Bóng bay là vật thể quen thuộc với hầu hết mọi người và đặc biệt gần gũi với trẻ nhỏ. Nhưng những điều kì diệu từ bóng bay không phải ai trong chúng ta cũng biết. Hãy để con trải nghiệm những thí nghiệm vui với bóng bay cực độc đáo trong bài viết dưới đây của Chúng tôi để biết những quả bóng bay tưởng giản đơn trong cuộc sống hằng ngày của chúng lại đặc sắc và siêu phàm đến dường nào. Để qua đó, các bé học được những bài học thực tế quý giá từ những trải nghiệm đó!
Làm tàu đệm khí
Chuẩn bị:
- Đĩa CD,
- Nắp chai rửa bát,
- Keo dính,
- Quả bóng bay,
Thí nghiệm:
- Bạn có thể tạo ra phương tiện di chuyển nhờ đệm không khí (hovercraft). Để nạp nhiên liệu cho phương tiện, bạn chỉ việc thổi hơi vào quả bóng.
- Không khí từ quả bóng sẽ được giải phóng, khiến đĩa CD di chuyển rất êm do hầu như không ma sát với mặt bàn. Nắp chai có thể vặn để đóng mở giống vai trò của một chiếc van.
Bóng bay không cháy
Chuẩn bị:
- Bóng bay
- Nước
- Bật lửa
- Nến
Thí nghiệm:
- Thông thường, khi hơ quả bóng bay trên ngọn lửa, bóng sẽ lập tức nổ tung.
- Tuy nhiên, nếu cho nước vào trong, nước sẽ hấp thụ nhiệt tỏa ra từ ngọn nến, làm nguội vỏ bóng, khiến bóng không cháy.
Đâm que nhọn xuyên qua bóng bay
Chuẩn bị:
- Bóng bay,
- Que nhọn,
- Băng dính
Thí nghiệm:
- Tại các điểm được dán băng dính trên bề mặt quả bóng thổi căng, bạn có thể đâm que nhọn xuyên qua mà không khiến bóng nổ do liên kết ở các điểm này rất bền vững.
- Bạn cũng có thể đâm que từ chỗ thắt bóng xuyên qua đỉnh bóng, những phần có màu sắc thẫm do tại điểm đó bóng không bị kéo quá căng.
Biến lon nước thành con lăn
Chuẩn bị:
- Bóng bay
- Lon coca
- Áo len
Thí nghiệm:
- Thổi căng quả bóng rồi cọ xát với áo len, sau đó đưa lại gần lon coca rỗng đặt nằm trên bàn, bạn sẽ thấy lon như bị hút vào.
- Bạn có thể điều khiển hướng và tốc độ di chuyển của lon coca theo quả bóng.
Giải thích: Điều này xảy ra do quả bóng cọ xát với tay áo len, tạo ra hiện tượng tĩnh điện, thu hút từ tính ở lon coca.
Tạo âm thanh kèn hơi tại nhà
Chuẩn bị:
- Ốc vít
- Bóng bay
Thí nghiệm:
- Bỏ một vài ốc vít đầu lục giác vào trong quả bóng rồi thổi lên, cẩn thận buộc chặt lại.
- Giữ tay ở phần vừa buộc rồi xoay tròn quả bóng, âm thanh được tạo ra nhờ những chiếc ốc vít bên trong chuyển động thành vòng tròn và chạm vào thành quả bóng.
Tạo vòi phun nước
- Chai nhựa
- Que nhọn
- Ống hút
- Nước lạnh
- Bóng bay
- Màu nước
Thí nghiệm:
- Sử dụng vật nhọn tạo một lỗ ở giữa thân chai rỗng đủ để một ống hút xuyên qua và cố định ống hút.
- Đổ nước gần đầy chai, sau đó đặt miệng quả bóng vừa thổi căng bao quanh miệng chai.
- Không khí trong quả bóng sẽ giải phóng xuống chai nước, đẩy nước trong đó ra ngoài theo lỗ thoát ống hút.
Bẻ cong dòng nước
Chuẩn bị:
- Bóng bay
- Tóc
- Vòi nước
Thí nghiệm:
- Thổi bóng bay
- Tạo ma sát với tóc
- Đưa bóng bay lại gần vòi nước đang chảy
Giải thích:
- Cũng giống như các thí nghiệm trên, bóng bay ma sát với đầu tóc tạo ra hiện tượng tĩnh điện.
- Nước ở đây có vai trò như vật dẫn, khi gặp vật tích điện sẽ bị phân cực, khiến dòng chảy bị bẻ cong.
"Nam châm" hút giấy
Chuẩn bị:
- Bóng bay
- Giấy vụn
Thí nghiệm:
- Thổi quả bóng, chà xát lên đầu tóc ai đó và đưa lại gần những mẩu giấy xé vụn, bạn sẽ thấy những mẩu giấy này bị hút vào.
Giải thích:
- Lý giải cho điều này là vì đã có hiện tượng tĩnh điện tạo ra khi ma sát bóng bay với tóc.
Tự chế áp kế
Chuẩn bị:
- Bóng bay
- Lọ thủy tinh
- Dây chun
- Que nhựa
- Kim
- Băng dính
- Hồ dán
Thí nghiệm:
- Áp kế dùng để đo áp suất khí quyển. Trong thí nghiệm này, sau một thời gian, kim của "áp kế" không chỉ đúng vạch ban đầu bởi áp suất không khí đã thay đổi.
Giải thích:
- Khi áp suất không khí ở bên ngoài cao hơn ở bên trong lọ, phần vỏ bóng bị kéo vào và cây kim chếch lên.
- Nếu áp suất không khí ở bên ngoài thấp hơn, phần vỏ bóng sẽ bị căng ra và cây kim chếch xuống.
- Điều này giúp bạn dù ở trong nhà nhưng vẫn nắm được sự thay đổi áp suất và thời tiết bên ngoài.
Thổi bóng bằng giấm
- Giấm
- Baking soda
- Bóng bay
- Chai nhự
Thí nghiệm:
- Đổ giấm vào 1/4 chai nhựa
- Cho một muỗng canh baking soda vào trong quả bóng, rồi nhẹ nhàng đặt miệng bóng bao quanh cổ chai.
Giải thích:
- Phản ứng hóa học giữa baking soda và giấm tạo ra khí CO2, lượng khí này tăng dần và thoát ra khỏi chai, khiến bóng tự thổi phồng.