Top 7 Ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất tại Bình Định hiện nay

Bình Định không chỉ được biết đến với bãi biển xinh đẹp, núi non hùng vĩ, món ăn ngon mà còn nổi tiếng với những ngôi chùa linh thiêng, kiến trúc độc đáo. Nếu yêu thích văn hóa tâm linh thì trong chuyến du lịch Bình Định, chớ bỏ qua những ngôi chùa này. Cùng Toplist điểm qua ngôi những ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất tại Bình Định hiện nay.

Chùa Thiên Hưng

Chùa Thiên Hưng An Nhơn – Bình Định được xem là một trong những ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất tại Bình Định. Vị trụ trì của chùa – đại đức Thích Đồng Ngộ dù rất trẻ tuổi nhưng lại làm nhiều người kính nể bởi sự am tường phong thủy, tích cực trong các công việc hoằng pháp và từ thiện. Ngay cả các vị nguyên thủ Quốc gia cũng thường xuyên ghé thăm chùa mỗi lần có dịp về Bình Định..

Được xây dựng gần Đập Đá trên Quốc lộ 1, thuộc phường Nhơn Hưng, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định nhìn ra cánh đồng lúa, xung quanh có hào nước bao bọc. Khung cảnh trong chùa tràn ngập cây xanh, nước chảy, hai bên đường đi trong khuôn viên chùa là những hàng cây cảnh được chăm sóc tỉ mỉ.
Trong khuôn viên khu nhà cổ còn có bối cảnh rừng, phong thủy nhân tạo nên thơ. Tháp chuông 12 tầng đồ sộ cũng là một điểm nhấn của kiến trúc độc đáo ở chùa Thiên Hưng.

Được biết, đây cũng là nơi đang lưu giữ Ngọc Xá Lợi của Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni.

Khuôn viên chùa Thiên Hưng
Khuôn viên chùa Thiên Hưng
Tháp chuông.
Tháp chuông.

Chùa Long Khánh

Chùa Long Khánh đã có hơn 300 năm tuổi, tọa lạc tại số 141 đường Trần Cao Vân, phường Lê Lợi, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, trải qua những biến cố, thăng trầm của lịch sử ngôi chùa đã không còn giữ được kiến trúc vốn có. Nhưng nó vẫn toát lên sự trang nghiêm, tôn kính giữa lòng trung tâm thành phố Quy nhơn nhộn nhịp, sầm uất.

Ngôi chùa mang nét kiến trúc của người Hoa. Nhìn từ trên cao có thể thấy ngôi chùa được thiết kế theo hình chữ “Khẩu”. Được chia làm 2 khu vực chính: Thượng điện và Hậu điện, hai là 2 dãy Đông phòng và Tây phòng dành riêng có tăng ni, phật tử nghỉ tại chùa. Tại hậu điện có tượng đồng đức Thế Tôn cao 1,5 mét nặng hơn 1200 kg. Đáng chú ý là khi bước qua tam quan bạn sẽ thấy một tượng A Di Đà cao 17m đứng trên tòa sen làm bằng đá xanh được đặt trên ở đó.

Mặc dù đã qua bao lần trùng tu, tái tạo, chùa Long Khánh vẫn là một di tích lịch sử - văn hóa có giá trị. Đó là một trong hai ngôi chùa có niên đại cổ kính nhất ở Bình Định. Ngày nay, du khách gần xa khi đến chùa không thể không có những phút giây cảm giác tĩnh mịch, sâu lắng và tôn kính như đi vào cửa thế giới hư vô cực lạc.

Chính điện của chùa.
Chính điện của chùa.
Tượng phật A Di Đà
Tượng phật A Di Đà

Chùa Thập Tháp

Chùa Thập Tháp Di Đà tọa lạc ở thôn Vạn Thuận, xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Đây cũng chính là ngôi chùa cổ xưa nhất ở Bình Định.

Cái tên Thập Tháp bắt nguồn từ 10 tòa tháp Chàm phía sau chùa, tuy nhiên ngày nay mười thÁp đã không còn. Chỉ còn cái tên nhắc nhở chúng ta về sự tồn tại của chúng.

Kiến trúc chùa Thập Tháp Di Đà cấu tạo hình chữ Khẩu, có 2 lớp tường, Lớp ngoài là hàng rào chính từ tam quan vào. Trước chính điện có 1 hành lang thấp; cấu tạo đăng đối hai bên hông chính điện là 2 cổng phụ nối liền với dãy tường chạy cắt ngang chia thành 2 phần nội-ngoại của tổng thể. Chùa gồm có 4 khu vực chính: Khu chính diện; Khu Phương trượng; Khu tây đường; Khu vực đường. Các khu này nối với nhau bằng một sân nhỏ bên trong. Khu Phương trượng cũng có một một hành lang thấp và bậc kệ trang nhã.

Trong chùa còn có Hòn đá Chém, tương truyền “Hòn Đá Chém làm bậc cấp Phương trượng, do nhà Nguyễn kê đầu chém giết nghĩa quân Tây Sơn, xưa kia nằm trong khu vực thành Hoàng Đế, gần lăng Võ Tánh và Tháp Cánh Tiên”.

Khuôn viên chùa
Khuôn viên chùa
Hòn đá chém
Hòn đá chém

Chùa Sơn Long

Chùa Sơn Long tục gọi Chùa Hang tọa lạc tại Thôn Thuận Nghi, phường Nhơn Bình, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn 15km về phía Đông Bắc, cách thị trấn Tuy Phước 3 km về phía Nam. Chùa dựa lưng vào núi Hàm Long, tục gọi là núi Trường Úc, mặt hướng Đông Nam.

Tương truyền dưới chân núi phía sau chùa có tảng đá rất lớn trông giống miệng rồng, có hàm trên hàm dưới, một chiếc lưỡi nhỏ đưa ra ở chính giữa. Tảng đá có tên là đá Hàm Long, nay không còn nữa.
Trong khuôn viên chùa còn có trụ đá tạc 7 đầu rồng che một người ngồi kiết già ở giữa, cao hơn 3m, rộng 0m50, dày 0m30. Bức tượng được xác định là của người Chăm được tạc từ thế kỉ XIII.
Chùa Sơn Long mang lối kiến trúc cổ xưa, mộc mạc, khiêm tốn. Thế nhưng chính những điểm này cùng những năm tháng thăng trầm lịch sử đã mang lại nét cổ kính, u hoài, huyền bí cho ngôi chùa, thu hút khách thập phương đến vãn cảnh.
Khung cảnh chùa
Khung cảnh chùa

Chùa Minh Tịnh

Chùa tọa lạc tại số 35 đường Hàm Nghi, phường Ngô Mây, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Chùa có diện tích khoảng 1 ha. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông và được xây dựng vào năm 1917.

Trước chùa có Tam quan xây đá, ba cửa cuốn vòm, mái đúc xi măng giả ngói. Cửa giữa cao gần 4m, hai cửa hai bên thấp hơn, nhìn chung khá đồ sộ và vững chãi.Trên cửa giữa có cổ lâu, đắp nổi hàng Phan văn và tượng Phật Thích Ca thành đạo. Dưới vòm cuốn có biển hiệu chùa: Sắc Tứ Minh Tịnh Tự (chùa Minh Tịnh được vua ban biển Sắc tứ).

Bên trong ngõ, giữa sân có tượng đài Phật Thích Ca nhập định ở Long Cung. Sau tượng đài tới chánh điện. Chánh điện là một ngôi nhà ngang, tọa hướng Đông, xây gạch lợp ngói, dài 12m, rộng 8m, diện tích 96m2, nền cao 1m, từ nền lên nóc cao 8m, mái chồng diêm, có cổ lầu, trên nóc có tượng lưỡng long chầu chữ A.

Trong chùa còn có tháp Tổ Huệ Pháp mới được trùng tu.

Khung cảnh trước chùa.
Khung cảnh trước chùa.
Chánh điện chùa Minh Tịnh.
Chánh điện chùa Minh Tịnh.

Chùa Nhạn Sơn

Chùa Nhạn Sơn tọa lạc ở thôn Nhạn Tháp, xã Nhơn Hậu, TX.An Nhơn, Bình Định. Ngôi chùa có 2 pho tượng đá cổ, thường gọi Ông Đỏ và Ông Đen, cao khoảng 2,8 m và nổi tiếng linh thiêng.

Hai pho tượng được tạc bằng đá khối liền nhau, mỗi tượng cao gần 3 m, nặng cả tấn được đặt trong chánh điện chùa Nhạn Sơn. Năm 1977 một đoàn khảo cổ từ Hà Nội vào đã xác định hai pho tượng đá này có từ thế kỷ 13 (cách đây hơn 700 năm) và ngôi chùa được trùng tu từ cách đây hơn 400 năm. Đây là hai tượng Dvarapalla (Môn Thần) với ý nghĩa người bảo vệ cho đạo pháp, đứng đối xứng nhau 2,3m rất sống động. Nghệ thuật điêu khắc mang phong cách điển hình của nghệ thuật điêu khắc Chămpa thế kỷ XII, XIII. Hai tượng đá được sơn đen, đỏ tượng trưng cho ông thiện và ông ác trong tín ngưỡng của người Việt.

Chùa Nhạn Sơn nổi tiếng về sự linh thiêng, có dịp đến đó du khách có thể đạt được những ước vọng tốt đẹp cho mình, cho người khác.

Chánh điện chùa
Chánh điện chùa
Tượng Ông Đen, Ông Đỏ.
Tượng Ông Đen, Ông Đỏ.

Chùa Ông Núi

Chùa Linh Phong được xây dựng năm 1702 trên lưng chừng một ngọn đồi nằm ở nam núi Bà thuộc xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định ngày nay. Ngôi chùa cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 30km. Là di tích Lịch sử - Văn hóa Quốc gia, đến nay đã qua 12 đời thừa kế. Hàng năm, lễ hội chùa Ông Núi vào dịp 24 và 25 tháng Giêng âm lịch - ngày giỗ ông Tổ Viên Minh của chùa. Trong dịp này, có hàng ngàn người dân trong tỉnh và du khách hành hương về viếng Phật, ngắm cảnh và đến hang Tổ để dâng hương ngưỡng vọng công đức của Ông Núi.

Từ đường nhựa, đi vào chân núi khoảng vài trăm mét chúng ta sẽ gặp hàng cột được trang trí công phu mở lối đi quanh co theo sườn núi được tạo bởi hàng ngàn bậc đá có từ hơn ba thế kỷ trước. Những bậc đá được hình thành từ những khối đá lớn xếp chồng lên nhau. Du khách phải đi bộ hết hàng trăm bậc đá từ chân núi Bà lên, với độ cao hơn 100m sẽ thấy cổng tam quan của chùa. Khuôn viên chùa luôn mát rượi nhờ những tán cây cổ thụ như phượng, mít, bàng,… và có rất nhiều liễu, hoa được trồng chung quanh hồ nước rộng, trong vắt. Từ phía trước Chánh điện chùa với tượng Phật Bà, đi về hướng tây có một cây cầu nhỏ dẫn lên các mộ Tháp và lên hang Tổ nằm trên núi phía sau chùa.

Cổng Tam Quan.
Cổng Tam Quan.
Khuôn viên trong chùa
Khuôn viên trong chùa

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?