thời vua Lê Thái Tổ, mộ tháp các vị hòa thượng có công xây dựng chùa. Thời Lê Hiển Tông chùa được trùng tu mở rộng thêm, bao gồm Chùa Hạ, Chùa Trung, Chùa Thượng, trải ra trên ba tầng núi.

Tam Cốc - Bích Động mùa lúa chín
Tam Cốc - Bích Động mùa lúa chín
Tam Cốc - Bích Động

Vườn Quốc Gia Cúc Phương

Vườn Quốc gia Cúc Phương (hay rừng Cúc Phương) là một khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng nằm trên địa phận ranh giới 3 khu vực Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ thuộc ba tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa. Đây cũng là vườn quốc gia đầu tiên tại Việt Nam. Vườn Quốc Gia Cúc Phương cách thủ đô Hà Nội 120 km về phía nam, nằm lọt sâu trong lòng dãy núi Tam Điệp, có một mảnh đất nhỏ đã trở lên vô cùng quen thuộc, thân thương, gợi lên tính hiếu kỳ cho biết bao du khách trong và ngoài nước.

Được thành lập ngày 07 tháng 07 năm 1962, vườn quốc gia Cúc Phương thuộc địa phận ba tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa với tổng diện tích là 22.200 ha. Với nhiều giá trị về cảnh quan thiên nhiên, sự đa dạng về hệ sinh thái, các giá trị văn hóa, lịch sử nên từ lâu Cúc Phương đã trở thành điểm du lịch sinh thái nổi tiếng và hấp dẫn.

Với đặc trưng là rừng mưa nhiệt đới, xanh quanh năm, Cúc Phương có quần hệ động thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Theo số liệu điều tra gần đây Cúc Phương có 1983 loài thực vật bậc cao, trong đó có 433 loài cây làm thuốc, 229 loài cây ăn được, nhiều loài được ghi trong sách đỏ của Việt Nam. Về động vật, Cúc Phương có 110 loài bò sát và lưỡng cư, 65 loài cá, gần 2000 loài côn trùng, 117 loài thú (trong đó có loài voọc đen mông trắng là loài thú linh trưởng rất đẹp và quý hiếm được chọn làm biểu tượng của VQG Cúc Phương). Với hơn 300 loài chim cư trú, đặc biệt có nhiều loài đặc hữu của Việt Nam và Đông Dương, vì vậy Cúc Phương từ lâu đã trở thành điểm lý tưởng đối với các nhà xem chim.


Thuộc địa hình Caxtơ nửa che phủ, Cúc Phương có nhiều hang động đẹp với những cái tên gợi cảm như: động Sơn cung, động Phò mã giáng…Đặc biệt có một số hang động còn lưu giữ những dấu tích của người tiền sử, sống cách ngày nay từ 7.500 năm đến 12.000 năm, đó là hang Đắng (động người xưa), hang con Moong. Năm 2000 Cúc Phương đã phát hiện một hóa thạch của một loài động vật có xương sống, theo kết luận ban đầu của Viện cổ sinh học Việt Nam đây là hóa thạch của loài bò sát răng phiến, sống cách ngày nay chừng 200 đến 230 triệu năm.


Cúc Phương là nơi cư trú và sinh sống của cộng đồng người Mường với những nét văn hóa độc đáo và đặc trưng. Đó là những nếp nhà sàn, ruộng bậc thang, những cối giã gạo nương, những khung dệt thổ cẩm. Độc đáo hơn là những lễ hội, phong tục tập quán và nếp sống của cộng đồng mà du khách có thể cảm nhận được trong thời gian thăm bản. Nếu có dịp, bạn không nên bỏ qua một chuyến du lịch tham quan Vườn quốc gia Cúc Phương để có thể hít thở không khí núi rừng nơi đây, để hòa mình vào thiên nhiên trong lành, tươi đẹp và ngắm nhìn cảnh sắc hùng vĩ tạo hóa đã ban tặng cho mảnh đất này.


Góc nhỏ cây Chò ngàn năm tuổi
Góc nhỏ cây Chò ngàn năm tuổi
Vườn Quốc Gia Cúc Phương

Chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính - Du lịch Chùa Bái Đính nổi tiếng là danh thắng tâm linh, nằm trong quần thể khu du lịch sinh thái Bái Đính – Tràng An với bề dày lịch sử gần 1000 năm tuổi. Đây là vùng đất gắn với nhiều triều đại phong kiến từ nhà Đinh, nhà Tiền Lê đến nhà Lý. Du Lịch Chùa Bái Đính là ngôi chùa có quy mô lớn và sở hữu nhiều kỷ lục nhất ở Việt Nam hiện nay. Với cảnh sắc có một không hai, nơi đây đã thu hút hàng triệu du khách đi tour du lịch Ninh Bình đến thăm chùa Bái Đính hàng năm.


Chùa nằm cách Hà Nội 100 km và cách thành phố Ninh Bình 18km, chùa Bái Đính hay còn gọi Bái Đính cổ tự tọa lạc trên dải đất linh thiêng “núi gối đầu sông, mây vờn non đỉnh” tại thôn Sinh Dược, Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình. Chùa Bái Đính có khuôn viên rộng 539 ha bao gồm 27 ha khu chùa Bái Đính cổ, 80ha khu chùa Bái Đính mới. Mỗi năm nơi đây đều vinh dự chào đón hàng vạn Phật tử xa gần về hành hương.

Nhìn tổng thể kiến trúc Bái Đính như một nét quy chuẩn cho kiến trúc chùa cổ ở Việt Nam, đặc biệt khu chùa mới xây dựng có những công trình đồ sộ. Mái chùa chính điện vô cùng đẹp gồm 3 tầng 12 mái cong hình đầu đao, lợp mái ngói hình mũi hài truyền thống. Bậc thêm trang trí rồng đá kiểu dáng thời Lý, sân đá rộng nhìn thẳng xuống giếng ngọc.

Xung quanh hành lang tượng la hán chạy dài bao lấy khuôn viên ngôi chùa, trong chùa còn có các khu vườn nhỏ trồng cây xanh, loại cây được chùa trồng nhiều nhất là cây bồ đề được triết từ các ngôi chùa bên Ấn Độ. Không gian chùa Bái Đính vô cùng thanh tịnh thoáng mát, nơi lý tưởng cho những chư tôn tăng ni phật tử đến chiêm bái và tu tập.

Với kiến trúc độc đáo và lịch sử lâu đời, Chùa Bái Đính đã trở thành điểm du lịch sinh thái, tâm linh nổi tiếng ở miền Bắc nói chung và Ninh Bình nói riêng. Đã có 8 kỉ lục Việt Nam cũng như Châu Á được ghi nhận ở chùa Bái Đính như Chuông đồng lớn nhất Việt Nam, tượng Phật Thích Ca cao nhất nặng nhất châu Á, bộ tượng Tam thế bằng đồng dát vàng lớn nhất Việt Nam, tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, chùa có hành lang La Hán lớn nhất Việt Nam, chùa có nhiều cây bồ đề nhất Việt Nam…

Một góc nhỏ chùa Bái Đính
Một góc nhỏ chùa Bái Đính
Chùa Bái Đính

Khu du lịch Tràng An

Khu du lịch sinh thái Tràng An là một quần thể danh lam - thắng cảnh được ví như một "vịnh Hạ Long trên cạn" với nhiều hang động, núi non, thung nước, rừng cây và các di tích lịch sử nằm xen kẽ nhau. Vào tháng 06/ 2014, khu du lịch sinh thái Tràng An đã vinh dự được UNESCO công nhận là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Tràng an là một khu du lịch sinh thái nổi tiếng của tỉnh Ninh Bình, nằm trên địa phận thành phố Ninh Bình và 3 huyện Hoa Lư, Nho Quan, Gia Viễn. Với diện tích trải rộng hơn 2000 ha, quần thể danh thắng Tràng An được tạo nên bởi các dải núi đá vôi, các hang động kỳ ảo và những thung lũng, sông ngòi hòa quyện vào nhau, cùng với hàng chục di tích lịch sử - văn hóa bao gồm đền thờ, chùa chiền, miếu mạo, tạo nên một không gian huyền ảo, trữ tình hiếm thấy.

Tràng An
có chừng 50 hang động có nước trong khoảng 100 hang động, được nối với nhau bởi gần 30 thung, các thung lại thông với nhau qua các hang thủy động tạo nên hệ thống xuyên thủy động như một trận đồ bát quái vừa kỳ ảo vừa biến hóa khôn lường. Như sự sắp đặt vô tình của tạo hóa khiến cho chặng đi chặng về không lặp lại như con đường độc đạo trên nước. Toàn vùng Tràng An là bạt ngàn không gian sơn thủy hữu tình. Bức tranh thiên nhiên ở đây thông thoáng, êm ái, thanh cao, tươi tắn mà vẫn tạo vẻ khêu gợi đầy hấp dẫn, sinh động. Tràng An có 31 thung, 48 hang động xuyên thuỷ đã được phát hiện trong đó có những hang xuyên thủy dài 2.000m như hang Địa Linh, hang Sinh Dược, hang Mây… Mỗi hang một vẻ.

Không giống như ở Tam Cốc, Tràng An có thể tạo thành hành trình xuyên thủy khép kín mà không phải quay ngược lại. Các hang động ở đây lớn, dài và được những tác động của tự nhiên không ngừng biến đổi rất kỳ ảo. Quần thể hang động này được ví như một trận đồ bát quái. Các dãy núi, thung nước và hang động tạo thành một thế trận liên hoàn vào được mà không ra được nếu không phải là người am hiểu địa hình sở tại. Tràng An có hệ thống núi đá vôi và hang động tự nhiên hết sức đa dạng. Dưới chân các núi đá vôi, nhiều nơi còn có các hàm ếch, là dấu tích của biển. Chính vì vậy vùng núi đá vôi Hoa Lư – Ninh Bình còn được gọi là “Hạ Long trên cạn”. Đặc điểm này tạo cảnh quan nhiều dãy núi đá vôi thấp trùng điệp bao quanh các thung lũng là những hồ nước nối tiếp nhau, vừa hùng vĩ vừa nên thơ.

Một góc nhỏ khu du lịch sinh thái Tràng An
Một góc nhỏ khu du lịch sinh thái Tràng An
Khu du lịch Tràng An

Nhà thờ đá Phát Diệm

Nhà thờ chính tòa Phát Diệm là một quần thể nhà thờ Công giáo rộng khoảng 22 ha, nằm tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội khoảng 120 km về hướng Nam. Nhà thờ Phát Diệm cách Hà Nội 120km về phía nam, được xây dựng vào những năm 1875 - 1898. Phát Diệm có nghĩa là phát sinh ra cái đẹp, tên Phát Diệm do Nguyễn Công Trứ đặt.

Nhà thờ được xây dựng trong suốt thời gian 24 năm liên tục, với trình độ kỹ thuật và điều kiện giao thông của những năm cuối thế kỷ 19 thì chỉ việc vận chuyển hàng nghìn tấn đá, có những phiến nặng 20 tấn, hàng trăm cây gỗ lim về tới Phát Diệm để xây nhà thờ cũng là một kỳ công.

Kim Sơn vốn là vùng đất mới khai khẩn, trước đây rất lầy lội, để xử lý độ lún của khu đất trước khi xây dựng người ta đã chuyển cả một quả núi nhỏ cách 40km về Phát Diệm, khách về thăm nhà thờ còn thấy núi Sọ, đấy chính là một phần của trái núi đã được dân rời về Phát Diệm.

Ðây là một quần thể kiến trúc phương Ðông gồm có (từ hướng nam đi vào): Ao hồ, Phương Ðình, Nhà thờ lớn với bốn nhà thờ cạnh ở hai bên, ba hang đá nhân tạo, nhà thờ đá.

Góc nhỏ nhà thờ đá Phát Diệm
Góc nhỏ nhà thờ đá Phát Diệm
Nhà thờ đá Phát Diệm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?