Top 11 địa danh nổi tiếng được in trên tờ tiền của Việt Nam

Tiền tệ không chỉ là vật ngang giá, là đơn vị thanh toán của từng quốc gia, mà qua mỗi tờ tiền đều thể hiện nền văn hóa của đất nước, mỗi địa danh in trên tờ tiền đều đại diện cho một thế mạnh, kiến trúc cổ của đất nước.

Ngôi nhà 5 gian ở làng Sen, Nam Đàn, Nghệ An (tờ 500.000 đồng)

Trên mặt sau của tờ 500.000 là hình ảnh ngôi nhà 5 gian ở làng Sen, Nam Đàn, Nghệ An. Đây là quê hương của chủ tịch Hồ Chí Minh – nơi Người sinh sống từ nhỏ cho tới năm 16 tuổi.
Là địa danh gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh ở quê ngoại làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Nơi Hồ chủ tịch đã sống những năm 1901 – 1906 ở quê ngoại làng Kim Liên; khu mộ bà Hoàng Thị Loan là mẹ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nói chung và nhiều di tích khác đã gắn liền với tuổi thơ của Hồ Chí Minh.
Ngôi nhà 5 gian ở làng Sen, Nam Đàn, Nghệ An (tờ 500.000 đồng)
Ngôi nhà 5 gian ở làng Sen, Nam Đàn, Nghệ An (tờ 500.000 đồng)

Nhà máy dệt Nam Định (tờ 2.000 đồng)

Trên mặt sau của tờ 2.000 là hình ảnh nữ công nhân đang làm việc ở nhà máy dệt Nam Định. Vào thời điểm đó, nhà máy dệt Nam Định được xem là nhà máy lớn nhất Đông Dương.
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, nhà máy dệt Nam Định là một điểm sáng lớn về tinh thần đoàn kết, ý chí chiến đấu kiên cường, bất khuất. Không những giỏi đánh giặc mà còn tăng gia sản xuất, là hậu phương vững mạnh để tiếp tế cho bộ đội Việt Minh. Nhà máy dệt đã trở thành tiền đề để cho phong trào cách mạng của giai cấp công nhân ngày càng lớn mạnh.
Nhà máy dệt Nam Định ngày nay
Nhà máy dệt Nam Định ngày nay
Nhà máy dệt Nam Định (tờ 2.000 đồng)
Nhà máy dệt Nam Định (tờ 2.000 đồng)

Chùa Phổ Minh (tờ 100 đồng)

Trên mặt sau của tờ 100 đồng Việt Nam, hiện nay đã không còn được phát hành và lưu thông nữa có hình chùa tháp Phổ Minh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về địa danh này trên đồng tiền.
Chùa Phổ Minh là nơi mở đầu cho kiến trúc Phật giáo thời Trần. Các công trình kiến trúc và chạm khắc ở đây còn giữ được dấu ấn của thời Trần, thời Mạc như: bộ cánh cửa bằng gỗ lim, tháp Phổ Minh, đôi sấu ở tam quan, rồng ở thành bậc tiền đường, tháp và tượng Bà chúa Mạc,...
Chùa Phổ Minh (tờ 100 đồng)
Chùa Phổ Minh (tờ 100 đồng)
Chùa Phổ Minh
Chùa Phổ Minh

Chùa Cầu, Hội An (tờ 20.000 đồng)

Hình ảnh chùa Cầu được in trên mặt sau của tờ 20.000 đồng polymer.
Chùa Cầu là cây cầu nổi tiếng của Hội An, được xây dựng bởi khoản tiền khuyên góp từ các thương nhân Nhật Bản vào thế kỷ 17. Truyền thuyết kể lại rằng , ngôi chùa được coi là thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật Namazu, khiến nó không quẫy đuôi, gây ra những trận động đất. Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can bên phía Bắc, nhô ra giữa cầu, từ đó người dân địa phương gọi là Chùa Cầu.
Chùa Cầu, Hội An (tờ 20.000 đồng)
Chùa Cầu, Hội An (tờ 20.000 đồng)

Nhà máy thủy điện Trị An (tờ 5.000 đồng)

Ở mặt sau của tờ 5.000 đồng là hình ảnh nhà máy thủy điện Trị An. Nhà máy này nằm ở hồ Trị An, thuộc tỉnh Đồng Nai. Nó được xây dựng bởi vốn đầu tư của Liên Xô từ những năm 1984 và đi vào hoạt động năm 1991.
Nhà máy thủy điện Trị An cung cấp khoảng 1,7 tỉ KWh hàng năm cho cả nước. Hồ Trị An là một hồ nước nhân tạo nằm trên sông Đồng Nai để dự trữ nước từ sông và là nguồn cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Trị An. Đây cũng là một điểm đến lý tưởng cho những bạn trẻ muốn khám phá thiên nhiên tươi đẹp, hòa mình cùng sông nước mây trời cũng như bạn có thể thưởng thức món cá lăng nổi tiếng khi ghé thăm nơi đây.

Nhà máy thủy điện Trị An (tờ 5.000 đồng)
Nhà máy thủy điện Trị An (tờ 5.000 đồng)
Nhà máy thủy điện Trị An
Nhà máy thủy điện Trị An

Cảng Hải Phòng (tờ 500 đồng)

Trên mặt sau của tờ 500 đồng màu đỏ bắt mắt là hình ảnh của cảng Hải Phòng. Mặc dù có thể nhiều người biết rằng cảng Hải Phòng là cảng biển lớn thứ 2 ở nước ta nhưng khi nhìn hình có thể ít người nhận ra.
Cảng Hải Phòng được người Pháp xây dựng năm 1874, là nơi được sử dụng để đổ bộ và tiếp tế cho quân viễn chinh. Sau đó, thương cảng này được nối liền với Vân Nam, Trung Quốc bằng đường xe lửa.
Cảng Hải Phòng (tờ 500 đồng)
Cảng Hải Phòng (tờ 500 đồng)

Văn Miếu Quốc Tử Giám (tờ 100.000 đồng polymer)

Là một điểm đến quen thuộc với bất kỳ ai khi ghé đến Hà Nội, nhưng ít người biết hình ảnh của Văn Miếu được in trên tờ 100.000 đồng polymer rất phổ biến hiện nay.
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích nằm ở phía nam của kinh thành Thăng Long xưa. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt.
Quần thể di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám, vườn Giám, kiến trúc chủ thể là Văn Miếu – thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám – trường đại học đầu tiên của Việt Nam.
Văn Miếu Quốc Tử Giám (tờ 100.000 đồng polymer)
Văn Miếu Quốc Tử Giám (tờ 100.000 đồng polymer)

Vịnh Hạ Long (tờ 200.000 đồng)

Ở đằng sau của tờ tiền có mệnh giá 200.000 đồng polymer ngày nay là hình ảnh của hòn Đỉnh Hương ở vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Hòn Đỉnh Hương được ví như chiếc lư hương của Vịnh Hạ Long. Có lẽ đây là hình ảnh quen thuộc đối với người dân Việt Nam và Quảng Ninh nói riêng bởi không ai không biết đến địa danh vịnh Hạ Long với vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt vời.
Vịnh Hạ Long (tờ 200.000 đồng)
Vịnh Hạ Long (tờ 200.000 đồng)

Mỏ dầu Bạch Hổ (tờ 10.000 đồng)

Mặt đằng sau tờ tiền 10.000 đồng là hình ảnh mỏ dầu Bạch Hổ. Mỏ dầu này thuộc bồn trũng Cửu Long, cách bờ biển Vũng tàu khoảng 145 km.
Đây là mỏ cung cấp dầu mỏ chủ yếu cho Việt Nam hiện nay. Đơn vị khai thác mỏ dầu Bạch Hổ là Xí nghiệp liên doanh Dầu khí Việt - Xô thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Từ mỏ này có đường ống dẫn khí đồng hành vào đất liền cung cấp cho nhà máy khí hóa lỏng Dinh Cố, nhà máy điện Bà Rịa và Trung tâm điện lực Phú Mỹ cách Vũng Tàu 40 km.
Mỏ dầu Bạch Hổ (tờ 10.000 đồng)
Mỏ dầu Bạch Hổ (tờ 10.000 đồng)
Mỏ dầu Bạch Hổ (tờ 10.000 đồng)

Tây Nguyên (tờ 1.000 đồng)

Mặt sau tờ 1.000 đồng được in hình chú voi đang kéo gỗ. Đây là hình ảnh rất đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên.
Tây Nguyên với thổ nhưỡng là đất đỏ bazan rất phù hợp với việc trồng các loại cây công nghiệp như hồ tiêu, cà phê, ca cao… Đồng thời, Tây Nguyên cũng là khu vực có nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đa dạng, trữ lượng khoáng sản phong phú hầu và tiềm năng du lịch lớn, nơi đây có thể coi là mái nhà của miền trung, có chức năng phòng hộ rất lớn.
Tây Nguyên (tờ 1.000 đồng)
Tây Nguyên (tờ 1.000 đồng)

Nghênh Lương Đình, Phu Văn Lâu (tờ 50.000 đồng)

Nằm bên bờ sông Hương thơ mộng của xứ Huế, Nghinh Lương Ðình là nơi để vua hóng gió, ngắm cảnh. Nghênh Lương Tạ được thiết kế theo kiến trúc kiểu phương đình 1 gian 4 chái, phía trước và phía sau đều có nhà vỏ cua nối dài ra.
Cách đó không xa, Phu Văn Lâu được xây dựng dưới thời vua Gia Long vào năm 1819, là nơi niêm yết những chỉ dụ quan trọng của nhà vua và triều đình, hoặc kết quả các kỳ thi do triều đình tổ chức. Phu Văn Lâu là ngôi nhà hai tầng, quay mặt về hướng nam.
Nghênh Lương Đình, Phu Văn Lâu (tờ 50.000 đồng)
Nghênh Lương Đình, Phu Văn Lâu (tờ 50.000 đồng)

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?