Top 14 Điều cần biết khi sinh mổ bà bầu nên chú ý

Theo các số liệu thống kê thì tỷ lệ các bà bầu sinh mổ ở nước Mỹ đã tăng lên tới con số 30%. Thậm chí ở nhiều nước phát triển, tỷ lệ này còn có thể lên tới trên 50%. Điều đáng nói là trong xã hội hiện đại ngày nay, ngày càng nhiều bà mẹ chọn phương pháp sinh con theo cách này. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tích cực như đẻ nhanh, giảm nguy cơ rủi ro,... thì còn rất nhiều điều về đẻ mổ có thể chị em chưa biết. Dưới đây là một số điều các mẹ cần quan tâm.

Lý do để chọn sinh mổ

Thông thường, bạn nên cân nhắc sinh mổ hay đẻ mổ trong trường hợp nếu sinh thường qua ngã âm đạo sẽ có thể gây rủi ro cho mẹ hoặc bé.


Kết quả siêu âm và các xét nghiệm trong suốt quá trình mang thai có thể giúp đưa ra những lý do chính đáng khiến bạn chọn sinh mổ, ví dụ như những lý do sau:


  • Em bé có một tình trạng bất thường nào đó và cần được ra một cách nhanh chóng.
  • Người mẹ bị một tình trạng bất thường (như tiền sản giật hoặc nhau tiền đạo) hoặc đang mang bệnh có thể truyền qua cho em bé trong quá trình sinh thường- chẳng hạn như HIV dương tính, viêm gan hoặc các bệnh viêm nhiễm vùng kín.
  • Em bé trong tư thế sinh ngược (chân ra trước) hoặc tư thế ngang và bị kẹt quá sâu vào vùng xương chậu nên không thể xoay được.
  • Đối với thai ba hoặc nhiều hơn (và thường thì ngay cả với thai đôi).
  • Người mẹ đã sinh mổ trước đây - sinh mổ lần 2 - hoặc đã từng phẫu thuật tử cung.
Bạn nên cân nhắc sinh mổ hay đẻ mổ trong trường hợp nếu sinh thường
Bạn nên cân nhắc sinh mổ hay đẻ mổ trong trường hợp nếu sinh thường

Quy trình sinh mổ mẹ cần biết

Trước khi mổ, bạn sẽ được làm sạch vùng bụng nơi bác sĩ sẽ thực hiện các vết mổ (thường là vùng quanh đường bikini) để phòng ngừa viêm nhiễm có thể gây ra bởi vô số vi khuẩn sống trên bề mặt da của bạn. Bạn sẽ được gây tê ngoài màng cứng hoặc gây mê toàn thân. Sau đó, bạn sẽ được gắn ống truyền nước biển (thường là trong khoảng 24 tiếng đồng hồ) để duy trì cho cơ thể không bị mất nước, và một ống thông vào niệu đạo để dẫn thoát nước tiểu (thường sẽ cần cho khoảng 8 tiếng đồng hồ). Trong trường hợp thật sự khẩn cấp thì các việc cần chuẩn bị cho ca mổ có thể được triển khai chỉ trong vòng vài giây.


Thông thường thì bạn sẽ ở trong phòng mổ lâu nhất là một tiếng đồng hồ. Chỉ trừ khi phải mổ cấp cứu, thường thì người chồng sẽ được khuyến khích ở bên cạnh bạn khi bạn lâm bồn (và tất nhiên sẽ cần tuân theo một số quy định của phòng mổ và mặc thêm áo khoác vô trùng).


Bác sĩ sẽ thực hiện một đường cắt vào vùng bụng (thường là ngang đường bikini, vào trong phần dưới của tử cung). Em bé được nâng đầu đưa ra qua vết rạch, thường là với sự hỗ trợ của kẹp, và nước ối từ mũi và miệng của bé sẽ thoát ra trước khi người bé được nâng lên hoàn toàn.


Các thao tác đưa em bé ra ngoài diễn ra khá nhanh, trong khoảng 5 đến 10 phút đầu tiên. Sau đó, nhau thai được lấy ra và bạn sẽ được tiêm oxytocin để giúp tử cung co lại và hạn chế mất máu. Phần lớn thời gian của ca mổ là dành cho giai đoạn khâu vết mổ ở tử cung và các lớp khác nhau của mô bụng, cơ và da. Sau đó nhân viên hộ sinh sẽ nhanh chóng bế bé đến để mẹ hoặc ba ôm bé vào lòng.

Nhân viên hộ sinh sẽ nhanh chóng bế bé đến để mẹ hoặc ba ôm bé vào lòng.
Nhân viên hộ sinh sẽ nhanh chóng bế bé đến để mẹ hoặc ba ôm bé vào lòng.

Tâm lý trước khi sinh mổ

Các bà mẹ đừng nghĩ rằng sinh mổ là an toàn tuyệt đối. Vì vậy, các bà mẹ hãy chuẩn bị tâm lý thật bình tĩnh. Và cũng cần biết rằng, sinh mổ cũng không khác gì sinh thường, sau sinh chị em sẽ thấy xuất hiện sản dịch, đau do co hồi tử cung, chảy máu, đau đớn và mệt mỏi.


Sau khi sinh mổ, bà mẹ cần được bác sĩ chuyên khoa chăm sóc với các loại thuốc giảm đau, kháng sinh, co hồi tử cung và chăm sóc vết mổ để được an toàn tuyệt đối. Các bà mẹ hãy yên tâm vì những loại thuốc này sẽ không ảnh hưởng đến nguồn sữa non nên hãy tranh thủ cho con bú ngay sau sinh càng sớm càng tốt. Trong trường hợp cảm thấy vết mổ quá đau, hãy nói với bác sĩ để được sử dụng những loại thuốc giảm đau an toàn cho sản phụ.


Hiện nay hầu hết may da bằng chỉ tiêu, bác sĩ thường may thẩm mỹ kiểu luồn chỉ dưới da nên không phải cắt chỉ, hoặc dán keo sinh học nên cũng không cần cắt chỉ.

Tâm lý trước khi sinh mổ
Tâm lý trước khi sinh mổ

Có thể sinh thường sau khi sinh mổ

Phụ nữ đã sinh mổ trước đó có thể sinh thường vào lần sau. Điều này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố về sức khỏe, cơ thể của từng người. Tuy nhiên, vẫn có thể sinh thường sau khi sinh mổ lần đầu. Quyết định có sinh mổ tiếp được hay không tùy thuộc vào loại vết mổ trong lần sinh mổ trước đó và số lần đã thực hiện sinh mổ.

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ cẩn trọng nếu muốn sinh thường vào lần sau nhé.

Có thể sinh thường sau khi sinh mổ
Có thể sinh thường sau khi sinh mổ

Vệ sinh cá nhân

Việc vệ sinh sau sinh mổ vô cùng quan trọng. Việc này không chỉ đảm bảo cơ thể được sạch sẽ mà còn hỗ trợ quá trình phục hồi cho mẹ sau sinh. Nhưng cần lưu ý việc vệ sinh cá nhân cũng cần đảm bảo tuân thủ một số yêu cầu như: Mẹ được tắm toàn thân sau sinh khoảng 3 – 4 ngày, tuy nhiên nên tắm nhanh, thời gian tắm mỗi lần 5-7 phút, không nên tắm bồn, ngâm mình quá lâu trong nước. Đặc biệt, trong quá trình vệ sinh cá nhân, cần hết sức cẩn trọng với vết mổ để tránh trường hợp nhiễm trùng nguy hiểm tới sức khỏe người mẹ.


Bà bầu sau khi sinh cần tắm rửa mỗi ngày để giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh những bệnh nhiễm trùng, có thể tắm gội toàn thân 3 - 4 ngày sau sinh. Khi tắm, nên tắm nhanh từ 5 – 10 phút, không nên tắm trong bồn hay trong chậu (đặc biệt là không nên ngâm mình trong nước). Phòng tắm phải luôn kín gió và nên tắm bằng nước ấm dù ngoài trời có nóng hay lạnh. Tắm xong phải lau khô người thật nhanh và mặc quần áo kín cổ, tay chân. Sản phụ có thể gội đầu nhưng nên gội nhanh và lau đầu cho nhanh khô, tốt nhất là nên dùng máy sấy tóc để sấy khô tóc. Không tắm gội cùng lúc, mà nên tắm tầm 9 -10 giờ sáng rồi gội đầu vào buổi trưa hoặc xế trưa để tránh bị chóng mặt và có thể té ngã do phải vận động nhiều và cúi đầu lâu.


Vệ sinh vùng âm hộ ít nhất là 3 lần/ngày vào sáng, chiều và tối trước khi đi ngủ.

Vệ sinh cá nhân
Vệ sinh cá nhân

Nghỉ ngơi thư giãn sau sinh mổ

Ngủ đủ giấc từ 8 – 9 tiếng mỗi ngày là điều hết sức quan trọng vì trong thời gian ngủ sẽ giúp cơ thể mẹ hồi phục sức khỏe và năng lượng.


Ngoài việc chú ý đến cách vận động, dinh dưỡng sau khi sinh thì sự chăm sóc, động viên, khích lệ của bố bé và người thân trong gia đình sẽ là liều thuốc bổ quí giá hơn cả đối với mẹ. Chúc mẹ nhanh chóng khỏe mạnh trở lại sau khi sinh để có thể chăm sóc cho “thiên thần nhỏ” nha!

Sự chăm sóc, động viên, khích lệ của bố bé và người thân trong gia đình sẽ là liều thuốc bổ quí giá hơn cả đối với mẹ
Sự chăm sóc, động viên, khích lệ của bố bé và người thân trong gia đình sẽ là liều thuốc bổ quí giá hơn cả đối với mẹ

Dinh dưỡng sau mổ

Việc sinh mổ dẫn tới tổn thương sau sinh ở vết mổ và mẹ cần nhiều thời gian để hồi phục hơn so với sinh thường. Vì vậy, gia đình cần quan tâm và có chế độ phục hồi đúng cách cho sản phụ sau sinh. Các chuyên gia về sản khoa khuyên mẹ sau sinh mổ nên uống nhiều nước lọc và thức ăn loãng như cháo cho đến khi đánh hơi được. Sau đấy mới bắt đầu bổ sung các chất dinh dưỡng khác để đảm bảo sức khỏe.


Ngày đầu sau khi sinh mổ, bà mẹ cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống. Chỉ nên uống nước lọc, nước đường và ăn cháo thịt loãng cho đến khi “đánh hơi” được mới bắt đầu ăn thêm các thực phẩm khác như sữa và các loại thức ăn nhanh như: phở, hủ tiếu, nui,… chú ý ăn nhiều đạm và các thực phẩm có nhiều canxi. Đồng thời phải uống nhiều nước để có sữa cho bé bú.


Các chất dinh dưỡng được cung cấp cho các sản phụ cần được đặc biệt chú tâm. Nó quyết định tới thời gian và lộ trình làm lành vết mổ của mẹ sau sinh. Người mẹ sau sinh phải được nạp đủ nước, vitamin, khoáng chất và các protein…. Cần đa dạng các món ăn hàng ngày để tránh sự nhàm chán.

Bên cạnh những thức ăn, thức uống được khuyên dùng, mẹ sau sinh mổ cũng cần lưu ý tới một số thức ăn nên hạn chế như cơm nếp, rau muống, thực phẩm lạnh,.. vì có thể gây ảnh hưởng tới vết mổ và sự tiêu hóa của cơ thể trong thời gian phục hồi.

Dinh dưỡng sau mổ
Dinh dưỡng sau mổ

Sản dịch

Sản dịch sau sinh là hiện tượng mà bất kỳ mẹ nào cũng trải qua, dù bạn sinh thường hay sinh mổ. Bạn sẽ thấy máu chảy ra từ âm đạo như thể tới kỳ kinh nguyệt. Ban đầu, đặc biệt là ngay sau sanh, sản dịch sẽ ra rất nhiều nên bạn cần phải dùng một miếng băng vệ sinh lớn, có độ thấm hút tốt để thấm hút. Nên thay băng thường xuyên sau khoảng 4 tiếng/ lần.

Trước kỳ thăm khám hậu sản đầu tiên (6 tuần sau sanh) bạn tuyệt đối không nên dùng miếng nhét tampon thay thế băng vệ sinh, vì nó dễ gây nhiễm trùng.


Khi cho con bú, bạn sẽ thấy sản dịch ra nhiều và màu thẫm hơn, bởi lúc này tử cung của bạn đang co bóp. Sau đó lượng máu sẽ giảm dần từ đỏ sang đỏ hồng và sau đó là màu vàng hoặc trắng. Sản dịch có thể kéo dài đến 6 tuần rồi ngưng.


Nếu sản dịch vẫn ra nhiều và đóng thành những cục lớn, bạn nên đi thăm ngay để đề phòng băng huyết sau sanh.

Sản dịch sau sinh
Sản dịch sau sinh

Vận động nhẹ nhàng

Các mẹ đều hạn chế vận động vì lo sợ ảnh hưởng vết mổ, nhưng mẹ cần biết rằng việc tập đi lại, vận động nhẹ nhàng là rất cần thiết. Vận động nhẹ nhàng giúp máu huyết lưu thông tốt hơn, hạn chế nhất trường hợp viêm tắc tĩnh mạch.

Các bà bầu sau khi sinh mổ sẽ rất mệt mỏi nhưng mẹ cũng đừng nằm quá lâu trên giường, vì nằm lâu trên giường sẽ làm sản dịch bị ứ đọng trong tử cung, gây nguy hiểm. Vì vậy thời gian đầu sau khi mổ, ngoài việc nghỉ ngơi mẹ cũng nên kết hợp với động tác vận động nhẹ nhàng. Một ngày sau khi mổ, mẹ nên ngồi dậy, vận động tay chân và đi lại trong phòng. Những vận động này còn giúp vết thương mau lành, tăng cường nhu động ruột, tránh nguy cơ bị dính ruột.


Ngoài ra, để cải thiện sức khỏe của mình, mẹ sau sinh nên tham gia luyện tập một cách khoa học để sức khỏe ổn định trở lại, cũng như lấy được vóc dáng mong muốn. Một số bài tập aerobic, yoga nhẹ nhàng cho cơ bụng giành cho mẹ sau sinh cũng hiệu quả bất ngờ.


Vận động nhẹ nhàng
Vận động nhẹ nhàng

Cho con bú sau khi sinh mổ

Với trường hợp sinh mổ dưới hình thức gây tê, các mẹ hoàn toàn có thể cho con bú ngay sau đó 1 giờ. Còn đối với những sản phụ sinh mổ gây mê toàn thân thì có thể cho con bú sau đó khoảng 4-6 tiếng.


Cho con bú sớm không những là việc làm gắn kêt tình cảm mẫu tử mà còn giúp cung cấp những dưỡng chất cần thiết tăng sức để kháng cho bé và giúp mẹ giảm nguy cơ bị băng huyết. Hãy nhờ sự hỗ trợ của người thân để cho con bú trong tư thế thoải mái và dễ chịu nhất, tránh không tác động lên vết mổ.


Về thao tác cho bé bú, các mẹ hãy nhờ người thân hoặc y tá đỡ dậy, ngồi đúng tư thế để tránh tạo áp lực lên vết mổ.

Các mẹ hãy nhờ người thân hoặc y tá đỡ dậy, ngồi đúng tư thế để tránh tạo áp lực lên vết mổ.
Các mẹ hãy nhờ người thân hoặc y tá đỡ dậy, ngồi đúng tư thế để tránh tạo áp lực lên vết mổ.

Các bé sau mổ nên được chăm sóc thế nào?

Vì các bé sinh mổ sẽ thường có hệ miễn dịch yếu hơn các bé sinh thường nên các mẹ cần chú ý nhiều hơn về sức khoẻ của các bé.


Sữa mẹ rất tốt cho các bé dù sinh thường hay sinh mổ vì trong sữa mẹ có các oligosaccharides và các yếu tố khác giúp tăng cường hệ vi sinh đường ruột ở trẻ nhỏ. Vì thế, hãy cho bé bú sữa mẹ để có thể có được các vi khuẩn có lợi cho cơ thể. Ngoài ra, các mẹ nên thường xuyên bế ẵm, vỗ về bé để cân bằng tiền đình trong ba tháng đầu tiên.


Ngoài các mũi tiêm phòng cơ bản thì các mẹ cần tuân thủ theo lịch khám định kỳ để có thể phát hiện cũng như biết được tình trạng sức khoẻ của bé một cách kịp thời.


Mẹ cũng nên quan tâm đến các vấn đề dinh dưỡng cho bé kỹ hơn. Nếu mẹ có sử dụng thuốc giảm đau trong giai đoạn cho bé bú thì nên tham khảo xem các loại thuốc mình dùng có tác dụng phụ hay không. Khi bé đã hơn 6 tháng tuổi, các mẹ nên tìm hiểu về các loại đồ ăn dặm để có thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé tránh trường hợp bé bị nhẹ cân.

các mẹ nên thường xuyên bế ẵm, vỗ về bé để cân bằng tiền đình trong ba tháng đầu tiên.
các mẹ nên thường xuyên bế ẵm, vỗ về bé để cân bằng tiền đình trong ba tháng đầu tiên.

Trong tháng đầu sau mổ không để cơ thể nhiễm lạnh

Sau khi sinh nở, thận khí bị suy nhược nên sản phụ dễ bị nhiễm lạnh. Vì vậy, không được đụng tới nước lạnh quá sớm, không tắm nước lạnh, giặt quần áo hoặc uống đá lạnh. Tuy nhiên, nếu không đụng cả đến nước nóng, suốt tháng không lau mình như một số người quan niệm thì lại không tốt. Cơ thể lâu không tắm rửa sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, gây bệnh cho mẹ và lây sang con (như viêm miệng, tưa lưỡi, tiêu chảy)…Vậy nên mẹ có thể sau 3 hoặc 4 ngày sau sinh là có thể tắm được rồi, không nên để một tháng.


Tuy nhiên, cách tắm như thế nào là một vấn đề phải hết sức chú ý. Tắm nhanh và tắm dội là hai yêu cầu cơ bản. Tắm nhanh là thời gian tắm không nên lâu quá, từ 5 đến 10 phút là vừa. Còn tắm "dội" nghĩa là dùng vòi hoa sen hoặc dùng gáo múc nước, dội từ trên xuống dưới, không nên tắm trong bồn tắm hay trong chậu. Ngoài ra cần phải tắm ở nơi kín đáo, tránh gió lùa, nên tắm nước ấm, kể cả mùa hè hay mùa đông, khi tắm xong phải lau khô nhanh. Gội đầu cũng thế, không nên kiêng gội đầu đến một tháng, song phải gội nhanh và lau đầu cho nhanh khô, tốt nhất là dùng máy sấy để sấy khô tóc.

Sau khi sinh nở, thận khí bị suy nhược nên sản phụ dễ bị nhiễm lạnh.
Sau khi sinh nở, thận khí bị suy nhược nên sản phụ dễ bị nhiễm lạnh.

Chăm sóc vết mổ

Không được chủ quan về vết mổ sau sinh bởi rất nhiều nhân tố khách quan có thể gây ra những nguy hiểm không đáng có cho sản phụ. Chẳng hạn, khói thuốc lá làm cho những sản phụ sinh mổ gây co giãn mạch máu ở ngoại vi, giảm oxy đến mô… Hơn nữa, nếu mẹ sau sinh mổ mắc một trong các chứng bệnh về gan, thận sẽ khó lành vết thương hơn những người khỏe mạnh.


Sau khi từ viện trở về nhà phải làm theo những gì bác sĩ dặn và nhớ đừng tự ý bôi thêm bất cứ thứ gì đặc biệt lên vết thương nhé, việc này rất có thể làm vết thương bị nhiễm trùng đấy. Chú ý phải giữ sức khỏe cẩn thận, tránh các trường hợp bị bệnh vì khi đó sức đề kháng của cơ thể sẽ suy giảm, nguy cơ viêm nhiễm sẽ tăng lên đấy.


Vết mổ thường tự lành lại trong khoảng 7 ngày. Bạn không nên tự ý bôi thuốc hay bất kỳ thức gì lên vết mổ nếu không có sự cho phép của bác sĩ. Nếu thấy hiện tượng vết mổ chảy mủ, đau đớn và sưng tấy đỏ thì cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được xử lý kịp thời.

Chăm sóc vết mổ sau sinh
Chăm sóc vết mổ sau sinh

Tư thế nằm

Sau khi sinh mổ, nằm nghiêng là tư thế thích hợp nhất trong lúc này. Nằm nghiêng sang một bên và đặt một cái gối sau lưng sao cho cơ thể hợp thành với giường một góc 20-30 độ. Tư thế này sẽ giúp mẹ bớt đau hơn nhiều so với nằm ngửa do nó sẽ giảm tối đa những va chạm không cần thiết tạo nên những cơn đau của mẹ.


Lúc này có thể nằm thẳng và dùng gối, tuy nhiên vẫn nên nằm nghiêng đầu sang một bên, có thể có gối kê sau lưng (tốt hơn nữa khi kết hợp túi muối nóng) hoặc dùng chăn để đệm ở sau lưng làm sao cho thân người tạo với giường một góc 20-30 độ, mục đích của việc làm này là giảm va chạm đến vết mổ và giảm đau khi dịch chuyển cơ thể, giúp chị em cảm thấy dễ chịu hơn.


Nằm ngửa thường tạo cho chị em cảm giác dễ chịu. Tuy nhiên, sau khi mổ tác dụng của thuốc mê không còn nữa, vết mổ bắt đầu đau, nằm ngửa dưới giường sẽ cảm thấy đau đớn hơn, tử cung co thắt. Vì vậy, sản phụ nên nằm nghiêng và kê gối chăn cao sau lưng để lưng và giường có khoảng cách 20-30 độ nghiêng, để giảm việc di động của cơ thể, giúp vết mổ bớt đau và nhanh lành hơn.


Tư thế nằm sau sinh
Tư thế nằm sau sinh

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?