Ngữ Văn là một trong số những môn chính, đóng vai trò quan trọng trong kì thi THPT Quốc gia sắp đến. Việc ôn luyện môn Văn sao cho đầy đủ, phù hợp để chuẩn bị cho kì thi sắp đến là hết sức cần thiết, nhất là với các bạn chọn môn này làm môn xét tuyển Đại Học. Hôm nay, Toplist xin chia sẻ với các bạn các bí quyết hữu ích để ôn tập tốt môn Ngữ Văn cho kì thì Đại Học sắp đến. Hãy cùng xem đó là những phương pháp học tập nào, bạn nhé!
Áp dụng phương pháp học thuộc bài bằng sơ đồ tư duy
Đây là một trong số những cách học tốt, ôn tập tốt môn Văn cho kì thi Đại Học sắp đến cực kì hữu hiệu. Việc chuẩn bị cho kì thi quan trọng này đòi hỏi bạn phải trải đều thời gian cho nhiều môn và nhiều bài tập. Chính vì thế nên có đôi lúc bạn sẽ mệt mỏi khi phải nhớ rất nhiều kiến thức của các môn học. Hơn gì hết, học bằng sơ đồ tư duy sẽ cải thiện điều này.
Bằng cách tự mình hệ thống lại kiến thức đã học trên lớp bằng sơ đồ tư duy, sẽ là cách để bạn ghi nhớ bài học nhanh hơn rất nhiều. Bạn có thể vẽ sơ đồ vào cuốn sổ tay nhỏ, đem theo bên mình và xem khi rảnh rỗi, chắc chắn bạn sẽ nhớ lâu hơn. Việc nhớ kiến thức môn Ngữ Văn không hề khó, quan trọng là bạn phải kiên trì, tập trung và nghiêm túc học tập thì chắc chắn sẽ thành công.
Chăm chỉ làm bài tập
Giải thích ngắn gọn
Đối với phần Nghị luận xã hội, không viết thành bài, dung lượng từ 2/3 đến 1 trang giấy thi. Đoạn văn phải đầy đủ các phần: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Vấn đề nghị luận được lấy từ văn bản phần đọc hiểu nên phải đọc kĩ và hiểu thấu đáo văn bản đọc hiểu. Trong đề thi, đối với câu viết đoạn, các bạn cần nắm được các dạng đoạn văn thường gặp như nghị luận về một đạo lý, hiện tượng xã hội, thông điệp rút ra từ văn bản đọc hiểu.
Chẳng hạn, đối với đoạn văn nghị luận về một hiện tượng đời sống (xã hội), chỉ cần trả lời những câu hỏi sau: Vấn đề đó đang diễn ra như thế nào? Nó ảnh hưởng tốt hay xấu đến đời sống, xã hội? Nguyên nhân của vấn đề là gì? Kết quả hoặc hậu quả của vấn đề? Có cách nào để cải thiện hoặc phát triển thêm hay không?
Đối với đoạn văn nghị luận về một thông điệp gợi ra từ ngữ liệu (đoạn trích) phần đọc hiểu, học sinh cần lựa chọn thông điệp trước khi bàn luận. Mà trong một ngữ liệu (đoạn trích) phần đọc hiểu có thể có nhiều thông điệp. Do vậy, học sinh cần giải thích ngắn gọn: Dựa trên cơ sở nào mà chọn thông điệp đó, tiếp đó trả lời câu hỏi Tại sao? Nếu ngược lại thì như thế nào? và rút ra bài học cho bản thân.
Ghi nhớ nhiều dẫn chứng
Đây là một trong số những việc rất quan trọng và hữu ích, phục vụ bài viết của bạn, nhất là những dẫn chứng nghị luận xã hội. Một bài viết nghị luận xã hội khi đọc có nhiều sự liên hệ, dẫn chứng thực tế sẽ tạo thiện cảm, ấn tượng tốt với người đọc. Chúng ta không nên cứ mãi dùng một dẫn chứng cũ đã quá nhiều người biết trước đó thì sẽ tạo sự nhàm chán, đơn điệu. Thay vào đó, học thuộc nhiều dẫn chứng mới mẻ và vận dụng chúng một cách thuần thục, hợp lí, chắc chắn bài viết của bạn sẽ được đánh giá cao. Đó cũng là cách giúp bạn làm tốt môn Văn trong kì thi Đại Học.
Việc học thuộc nhiều dẫn chứng không đòi hỏi bạn quá nhiều thời gian, công sức. Chỉ cần bạn chú ý những sự kiện mới trong xã hội thông qua báo đài, truyền hình, mạng internet. Thời gian chúng ta lướt facebook, zalo,...thì chúng ta xem qua một vài tin tức xã hội trong và ngoài nước để tìm hiểu thêm những thông tin mới mẻ, sẽ giúp ích cho bạn hơn rất nhiều.
Đọc nhiều sách
Sách là kho tàng tri thức của nhân loại. Đọc nhiều sách chính là cách để chúng ta tiếp thu những tinh hoa, nét đẹp ấy. Để học tốt môn Văn, bạn cần phải có kiến thức sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, để có thể vận dụng, liên hệ, tạo chiều sâu cho bài viết của mình. Hơn gì hết, đọc nhiều sách chính là phương pháp hữu hiệu giúp bạn làm được điều đó, và đó cũng chính là cách ôn tập môn Văn hiệu quả để bạn đạt kết quả cao trong kì thi Đại Học.
Việc đọc nhiều loại sách khác nhau sẽ giúp ích cho bạn tiếp cận được nhiều kiến thức hơn. Tốt nhất bạn không nên chú trọng vào riêng một loại sách chuyên môn về lĩnh vực nào đó, mà cần tìm hiểu nhiều lĩnh vực để tạo sự đa dạng, sâu rộng cho kiến thức của mình. Đọc sách có rất nhiều lợi ích: bạn học được cách thành lập bố cục và trình bày ý tứ, quan điểm của mình sao cho logic thông qua các bài viết khoa học; bạn học được cách trau chuốt câu văn, tạo được nhiều mỹ từ qua các tác phẩm văn học,... Tất cả đều sẽ giúp ích cho bạn trong việc mở rộng kiến thức của mình, từ đó vận dụng vào bài văn sẽ làm tăng sự hấp dẫn, cũng như tạo được ấn tượng tốt với giám khảo chấm bài bởi vốn hiểu biết sâu rộng, độc đáo của mình.
Luyện viết văn
Luyện viết nhiều cũng là một trong số những phương pháp hữu hiệu giúp bạn ôn tập môn Văn chuẩn bị cho kì thi Đại Học. Học thì phải đi đôi với hành. Chúng ta học lý thuyết trên lớp, học cách tìm hiểu một đề văn thì chúng ta nên tập tự kiểm tra mình bằng cách luyện viết những dạng đề đó. Bạn có thể thực hành viết đoạn mở bài, kết bài sao cho chuẩn. Nếu đã ổn rồi thì chúng ta bắt đầu tự tính giờ cho mình và viết một bài văn hoàn chỉnh. Tốt nhất khi viết xong, bạn có thể trao đổi với bạn bè hoặc thầy cô để cùng nhau góp ý, hoàn thiện hơn.
Chỉ cần một tuần dành ra ít thời gian luyện viết, chắc chắn kĩ năng viết của bạn sẽ ổn hơn đấy. Cố gắng tập trung và nghiêm túc làm bài, chắc chắn đến kì thi, bạn sẽ quen tay và hoàn thành tốt bài viết của mình mà không bị dư hay thiếu thời gian.
Ôn tập kĩ phần Tiếng Việt
Phần Tiếng Việt (kĩ năng đọc - hiểu) là một phần khá quan trọng trong cấu trúc đề thi Ngữ Văn. Việc ôn tập tốt phần Tiếng Việt sẽ giúp bạn dễ dàng đạt tròn số điểm ở mục này. Để làm được điều đó không hề khó.
Điều trước tiên, chúng ta cần chuẩn bị cho mình nền tảng kiến thức cơ bản vững chắc về phần Tiếng Việt. Các khái niệm, ví dụ, đặc điểm nhận dạng từ loại, biện pháp tu từ, phương thức biểu đạt,..bạn cần phải nắm chắc và nắm rõ. Thêm vào đó, chúng ta phải luyện tập, làm bài tập thường xuyên để nâng cao sự nhạy bén, khả năng nhận dạng của mình. Điều đó đòi hỏi ở bạn sự cố gắng học tập, nghiêm túc học bài. Thành quả bạn đạt được sau những cố gắng đó chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng. Đây cũng chính là một trong những bí quyết ôn tập môn Văn hiệu quả cho kì thi Đại Học mà bạn có thể tham khảo.
Chuẩn bị nền tảng kiến thức lí luận văn học
Lí luận văn học vốn dĩ không được tính điểm trong thang điểm bài viết. Tuy nhiên, nó cũng hỗ trợ chúng ta rất nhiều trong việc hình thành bài viết tốt. Phần kiến thức lí luận văn học không phải ai cũng có thể tiếp cận và học tốt một cách dễ dàng, vì vốn dĩ nó tương đối khó. Thế nhưng nếu nắm được những kiến thức cơ bản, nền tảng của lí luận văn học, bạn sẽ tạo được cơ sở vững chắc để làm tiền đề cho lập luận của mình. Chính vì thế nên phương pháp học tập này khá hữu hiệu cho bạn trong việc ôn tập môn Văn cho kì thi Đại Học sắp tới.
Trong chương trình Ngữ Văn 12 có một số văn bản dạy phần lí luận văn học, chúng ta nên tìm hiểu qua và nắm được trọng tâm của nó. Phần này không nhất thiết bạn phải sành sõi, nhuần nhuyễn học thuộc một cách máy móc. Hơn gì hết, nếu nắm được nhiều thì tốt, còn nếu bạn không đủ thời gian thì nắm những phần kiến thức nền tảng là ổn. Một bài viết có sự liên hệ, dùng lí luận văn học để gợi mở, dẫn dắt vấn đề thì sẽ tạo được ấn tượng tốt với người đọc. Tuy nhiên bạn cần chú ý không nên lạm dụng lí luận quá nhiều, vì nó sẽ như "con dao hai lưỡi". Tốt nhất chúng ta nên tìm hiểu kĩ và học tập nghiêm túc thì sẽ mang lại hiệu quả như ý muốn.
Tránh lạm dụng quá nhiều sách tham khảo
Học trên lớp kết hợp xem bài giảng online
Tham khảo và luyện tập nhiều dạng đề khác nhau
Tìm hiểu sâu những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong mỗi tác phẩm
Với đề văn nghị luận văn học thường là nghị luận về một đoạn thơ/bài thơ (nhất là nghị luận về một đoạn trích thơ); Nghị luận về một đoạn trích/tác phẩm văn xuôi (nghị luận về một đoạn trích /nhân vật/chi tiết/tình huống truyện…); Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học; Nghị luận về một khía cạnh nội dung, nghệ thuật của tác phẩm văn học. Để đạt kết quả tốt nhất ở câu nghị luận văn học, trong quá trình ôn tập, bạn cần biết nhóm các tác phẩm (cả khía cạnh nội dung tác phẩm) theo đề tài, chủ đề, giai đoạn văn học, theo tác giả, khuynh hướng (lãng mạn, hiện thực, sử thi...), trào lưu, theo thể loại (trữ tình - tự sự - kịch - nghị luận)...
Cách ôn tập theo cách nhóm các tác phẩm không chỉ để phục vụ cho dạng đề liên hệ, so sánh mở rộng theo định hướng đề minh họa mà còn để làm tốt các dạng đề khác.