Việt Nam là một trong những quốc gia có tín ngưỡng Phật Giáo lớn trên thế giới. Vì thế, việc các đền chùa xuất hiện nhiều cũng là điều dễ hiểu. Số lượng người người viếng thăm cũng nhiều không đếm được. Qua bài viết Toplist sẽ chia sẻ cho các bạn những điều kiêng kỵ sau để tránh khi viếng thăm đền chùa nhé.
Đặt giày dép bên ngoài cửa chánh điện
Đôi khi đi viếng thăm đền chùa do một số lý do nào đó chúng ta lại vô tình quên mất thói quen đặt giày dép bên ngoài cửa chánh điện. Đó là một trong những điều kiêng kỵ nhất khi chúng ta viếng thăm những nơi linh thiêng như vậy.
Dù đây chỉ là một hành động nhỏ, nhiều người nghĩ nó sẽ không ảnh hưởng gì nhiều đến việc mình vào viếng thăm nhưng thật ra nó là cả một vấn đề vô cùng lớn và rất đáng lưu ý. Nó không chỉ cho những bậc thần linh thấy được thái độ thành kính của chúng ta mà còn chứng tỏ sự tôn trọng và thái độ tốt trong việc giữ vệ sinh quanh khu vực thờ.
Cúng dường công đức
Khi đi đền chùa, nhiều người thường có thói quen cúng dường công đức cho nhà chùa. Tuy nhiên, lại có một số hành động thiếu phản cảm khi cúng dường đó chính là rải tiền khắp nơi trên bàn thờ và tượng đài.
Bạn cũng biết đó là những bậc thần thánh đáng tôn trọng, họ không phải những người bình thường và có thể đem tiền nhét vào tay họ. Đó là một hành vi thiếu sự tôn trọng mà bạn cần phải tránh.
Mất trật tự
Bạn chỉ nên vui vẻ và ồn ào ở những nơi dành riêng để ồn ào, vui chơi. Còn đối với những nơi như đền chùa, mất trật tự chính là một trong những điều kiêng kỵ nhất.
Bởi, đền chùa là những nơi trang nghiêm, trang trọng dùng để người ta thể hiện lòng thành kính với những điều linh thiêng và đương nhiên tuyệt đối phải được giữ im lặng. Vì thế, nếu chúng ta đến chùa và có những hành động thiếu văn hóa như vậy thì cũng nên cải thiện nhé, đó là điều không hay đâu.
Không nên tự tiện đặt đồ mặn ở khu vực chính điện
Ở những nơi chay tịnh như đền chùa, việc bạn tự ý đặt đồ mặn để cúng ngay khu vực chính điện chính là một trong những điều kiêng kỵ rất lớn đấy. Đa số những các chùa và đền thường sử dụng đồ ăn chay nhiều hơn là mặn, việc đặt đồ mặn ở ngay chính điện là một việc làm hết sức không hay và mất đi sự tôn kính của bạn dành cho bậc thần linh mà bạn đang khấn vái.
Trừ khi nơi bạn viếng thăm có sử dụng đồ ăn mặn thì bạn mới được dùng đồ mặn để cúng và cũng chỉ nên để ở tượng thánh, thần dùng đồ mặn mà thôi nhé.
Không thể hiện tình cảm thái quá
Đôi khi, có những cặp vợ chồng hay người yêu vào viếng thăm đền chùa có những hành động thể hiện tình cảm trên mức bình thường. Đây là điều hết sức kiêng kỵ khi viếng thăm đền chùa mà bạn cần lưu ý. Như đã nói, đền chùa là những nơi linh thiêng, chúng ta đến đây nhằm mục đích thể hiện lòng tin chứ không phải thể hiện tình cảm với đối phương một cách thái quá.
Chúng ta yêu nhau và cùng nhau đi đền chùa viếng thăm là một điều tốt nhưng việc thể hiện tình cảm lãng mạn với nhau một cách thái quá là điều cần tránh nhé. Nó sẽ làm cho người xung quanh cảm thấy khó chịu và cho thấy bạn là một người không văn minh đấy.
Diện trang phục lịch sự khi đi vào đền chùa
Trong thời gian gần đây, những bài báo đưa tin về việc cách ăn mặc của người Việt Nam chúng ta khi đi viếng thăm đền chùa lại một lần nữa rung lên hồi chuông cảnh báo về văn hóa đi lễ chùa của chúng ta. Việc diện trang phục kín đáo và lịch sự khi đi vào đền chùa chính là yêu cầu và quy định cơ bản nhất mà thôi.
Bạn cần phải có ý thức tốt trong việc chuẩn bị và mặc trang phục sao cho phù hợp với môi trường của những nơi trang nghiêm như đền chùa, nó không chỉ cho thấy bạn là một người có văn hóa và giáo dục mà còn cho thấy bạn là con người đàng hoàng, thông minh nữa đấy.
Không tự tiện lấy bất kỳ vật chất nào của chùa
Chúng ta thường có thói quen lấy lộc của chùa về ăn để hưởng điều lành, may mắn. Đây là một nét văn hóa rất đẹp và hay nếu như nó được sự cho phép của những thầy sư. Khi chùa hoặc đền thực hiện nghi lễ cúng xong, những món lộc mới có thể được sử dụng được, còn nếu không chúng ta không nên cầm hoặc đụng chạm đến nó.
Vì đó là điều không hay và thiếu tôn trọng những bậc bề trên, chúng ta cần phải thật thành tâm, tôn kính thì những ước nguyện mới có thể như ý được.
Không lấy lộc để bàn thờ tại nhà
Khi đi đền chùa, việc lấy lộc khi được cho phép mà một điều tốt lành mà ai cũng mong muốn. Song, lại có những người sử dụng lộc xin được ở đền chùa về trưng tiếp trong nhà. Đây là một điều vô cùng kiêng kỵ mà bạn cần tránh, vì đó đều là những đồ đã cúng rồi thì không nên cúng tiếp.
Bên cạnh đó, không ai chắc rằng những đồ vật bạn lấy làm lộc và đem về nhà sẽ không ảnh hưởng đến vận may và phong thủy và nhà bạn.
Hạn chế làm phiền người khác khi chụp ảnh
Việc chúng ta viếng thăm những đền chùa và có những bức ảnh kỷ niệm sẽ không có gì là đáng nói nếu như chúng ta chụp ảnh một cách nghiêm túc và không bao giờ làm phiền người khác.
Tuy nhiên, việc chụp ảnh ở đền chùa cũng nên được hạn chế để tránh tình trạng phong thủy hoặc làm phiền đến những tượng phật, các nhà sư với những bức ảnh không nghiêm túc là điều không hay chút nào.
Không nên dâng nhiều hương nơi khu vực tượng đài
Khi đi đền chùa, chúng ta thường dâng hương để thể hiện lòng thành kính, đó chính là một thói quen rất tốt và đáng lưu giữ. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý trong việc thắp quá nhiều hương nơi những khu vực tượng đài.
Chúng ta nghĩ rằng đốt càng nhiều hương thì sẽ càng tốt và được chứng giám thật nhiều nhưng thật ra chúng ta chỉ đang làm phiền những người xung quanh mà thôi. Sẽ chẳng ai dễ chịu khi bị khói hương làm cho ngột ngạt và bí bách cả, chỉ cần bạn đốt một cây nhang thôi cũng đã đủ thể hiện tấm lòng rồi.