Top 12 đặc sản ngon nổi tiếng ở Bắc Ninh

Vùng quê Bắc Ninh không chỉ có những liền anh liền chị, những làn điệu dân ca lưu luyến. Nơi ấy còn có những đặc sản mang đậm hồn quê, mà khách du lịch tới thưởng thức luôn bị hấp dẫn bởi những món ăn đặc sản này. Toplist xin giới thiệu cùng bạn đọc những đặc sản nổi tiếng Bắc Ninh, mời bạn cùng tham khảo nhé!

Thịt chuột Đình Bảng

Nói đến thịt chuột nhiều người sẽ có cảm giác ghê sợ nhưng ở Đình Bảng đây lại được coi là đặc sản. Tuy không phổ biến như thịt chó, gà hay bò nhưng người dân Bắc Ninh vẫn sử dụng thịt chuột như một loại thức ăn thường ngày. Thậm chí không ít nhà còn bày trong mâm cỗ cưới món đặc sản này.


Trong quan niệm của người dân Đình Bảng xưa kia: “Cỗ Đình Bảng mà không có thịt chuột là không to”. Chỉ một câu nói ngắn gọn như này cũng đủ hiểu món thịt chuột “đặc biệt” với người dân nơi đây ra sao. Và có thể nói cỗ thịt chuột ở Đình Bảng đã đạt tiêu chí nghệ thuật ẩm thực xứ Kinh Bắc ngàn năm văn hiến nên tiếng lành đồn xa là thế.


Từ thịt chuột có thể chế biến được nhiều món ngon khác nhau như món chuột đồng nấu đậu, chuột nấu đông, chuột giả cầy, chuột rán, chuột xào chua ngọt hay sốt cà chua, khiến không ít người phải ứa nước miếng khi các món được bày ra trước mắt. Nhưng có lẽ, ngon nhất và phổ biến nhất vẫn là món thịt luộc ép lá chanh. Người dân Bắc Ninh còn cho rằng ăn thịt chuột rất lành, có công dụng làm giảm đau, liền xương.

Chuột Đình Bảng
Chuột Đình Bảng

Bánh tẻ làng Chờ

Ai từng ăn bánh răng bừa (hay còn gọi là bánh tẻ), một thứ quà quê nổi tiếng của thị trấn Chờ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh sẽ không thể nào quên được vị ngọt từ thịt, mùi thơm của hành, cái giòn của mộc nhĩ và sự dẻo thơm của bột bánh.


Bánh tẻ có nơi gọi là bánh lá hoặc bánh răng bừa vì có hình dáng giống cái răng bừa, là loại bánh truyền thống ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Bánh được làm từ bột gạo tẻ, gói ngoài bằng lá dong và được luộc chín. Bánh tẻ ăn lúc còn nóng vừa có độ giòn lại vừa có vị đậm, vị béo của nhân, nồng nàn của mùi lá, không thể lẫn vào thứ bánh tẻ nào khác được. Bánh khi ăn chấm với tương ớt hoặc nước mắm ớt, tùy sở thích của từng người.

Bánh tẻ làng Chờ
Bánh tẻ làng Chờ

Bún làng Tiền

Từ lâu, bún đã trở thành món ăn không thể thiếu trong đời sống của người dân Kinh Bắc nói riêng, cả nước nói chung. Mỗi khi thưởng thức món riêu cua, chả nướng… họ đều nhắc tới bún làng Tiền, xã Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh.


Để có được những sợi bún trắng trong, tươi ngon và dẻo dai như vây, người dân làng Tiền phải trải qua biết bao công đoạn phức tạp từ chọn gạo, xay bột, làm chín đến ép qua khuôn tạo sợi, tất cả đều rất tỉ mỉ và công phu.

Bún làng Tiền
Bún làng Tiền

Cháo cá Tích Nghi

Cháo cá Tích Nghi là món ăn quen thuộc không chỉ của người dân xứ Kinh bắc mà còn của thượng khách khắp nơi đến thăm Bắc Ninh. Cháo Tích Nghi chỉ nấu với cá trắm và cá chép, bởi thịt thơm, rắn chắc. Cá phải to và được mua từ các ao hồ ở chính Bắc Ninh. Cá không nấu chung với cháo mà chỉ được thả vào nồi cháo vừa chín tới khi đã tẩm ướp rồi xào và mang ra hàng bán.


Bạn có thể tìm ăn món này ở nhiều quán ăn, với bát cháo cá bốc hơi nghi ngút, cháo sánh quyện đều thịt cá, có màu ánh vàng và rau thơm ở dưới. Điều đặc biệt để vị cháo cá ngọt đậm đà đó là xương cá được giã ra để lấy nước dùng nấu cháo.


Ăn cháo cá nhưng thực khách không hề cảm nhận thấy vị tanh. Đưa một thìa cháo lên miệng, bạn sẽ cảm nhận được vị cháo tan trong miệng với vị thơm dẻo của gạo được ninh nhừ, từng thớ cá tươi, thịt chắc, ngọt quyện cùng với thứ rau gia vị thơm thơm như hành, mùi, thì là, tía tô và cả rau cải cúc. May mắn thì bạn còn thấy có cả trứng cá vàng ươm, bùi, ngậy. Người dân xứ Kinh Bắc cũng có cách ăn cháo cá riêng, đó là thêm giấm tỏi và ớt khô.

Cháo cá Tích Nghi
Cháo cá Tích Nghi

Chim trời

Nói đến Bắc Ninh, người ta nghĩ ngay đến những làn điệu quan họ, những câu hát giao duyên “người ơi người ở đừng về…”, nhưng ở nơi đây còn có những món ăn rất dân dã mang đậm chất quê hương như nem làng Bùi, bánh phu thê Đình Bảng, bánh tẻ làng Chờ… và không thể không kể tới đặc sản chim trời.


Về thành phố Bắc Ninh, thực khách sẽ dễ dàng nhận ra một phố dài với rất nhiều nhà hàng, quán ăn lớn có đặc sản chim trời. Hầu như trước mỗi nhà hàng đều có những lồng lớn chứa chim, gà các loại để thực khách tha hồ chọn lựa. Những món ăn đặc sắc được chế biến từ chim phải kể đến là chim nướng, chim hấp, chim quay, xôi chim, vịt trời hầm sả và tiêu xanh, gà ác hầm thuốc bắc…


Khách ngoại tỉnh, khách Hà Nội, miền Trung cho tới miền Nam mỗi khi có dịp qua đây đều rỉ tai nhau đi ăn chim trời một lần cho biết. Mùa nào thức ấy, xuân ăn sẻ, gáy, sâm cầm, hạ ăn cuốc, cò, thu ăn ngói, rẽ giun, đông ăn vịt trời, ngỗng trời, le le với đủ món nướng, xào, hấp, luộc, quay, tiết canh, tiết hòa rượu…

Chim trời
Chim trời

Tương Đình Tổ

Hương vị thơm ngon, bình dị đã chiếm được cảm tình của nhiều người chính là món tương của làng Đình tổ. Tương Đình Tổ được làm từ nguyên liệu chính là ngô, ngoài ra còn có đỗ tương và gạo nếp cái hoa vàng. Tất cả đều được ủ và lên men tự nhiên không dùng bất kỳ một loại hoá chất hay men phụ trợ nào.


Vị đậm đà của tương Đình Tổ là sự hòa quyện của nhiều loại nguyên liệu đồng quê, cũng chính vì thế mà hương vị món ăn này lại dân dã đến vậy. Hãy thưởng thức ngay món ăn này khi bạn đến với Bắc Ninh nhé!

Tương Đình Tổ
Tương Đình Tổ

Bánh đa Kế

Bánh đa Kế là một món ăn bình dị, dân dã nhưng chứa đựng trong đó bao hương vị, đậm đà quê chất Bắc Ninh. Những chiếc bánh đa với hình yên ngựa vàng bóng, vị bùi, thơm mùi lạc, vừng, khoai lang… đã trở thành món quà không thể thiếu đối với du khách đến thăm hoặc chỉ ghé qua Bắc Ninh một lần.


Bánh đa Kế đã trở thành một đặc sản, một món ăn dân dã, bình dị nổi tiếng trong và ngoài nước: Nga, Singapore. Du khách đến đây không chỉ được thưởng thức vị ngon của bánh đa ngay nơi làm ra, mua được bánh đa chính gốc làng nghề về làm quà mà còn được thăm đền Dĩnh Kế (còn gọi là Nghè Cả).

Bánh đa Kế
Bánh đa Kế

Bánh khúc làng Diềm

Đến làng Diềm du khách không chỉ được lắng nghe những câu quan họ mượt mà của liền anh, liền chị mà còn được thưởng thức chiếc bánh khúc xanh thơm, thắm đượm hồn quê dân dã. Làng Diềm là tên gọi nôm của thôn Viêm Xá, xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh. Là ngôi làng cổ có đền thờ Đức Vua Bà, thuỷ tổ quan họ, từ lâu nơi đây đã trở thành điểm hẹn của du khách gần xa mỗi khi muốn lắng nghe và tìm hiểu câu ca quan họ. Nhưng không chỉ có vậy, những ai có dịp đến đây, tất thảy đều không thể quên được món bánh khúc bình dị, thảo thơm của vùng quê Kinh Bắc. Bánh khúc làng Diềm không biết xuất hiện từ bao giờ, chỉ biết trong những ngày lễ tết, hội hè, rằm hay mùng một, bánh mới được làm để mời họ hàng, quan khách.


Bánh khúc làng Diềm có hai loại nhân hành và nhân đỗ, bánh khúc nhân đỗ có vị bùi của đỗ, vị ngậy của thịt mỡ và thơm của hạt tiêu. Bánh khúc nhân hành có khác hơn đôi chút. Hành được dùng làm nhân bánh khúc nhất thiết phải là hành khô, cộng thêm mộc nhĩ, hạt tiêu, rau răm, thịt ba chỉ băm nhỏ trộn lẫn với nhau.Bánh khúc làng Diềm là sự kết hợp mặn mà của các sản vật thiên nhiên, từ cái dẻo thơm của nếp cái hoa vàng, vị bùi của đỗ xanh sánh quyện cùng vị béo của thịt ba chỉ. Tất cả được dung hòa bởi vị mát lành, nồng ấm của một loại rau làm nên hương vị đặc trưng của bánh - rau khúc

Bánh khúc làng Diềm
Bánh khúc làng Diềm

Rượu làng Vân

Rượu làng Vân, một thứ đặc sản Bắc Ninh không thể thiếu vào các dịp lễ hội, tết hay làm quà biếu. Rượu được nấu bằng thứ gạo nếp thơm ngon, ngoài ra còn làm bằng sắn khô hoặc tươi, cộng thêm men gia truyền là 35 vị thuốc bắc quý hiếm và nghệ thuật ngâm ủ tài tình của người dân nơi đây.


Rượu uống êm, vị đậm, uống xong có cảm giác lâm li hương vị đặc biệt trong họng và không đau đầu. Khi cầm chai rượu lắc mạnh, ngay lập tức có rất nhiều bọt tăm li ti nổi lên rồi tan dần như pháo bông, pháo hoa. Tất cả tạo nên nét riêng có của loại rượu mang thương hiệu làng Vân vốn tồn tại từ hàng chục thế kỷ qua, được mọi người trong và ngoài nước biết đến. Tuy nhiên, nếu uống rượu thì bạn không được điều khiển các phương tiện giao thông đấy nhé.

Rượu làng Vân
Rượu làng Vân

Nem làng Bùi

Nem Bùi làng Bùi Xá có truyền thống cả trăm năm nay cũng là thứ đặc sản được người Kinh Bắc giữ gìn nguyên vẹn.Trải qua bao thăng trầm, vài năm trở lại đây nem Bùi dần có mặt trên thị trường và trở thành món ẩm thực ngon, rẻ, đồng thời là món quà trao tay ý nghĩa cho bạn bè, người thân sau mỗi dịp ghé qua Bắc Ninh.


Là một món ăn ít kén người nên bạn có thể ăn nem Bùi vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Dù là một món ăn chơi chứ không phải ăn no, nhưng vào buổi trưa, với thời tiết hanh nắng thì chiếc nem bùi cùng ly bia mát lạnh là lựa chọn lý tưởng. Nem sử dụng trong ngày là ngon nhất, nếu để trong tủ lạnh thì được 2 - 3 ngày. Thực khách có thể tìm mua nem Bùi ở Bắc Ninh. Nổi bật là dọc trên con đường quốc lộ chạy từ Cầu Hồ - Thuận Thành đi Hải Dương đâu đâu cũng thấy biển hiệu bán nem Bùi.

Nem làng Bùi
Nem làng Bùi

Bánh Phu Thê

Bánh phu thê (hay được gọi chệch là bánh xu xê hoặc bánh xu xuê) là một loại bánh ngọt cổ truyền của Việt Nam. Đình Bảng là nơi gắn bó với phát tích của triều Lý và là nơi đầu tiên làm ra loại bánh này. Vì sao lại có tên là bánh phu thê, chuyện kể rằng trong một lần hội làng ở Đình Bảng, Lý Thánh Tông cùng vợ là Nguyên phi Ỷ Lan về quê lễ ở Đền Đô đã được dân làng dâng một loại bánh. Sau khi thưởng thức, Đức vua và Nguyên Phi đều phải khen ngon. Người cho rằng nếu được ăn bánh thì gia đình sẽ hạnh phúc. Từ đó, trong các đám hỏi của người dân Kinh Bắc nói riêng và người dân Việt Nam nói chung phải có mặt bánh phu thê.


Muốn có bánh ngon phải chọn loại gạo nếp cái hoa vàng thơm ngon. Màu vàng của vỏ bánh được tạo thành từ hoa dành dành. Người làm bánh đem hoa dành dành phơi khô, khi nào làm bánh thì ngâm vào nước sôi để chiết xuất nước có màu vàng, lấy nước này trộn vào bột để tạo màu bánh. Bánh được gói bằng hai thứ lá, bên trong là lớp lá chuối, ngoài cùng lá lớp lá dừa. Lá gói xanh tượng trưng cho sự chung thủy, lạt buộc hồng như tơ hồng kết nối, bánh màu vàng thể hiện tình yêu thương của vợ đối với chồng.

Bánh phu thê
Bánh phu thê

Trầu têm cánh phượng

Trầu têm cánh phượng là hình ảnh đẹp, gợi về truyện cổ tích Tấm Cám và tục ăn trầu đã trở thành tập quán, truyền thống của dân tộc Việt. Từ xa xưa, miếng trầu đã đi vào thơ ca, huyền thoại, cổ tích… phản ánh nhiều nét đẹp văn hóa, thăng hoa tình cảm, tình yêu thương con người, hình thành văn hóa vùng rõ rệt.


Nói đến trầu têm cánh phượng là nói đến miếng trầu vùng Kinh Bắc. Cũng vẫn nguyên liệu ấy, nhưng cách têm đẹp, kiểu cách, đã thể hiện sự khéo léo của những liền chị-người gái quê Kinh Bắc. Vì thế, miếng trầu có sức hấp dẫn đặc biệt và để lại ấn tượng sâu sắc cho bất cứ ai, dù chỉ một lần được mời. Trong giao tiếp ứng xử, “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Miếng trầu thường đi đôi với lời chào và một thái độ của người mời khách. Người lịch sự không “ăn trầu cách mặt”, nghĩa là đã tiếp, thì tiếp cho khắp - “Tiện đây ăn một miếng trầu. Hỏi rằng quê quán ở đâu chăng là?”.


Việc mời trầu cũng thể hiện sắc thái tình cảm tinh vi, tế nhị. Quý nhau mời trầu, ghét nhau theo phép lịch sự, cũng mời trầu. Ca dao có câu: “yêu nhau cau sáu bổ ba; ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười”. Còn không có trầu mà tiếp khách vẫn mời trầu như Nguyễn Khuyến, là một trường hợp lạ - “Đầu trò tiếp khách, trầu không có. Bác đến chơi nhà, ta với ta”. Đặc biệt nữa là miếng trầu hôi đãi khách của Hồ Xuân Hương. Miếng trầu có cái gì thật khác thường, chất chứa đầy sự thách thức và một bản lĩnh của người mời.

Trầu têm cánh phượng
Trầu têm cánh phượng

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?