Top 6 Cây cầu trọng yếu của Thủ đô Hà Nội

Hà Nội không chỉ mang nét đẹp cổ xưa với những danh lam thắng cảnh đi vào lịch sử như Văn Miếu Quốc Tử Giám, hồ Hoàn Kiếm, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh,... mà còn được biết đến với những cây cầu cầu giữ vai trò trọng yếu của Thủ Đô. Những cây cầu này mang hình dáng và có những đóng góp, ý nghĩa khác nhau cho Thủ đô Hà Nội. Ngoài yếu tố hình thức, xây dựng theo kết cấu độc đáo với nét riêng không lẫn vào đâu được, những cây cầu ấy còn giữ vai trò quan trọng trong việc kết nối giao thông cửa ngõ của Hà Nội. Hãy cùng Chúng tôi điểm qua top 6 cây cầu trọng yếu của Thủ đô ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Cầu Đông Trù

Cầu Đông Trù được áp dụng công nghệ mới và là cầu vòm ống thép nhồi bê tông đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á, có khả năng chịu được động đất cấp 8. Đây là một cây cầu “trẻ” nối huyện Đông Anh với quận Long Biên tuy chỉ dài 1,1km bắc qua sông Đuống nhưng đây được coi là công trình không chỉ là bước đột phá trong tiến trình phát triển của thủ đô, mà còn là đòn bẩy góp phần thúc đẩy các khu công nghiệp, đô thị phía Bắc sông Hồng.


Cầu Đông Trù có mặt cắt rộng 55m với 8 làn xe. Ngoài hệ thống đường dẫn hai đầu, cầu gồm 3 nhịp chính trong đó 2 nhịp biên dài 80 m và nhịp giữa sông dài 120 m được áp dụng công nghệ mới là cầu vòm ống thép nhồi bê tông, lần đầu tiên có ở khu vực Đông Nam Á.

Cầu Đông Trù
Cầu Đông Trù
Cầu Đông Trù về đêm
Cầu Đông Trù về đêm

Cầu Thăng Long

Cầu Thăng Long cách cầu Long Biên 11 km về phía thượng lưu sông Hồng. Cầu Thăng Long có quá trình chuẩn bị, thiết kế và thi công rất dài. Cầu được xem là công trình thế kỷ của tình hữu nghị Việt Xô sau 11 năm thi công (1974-1985) đồng thời là cây cầu có quy mô lớn vào loại bậc nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á thời điểm đó. Đây là cây cầu nối huyện Đông Anh với quận Bắc Từ Liêm, nối liền Thủ đô với sân bay quốc tế Nội Bài, cửa ngõ quan trọng đưa khách quốc tế đến Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.


Cầu Thăng Long
được thiết kế gồm hai tầng, tầng trên dành cho ô tô chạy, tầng dưới dành cho đường sắt. Cầu đường sắt dài hơn 5 km, cầu đường bộ cho ô tô dài trên 3,1 km. Tổng chiều dài của toàn bộ cầu xấp xỉ 10,7 km - dài nhất Việt Nam tính ở thời điểm đó.

Cầu Thăng Long
Cầu Thăng Long
Cầu Thăng Long
Cầu Thăng Long

Cầu Thanh Trì

Cầu Thanh Trì là cây cầu lớn nhất trong dự án 7 cây cầu của Hà Nội bắc qua sông Hồng, nối quận Hoàng Mai với quận Long Biên, được coi là dự án cầu lớn nhất Đông Dương hiện nay. Đây là cây cầu nối tuyến cao tốc huyết mạch của Thủ đô nối đi các tỉnh phía Bắc tạo điều kiện thuận lợi cho các xe trọng tải lớn được lăn bánh mà không phải chờ đợi vì cảnh ách tắc giao thông.


Cầu chính dài 3.084 m với tổng chiều dài hơn 12.000 m, rộng 33,10 m với 6 làn xe chạy (4 làn xe cao tốc), tốc độ cho phép 100 km/h. Trên toàn tuyến còn có 5 nút giao thông lập thể tại: Đầu tuyến đường Pháp Vân – Cầu Giẽ, đường Nguyễn Tam Trinh, đường đê Lĩnh Nam, đường đê Gia Lâm và đầu tuyến đường Hà Nội – Lạng Sơn tại quốc lộ 5 Gia Lâm.

Cầu Thanh Trì là cây cầu lớn nhất trong dự án 7 cây cầu của Hà Nội bắc qua sông Hồng
Cầu Thanh Trì là cây cầu lớn nhất trong dự án 7 cây cầu của Hà Nội bắc qua sông Hồng
Cầu Thanh Trì
Cầu Thanh Trì

Cầu Chương Dương

Cầu Chương Dương là cây cầu huyết mạch nơi cửa ngõ phía Đông của Hà Nội, kết nối đôi bờ sông Hồng. Trong suốt hơn 3 thập kỷ qua, cây cầu là một chứng nhân lịch sử trong quá trình đổi mới đi lên của đất nước, là một phần lịch sử của Thủ đô Hà Nội.


Cầu Chương Dương có chiều dài 1.230 m, gồm 21 nhịp, trong đó 11 nhịp thép, 10 nhịp bê tông. Cầu chia làm 4 làn xe chạy, ở giữa có phần cánh gà mỗi bên rộng 5m, phía ngoài cùng có làn đường dành cho xe máy rộng 1,5m.


Đây là cây cầu lớn lần đầu tiên được thiết kế và thi công tại Việt Nam không cần có sự trợ giúp kĩ thuật của các kỹ sư nước ngoài nối trung tâm quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên. Cây cầu này được xây dựng một cách nhanh chóng bằng các vật liệu “đầu thừa đuôi thẹo” trong sự dở dang của cầu Thăng Long. Nhưng cầu Chương Dương đã đi vào lịch sử Hà Nội với tất cả tình yêu của mỗi người dân Thủ đô khi trở thành “cứu cánh” cho cầu Long Biên đang ngày “yếu” đi.

Cầu Chương Dương
Cầu Chương Dương
Cầu Chương Dương
Cầu Chương Dương

Cầu Nhật Tân

Cầu Nhật Tân là một trong những cây cầu huyết mạch của thủ đô Hà Nội. Là một trong những công trình giao thông trọng điểm của Hà Nội nối quận Tây Hồ với huyện Đông Anh, kết cấu nhịp cầu chính theo dạng cầu dây văng nhiều nhịp với 5 trụ tháp hình thoi và 6 nhịp dây văng. Cầu được xem là biểu tượng mới của Thủ đô Hà Nội với 5 nhịp dây văng tượng trưng cho 5 cửa ô. Cầu Nhật Tân không chỉ có ý nghĩa lớn về kinh tế mà còn có ý nghĩa chính trị, xã hội trong mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản.


Tổng chiều dài dự án là 8.933m, trong đó cầu Nhật Tân dài 3.755,0m, mặt cắt ngang 33,2m theo quy mô cầu thiết kế vĩnh cửu. Cầu chính là cầu dây văng liên tục 5 trụ tháp với tổng chiều dài 1.500m (các nhịp chính có chiều dài 300m). Đường hai đầu cầu có tổng chiều dài là 5.178,8m. Trên toàn tuyến sẽ có 4 nút giao, trong đó có 3 nút giao khác mức.

Cầu Nhật Tân là cây cầu dây văng lớn nhất Việt Nam
Cầu Nhật Tân là cây cầu dây văng lớn nhất Việt Nam
Cầu Nhật Tân là tuyến giao thông huyết mạch, nối liền trung tâm Hà Nội với Cảng hàng không quốc tế Nội Bài
Cầu Nhật Tân là tuyến giao thông huyết mạch, nối liền trung tâm Hà Nội với Cảng hàng không quốc tế Nội Bài

Cầu Long Biên

Được người Pháp xây dựng từ đầu thế kỷ 20 trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914), cầu Long Biên đã trở thành biểu tượng lịch sử chứng kiến bao đổi thay của Thủ đô Hà Nội. Khi mới xây dựng, cầu chủ yếu dành cho xe lửa và hai bên có đường cho người đi bộ, thưa thớt vài loại xe thô sơ, chủ yếu là xe tay kéo. Từ năm 1920 trở đi, khi ô tô du nhập vào Việt Nam và phổ biến hơn thì hai bên đường mới được mở rộng.


Cầu Long Biên đã chứng kiến biết bao sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước. Điển hình là 1954, cây cầu đứng đó chứng kiến niềm hân hoan trong biển cờ hoa của dân tộc mừng ngày giải phóng thủ đô. Và cứ thế 21 năm sau, cầu Long Biên lại một lần nữa chứng kiến miền Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất. Không chỉ là một cây cầu vô tri vô giác, cầu Long Biên như thể một nhân chứng lịch sử ghi lại tất cả hành trình đấu tranh giải phóng của nước ta.


Ngày nay, cầu Long Biên bắt qua sông Hồng, nối 2 quận Long Biên và Hoàn Kiếm của Hà Nội. Cầu đã cho cả xe máy đi qua và vẫn là điểm thu hút những bạn trẻ chụp ảnh cưới và ngắm bãi nổi sông Hồng. Mỗi khi người Việt nói đến Long Biên là nhắc tới một cây cầu kết nối giữa lịch sử và hiện tại, một giá trị tinh thần không thể thiếu trong tâm trí người Hà Nội.


Cầu Long Biên
vẫn và sẽ còn là biểu tượng và niềm tự hào của người dân Hà Nội nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. Hãy đến với Hà Nội để được nhìn ngắm và đi qua cây cầu minh chứng cho bề dày lịch sử này của nước ta nhé.

Cầu Long Biên - Niềm từ hào của người dân Hà Nội
Cầu Long Biên - Niềm từ hào của người dân Hà Nội
Cầu Long Biên
Cầu Long Biên

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?