Lạm phát tăng cao ở các quốc gia khiến ảnh hưởng về mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia. Lạm phát không chỉ làm giảm giá trị thật của các tài sản không có lãi mà còn hao mòn giá trị của các tài sản có lãi, tức là làm giảm thu nhập của mỗi quốc gia. Dưới đây là danh sách một số quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao, hãy tìm hiểu kỹ hơn tình trạng này nhé.
Ngày 14/1/2016, Bộ trưởng kinh tế của quốc gia này đã tuyên bố kiềm chế lạm phát và cân bằng ngân sách là những mối lo hàng đầu hiện nay. Tại cuộc họp, ông cho biết, chính phủ sẽ cố gắng kìm hãm lạm phát tới mức 20 đến 25% trong năm nay như mục tiêu đề ra, đồng thời bày tỏ quan ngại về tình trạng thâm hụt ngân sách tương đương 7% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong bối cảnh đất nước đang tăng cường xuất khẩu. Và cũng theo ông nói, kinh tế của quốc gia này sẽ đạt mức tăng trưởng từ 0,5 đến 1% trong năm nay và vào khoảng trung bình 4,5% trong 3 năm tới.
Kinh tế của Cộng hòa Trung Phi là một nền
kinh tế kém phát triển nhất trên thế giới. Nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn (
55%) trong tổng sản phẩm quốc nội và cơ bản là nền
nông nghiệp tự cung tự cấp. Nước này có tỷ lệ lạm phát vẫn đang còn ở mức cao trên thế giới.
Một số thông tin kinh tế cơ bản của quốc gia này:
- GDP: 3,33 tỷ USD
- GDP đầu người: 700 USD
- Tăng trưởng GDP: -14,5%
- Lạm phát: 7%
- Nhập khẩu 218,6 triệu USD, sản phẩm chủ yếu là lương thực, dệt may, dầu mỏ...
Lạm phát ở Nam Sudan tăng gấp đôi trong khoảng thời gian gần đây, tỷ lệ lạm phát hàng năm xấp xỉ 660%. Hiện tại nước này vẫn còn đang tiếp tục vật lộn trong bối cảnh xung đột dân sự. Sau khi kết thúc nội chiến vào năm 2013, nền kinh tế của quốc gia này đã bị ảnh hưởng nặng nề, đẩy giá lương thực và các loại mặt hàng khác lên cao hơn. Theo cục thống kê của quốc gia Nam Sudan tuyên bố rằng, lạm phát tăng từ 309,6% lên đến 661,3% trong vài tháng gần đây, do giá thực phẩm và đồ uống không chứa cồn tăng đến 77,7%.
Trong những năm gần đây, Venezuela trở thành một trong những nước có tỷ lệ lạm phát cao nhất thế giới. Chưa đầy 1 năm sau khi Tổng thống Hugo Chavez qua đời, quốc gia này đang phải đối mặt với nguy cơ suy sụp kinh tế. Tình trạng lạm phát tăng vọt và đồng nội tệ bị mất giá chóng mặt và dự trữ ngoại hối lao dốc. Theo các chuyên gia, tình trạng lạm phát ở nước này có thể lên tới 1.200%, đồng tiền bị mất giá kèm theo hàng hóa có giá "cắt cổ". Quỹ tiền tệ quốc tế ước tính lạm phát ở nước này lên tới 720% trong năm nay. Tuy nhiên theo một số ý kiến của các nhà phân tích kinh tế, tỷ lệ này thậm chí có thể cao hơn 1.200%.
Hiện tại Triều Tiên đã tăng cường các chính sách nhằm cải tiến nền kinh tế. Đã có một số sự chuyển biến trong nền kinh tế nước này, đã có sự tiến bộ trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng các cải cách kinh tế cơ bản vẫn chưa xuất hiện. Do vậy, Triều Tiên vẫn đang ở trong tình trạng lạm phát cao và thiếu nhiều nguồn cung ứng hàng hóa các loại. Trước đây Triều Tiên có tình trạng lạm phát vào khoảng 130 - 140% một năm, tuy nhiên trong những năm gần đây tình trạng lạm phát tuy đã chậm lại nhưng vẫn còn cao. Khoảng thời gian 3 - 6 tháng vừa qua Triều Tiên đang gặp tình trạng lạm phát tăng mạnh lên tới 200% tính theo năm.