Top 10 Vùng đất nguy hiểm nhất thế giới
Những địa danh này được xếp là nguy hiểm tính mạng nhất thế giới.
San Pedro Sula là thành phố có tỷ lệ giết người cao nhất thế giới, vượt qua cả Mexico Ciudad Juarez. Trung bình cứ 100.000 dân thì có 169 vụ giết người trong một năm, tương đương một ngày xảy ra 3 vụ. Ngoài giết người, thành phố này còn đầy rẫy buôn bán ma túy, vũ khí bất hợp pháp, chiến tranh băng đảng. Đối với người dân thường, điều xa xỉ với họ là được an toàn khi thành phố gần như bị kiểm soát bởi các băng đảng ma túy. Pháp luật ở đây là hoàn toàn vô tác dụng.
Hồ Kivu nằm trên biên giới giữa Cộng hòa Dân chủ Congo và Rwanda, là một trong những hồ lớn của Đông Phi. Hồ Kivu thường xuyên sôi lên sùng sục, có khi diễn ra trong mấy tuần lễ. Nước sôi tới nhiệt độ có thể luộc chín cá, người dân địa phương chỉ cần vớt cá lên là ăn được luôn. Nguyên nhân khiến nước sôi là do cách hồ không xa là một núi lửa đang hoạt động, dung nham nóng chảy vào hồ khiến nước hồ tăng nhiệt độ.Hơn thế, ẩn dưới đáy hồ là một kho nhiên liệu hơn 250 km3 khí cacbon đioxit cùng với 65 km3 khí gas metan đủ để cung cấp điện cho vài quốc gia lân cận.
Nằm lẻ loi ở Nam Đại Tây Dương, hòn đảo này nổi tiếng là nơi sinh sống duy nhất của loài rắn hổ lục đầu vàng. Tuy rắn hổ lục đầu vàng là loài đang có nguy cơ tuyệt chủng ở những nơi khác trên thế giới nhưng trên đảo này thì cứ một mét vuông có từ 1 - 5 con. Loại rắn này khi trưởng thành có thể dài hơn nửa mét và có nọc độc mạnh gấp 5 lần so với nọc các loài rắn độc khác. Loại nọc độc này không chỉ "tiễn" nạn nhân về cõi chết nhanh chóng mà còn giúp hổ lục đầu vàng dễ dàng nuốt con mồi hơn. Những câu chuyện về người chết vì rắn trên đảo được lan truyền vô số.Vì sự hiện diện quá đông đúc của loài động vật nguy hiểm chết người này, Hải quân Brazil đã cấm không cho ai được tới đảo ngoại trừ các nhà khoa học và người canh gác ngọn hải đăng.
Sa mạc Danakil nằm ở Ethiopia - một quốc gia thuộc châu Phi, được xem là nơi nóng nhất thế giới với nhiệt độ giao động từ 37 đến 62 độ C, có nhiều muối, đá đỏ, quặng lưu huỳnh. Vùng lõm này là nơi sinh sống duy nhất của người Afar với nền kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào nghề khai thác muối thủ công. Đây là công việc khá nguy hiểm vì nhiệt độ cao có thể gây tử vong cho những người thợ khai thác và đôi khi có những trận động đất xảy ra làm lở đất và nuốt chửng cả những chú lạc đà. Bên dưới vùng trũng là dòng dung nham sôi sục chỉ cách bề mặt 20km. Lớp đất ở đây cũng đang ngày một mỏng đi do những chuyển động kiến tạo. Nước ngọt cực kỳ khan hiếm và trở thành mặt hàng quý giá, những nơi có nước hầu như đều nhiễm đặc lưu huỳnh. Đây hiện là nơi hội tụ của các thảm họa chết người như núi lửa, mạch nước phun, động đất và nước siêu nóng vô cùng độc hại.
Istanbul nổi tiếng là thành phố lớn nhất và là trung tâm kinh tế - văn hóa của Thổ Nhĩ Kỳ lẫn của thế giới với hơn 13,5 triệu người, nhưng lại là nơi có quá nhiều trận động đất kinh hoàng xảy ra, có sức phá hủy cả thành phố, điển hình là trận động đất năm 1509 đã đánh sập toàn bộ công trình kiến trúc nơi đây. Dự kiến đến năm 2025, Istanbul còn phải đối mặt với hàng loạt trận động đất nữa. Người dân nơi đây luôn sống trong nỗi hoang mang, nhất là những người sống dưới cơ sở hạ tầng thấp kém.
Thung lũng Juarez nằm trên biên giới giữa Mexico và bang Texas của Mỹ với những cánh đồng bông trải dài hơn 60 km, được mệnh danh là "Thung lũng Sát nhân"vì đây là “lãnh địa” của bọn buôn ma túy, bắt cóc, buôn người,… Mỗi ngày ít nhất xảy ra 2 vụ án mạng, cuộc sống người dân bị đe dọa đến mức không ai dám ra đường, nhưng không thể báo cảnh sát hoặc trả lời phóng viên nếu muốn bảo toàn mạng sống. Rất ít cảnh sát đủ can đảm nhận nhiệm vụ ở đây vì hoặc bị tội phạm truy sát thảm khốc, hoặc phải chọn cách thông đồng với chúng để được sống. "Bọn buôn ma túy, chứ không phải cảnh sát, áp đặt luật ở đây. Nếu bạn muốn sống, bạn phải tuân thủ luật của chúng" là lời bình luận của một người dân. Từ dân số 60000 người, ngày nay thung lũng chỉ còn lại 5000 người và lí do họ còn ở lại là vì không thể vượt hàng rào cao 5,4m ở biên giới Mỹ - Mexico.
Thành phố Camden được coi là địa ngục giữa nước Mỹ hoa lệ, với dân số chỉ 77 000 người nhưng mỗi năm có đến 2000 tội ác xảy ra, 57 trong số đó là giết chóc. Theo thống kê, 40% dân số của Camden sống trong cảnh nghèo đói, bình quân thu nhập chỉ là 13.385USD/ người, tỉ lệ thất nghiệp ước tính lên tới 30-40%, và có tới 70% học sinh cấp 3 bỏ học mỗi năm. Ở đây, tham nhũng tràn lan đã trở thành vấn đề muôn thuở, có hàng trăm chợ bán ma túy công khai do các băng đảng tội phạm điều hành, từ băng Bloods tới băng MS-13, và đây là một trong vài ngành kinh doanh hiếm hoi trở nên thịnh vượng trong thành phố.
Đường Bắc Yungas ở Bolivia là đường đèo nguy hiểm bậc nhất đối với tài xế bởi nhiều khúc cua hẹp, sương mù bao phủ, đường trơn trượt và sườn núi cheo leo. Cứ hai tuần lại có ít nhất một tai nạn xảy ra, khoảng 200 người đã thiệt mạng mỗi năm trong các vụ tai nạn nghiêm trọng. Tuy nhiên người dân vẫn phải qua lại bất chấp thời tiết xấu vì đây là con đường duy nhất trong vùng.
Nằm trên một diện tích khoảng 200 km2, Mayak là một trong những vị trí được canh giữ nghiêm ngặt nhất hành tinh. Được xây dựng ngay sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc, Mayak là cơ sở chế tạo vũ khí hạt nhân đầu tiên của Liên Xô. Chất thải hạt nhân được đổ trực tiếp vào sông Techa cạnh đó trong nhiều năm cho đến khi nó trở nên quá ô nhiễm, chính quyền Liên Xô mới cho xây dựng bể chứa chất thải vào năm 1953. Ngày 29/9/1957, hệ thống làm lạnh bị trục trặc đã làm chất thải bên trong khô cạn, nóng đến 350oC và gây nổ. Tổng lượng phóng xạ thoát ra đo được là 20 triệu Ci, gấp 10 lần lượng phóng xạ đã đổ vào sông Techa trước đó, độc đến nỗi các cây thông trong vùng đều chết hết trong vòng 18 tháng. 93% lượng phóng xạ đã ngấm vào đất dưới đáy hồ và 60% lượng này đã hòa vào nguồn nước ngầm, khiến khoảng 25.000km2 đất và 436.000 người bị nhiễm xạ.
Đường Huashan nằm ở đoạn cuối của dãy núi Qinling, phía Nam tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Con đường này thực sự là một nỗi ác mộng, khi chỉ được tạo nên bởi một vài tấm gỗ sơ sài và một sợi xích để người đi đường bám vào, không có hàng rào trong khi dưới chân là vực núi cheo leo. Mặc dù các biện pháp an toàn đã được thực hiện, như đóng cửa những đoạn đường nguy hiểm, xây các bậc thang đá và làm con đường mòn rộng hơn, nhưng hàng năm vẫn có người thiệt mạng ở đây.