Top 11 Điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng ở Nam Định

Nam Định là một trong nhiều tỉnh có rất nhiều địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng không chỉ với người dân trong nước mà còn cả với du khách nước ngoài, dưới đây là những địa điểm mà du khách không thể bỏ qua khi về thăm quê hương Nam Định.

Nhà thờ Phú Nhai

Địa chỉ: Làng Phú Nhai, xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định


Về Nam Định, du khách không thể không đến thăm quan nhà thờ Phú Nhai bởi đây là một công trình kiến trúc tôn giáo vô cùng độc đáo và đặc sắc. Công trình này có kiến trúc kiểu Pháp với những hoa văn trang trí, mái vòm đẹp lộng lẫy. Đến nhà thờ Phú Nhai, bạn còn được chiêm ngưỡng những bức tượng điêu khắc tuyệt đẹp đắp nổi bên hông nhà thờ cùng với những hàng chữ nho trang trí ấn tượng.


Năm 2008 Đền thánh Phú Nhai được nâng lên thành Tiểu Vương cung Thánh đường, đặc biệt Tới thăm Vương cung thánh đường Phú Nhai, du khách sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng nhà thờ lớn nhất xứ Đông Dương với nét kiến trúc cổ điển kết hợp với phong cách hiện đại, đặc biệt là hai tháp chuông cao 44m ở phía trước với 4 quả chuông được chuyển từ Pháp sang và chỉ sử dụng trong các dịp đại lễ.


Nhà thờ Phú Nhai không chỉ là một công trình tôn giáo mà còn là điểm tham quan du lịch của du khách thập phương để tìm hiểu thêm về lịch sử, văn hóa của vùng đất mà đạo Công giáo thâm nhập vào đầu tiên ở Việt Nam.

Toàn cảnh nhà thờ Phú Nhai
Toàn cảnh nhà thờ Phú Nhai
Kiến trúc mái vòm đặc sắc trong Vương cung Thánh đường Phú Nhai
Kiến trúc mái vòm đặc sắc trong Vương cung Thánh đường Phú Nhai

Đền Bảo Lộc

Địa chỉ: Làng Bảo Lộc thuộc xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định

Lễ hội chính: Từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 8 âm lịch hàng năm


Để tưởng nhớ công ơn to lớn của Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, nhân dân đã lập đền thờ chính tại nơi ông được sinh ra và đặt tên là đền Bảo Lộc. Đền được xây dựng trên trang ấp cũ của An Sinh Vương Trần Liễu, thân sinh của Hưng Đạo đại vương. Năm 1979, các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều di vật đời Trần như gạch hoa, đầu rồng đất nung, mô hình tháp, bát, đĩa,... cách đền 600m về phía Đông, điều này chứng tỏ khu vực này trước đây là cung điện nhà Trần xưa.


Hàng năm, vào ngày kỵ của ông 20 tháng 8 âm lịch, khách thập phương lại có dịp về lễ hội truyền thống Trần Hưng Đạo (tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ), đây là lễ hội lớn thu hút rất đông người tham gia. Ngoài việc tham quan, tìm hiểu ý nghĩa lịch sử và kiến trúc nghệ thuật của di tích, du khách còn được thưởng thức một số trò dân gian đặc sắc như đấu vật, cờ người, múa bài bông…Quan trọng hơn, trong hành trình về nguồn, mỗi người lại cảm thấy được che chở, được khai sáng bởi những bài học đạo lý, nhân văn sâu sắc từ cuộc đời sự nghiệp của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn - vị thánh nhân trong lòng dân.

Cửa vào Đền Bảo Lộc
Cửa vào Đền Bảo Lộc
Quang cảnh bên trong Đền
Quang cảnh bên trong Đền

Chùa Thánh Ân (Chùa Cả)

Địa chỉ: Số 45 phố Hàn Thuyên, phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.


Tương truyền chùa Thánh Ân (còn có tên là Chùa Cả) được xây dựng vào thời Trần, đã được trùng tu nhiều lần. Kiến trúc hiện nay được tái thiết từ năm 1982 với quy mô rộng lớn, làm cơ sở tu học, chiêm bái cho đông đảo tăng ni trong tỉnh, du khách và thập phương bá tánh, trong chùa còn lưu giữ nhiều pho tượng cổ và cổ vật có giá trị.


Vào năm Cảnh Lịch thứ 6 đời Mạc Phúc Nguyên (1553) chùa được xây dựng ở Bến Ngự là nơi tu hành của một số hoàng phi, công chúa thời Trần. Đến thời Mặc Đăng Chính (1530-1539) nước sông Vị Hoàng lên to, bờ sông lở nhiều, người họ Trần ở đất Vị Hoàng chuyển chùa về vị trí hiện nay. Chùa xây kiểu chữ Đinh, chính diện thờ Phật, bên phải dựng đền thờ thần Tản Viên, bên trái thờ Cao Mang Ðại vương, một vị tướng dưới trướng của Linh từ Quốc mẫu thời Trần, người đã có công lớn giúp vua Trần phản công chiến lược thắng giặc Nguyên Mông lần thứ nhất.


Chùa Thánh Ân chính là nơi đặt Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Nam Định.

Chùa Thánh Ân (Chùa Cả) - Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Nam Định
Chùa Thánh Ân (Chùa Cả) - Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Nam Định
Tam quan Chùa Thánh Ân
Tam quan Chùa Thánh Ân

Chùa Lương (Chùa Trăm Gian)

Địa chỉ: xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
Lễ hội chính: Từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 3 âm lịch hàng năm


Chùa Lương còn gọi là chùa Trăm Gian tên chữ là Phúc Lâm Tự tọa, được xây dựng vào đời vua Lê Hồng Thuận (1509-1515) cuối thế kỷ 15 đầu thế kỷ 16. Chùa hiện có quy mô lớn, gồm 100 gian, mang phong cách kiến trúc dân tộc của nhiều thời đại, nhưng đậm nét nhất là phong cánh nhà Nguyễn thế kỷ 17 và 18.


Ngày 26/3/1990 Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia. Có dịp đến Nam Định, bạn không nên bỏ qua một chuyến tham quan, vãn cảnh Chùa Phúc Lâm, để có thể tìm đến chốn thanh tịnh, xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống và khám phá những nét đẹp về văn hóa, truyền thống nơi đây.

Tam quan chùa Lương
Tam quan chùa Lương
Chùa có quy mô lớn đến cả trăm gian
Chùa có quy mô lớn đến cả trăm gian

Chùa Keo Hành Thiện (Chùa Không Sư)

Địa chỉ: Làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.
Lễ hội chính: Từ ngày 10 đến ngày 16 tháng 9 âm lịch hàng năm


Chùa Keo Hành Thiện từ lâu đã nổi tiếng bởi cảnh quan đẹp, không gian yên tĩnh. Chùa tọa lạc trên một khu đất rộng bằng phẳng gần sông Hồng và sông Ninh Cơ thuộc làng Hành Thiện, ngôi làng có hình con cá chép càng tạo nên sự tích huyền bí của ngôi chùa. Ngoài việc thờ Phật, chùa còn thờ Dương Không Lộ, một nhà thơ thời Lý - Trần có học vấn sâu sắc về Phật học, giỏi chữa bệnh lại giỏi cả thơ văn, là ông tổ nghề đúc đồng, nhà kiến trúc tài giỏi có công phò vua giúp nước.

Theo người dân làng Hành Thiện, cả làng Hành Thiện có 35 hộ dân, hiện tại đều sinh sống trên đất hương hỏa của nhà chùa. Trước, nguyên khu đất này được triều nhà Lý cắt đất cho Đức Không Lộ, nên cả làng phải thay nhau cắt cử để trông coi, thờ cúng ngài. Đó là “cái lý” mà người dân thôn Hành Thiện làm công việc nhang khói, trông coi chùa thay sư sãi, do vậy ngôi Chùa Keo Hành Thiện là ngôi chùa duy nhất nổi tiếng với cái tên là “Chùa không sư”.


Lễ hội chùa Keo Hành Thiện gồm: Lễ dâng hương, cầu cúng, tụng kinh, múa rồng, đua thuyền trên sông Hồng. Khi về nơi đây, du khách còn được thăm nhà lưu niệm đồng chí Trường Chinh, nhà cách mạng suất sắc, người con ưu tú của quê hương Hành Thiện.

Chùa Keo Hành Thiện - Nam Định
Chùa Keo Hành Thiện - Nam Định
Chùa Keo Hành Thiện còn có tên là Chùa Không Sư
Chùa Keo Hành Thiện còn có tên là Chùa Không Sư

Đền Trần

Địa chỉ: Thôn Tức Mặc, xã Lộc Vượng, ngoại thành Nam Định.

Lễ hội chính: Từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 8 âm lịch hàng năm

Lễ khai ấn: 0h ngày 15 tháng 01 âm lịch hàng năm


Hàng năm cứ mỗi độ tết đến xuân về, không khí hào hứng đón chờ lễ khai ấn Đền Trần rộn ràng khắp nơi. Ngay từ chiều và tối 14 tháng 01 âm lịch, cả thành Nam rộn ràng trong không khí chủ nhà đón khách thập phương về xin ấn, đi lễ. Khu di tích đền Trần gồm có đền Thiên Trường thờ 14 vị vua Trần, được khởi dựng từ thời Hậu Lê và đền Cố Trạch thờ Trần Hưng Đạo, được dựng từ thời Nguyễn. Đến Đền Trần đầu năm, thắp nén hương thơm cầu xin một năm mới sức khỏe, công việc thuận lợi , học hành thành đạt, gặp nhiều may mắn.


Hàng năm cứ đến hội Đền Trần khai ấn, không chỉ người Nam Định mà người dân cả nước đổ về chờ đợi thời khắc nửa đêm để xin được một tấm ấn vua ban để được tấn lộc tấn tài trong năm mới dường như đã thành thông lệ. Theo quy định, Ấn vua ban được đóng trên giấy điệp vàng là dành cho "thường dân", còn Ấn đóng trên tấm lụa đỏ là dành cho khách quý, các vị quan chức cấp cao về dự. Cứ 10 Ấn khắc trên lụa đỏ chỉ có 1 tấm duy nhất là có giá trị vì được cắt ra từ tấm áo hoàng bào của các đời vua. Và nếu ai may mắn được tấm lụa đó thì được xem như đã đắc lộc, đắc thọ.

Cổng vào Đền Trần - Nam Định
Cổng vào Đền Trần - Nam Định
Lễ hội Đền Trần
Lễ hội Đền Trần

Phủ Quảng Cung

Địa chỉ: Xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
Lễ hội chính: Từ ngày 01 đến ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm


Phủ Quảng Cung (còn gọi là Phủ Nấp), là một trong những trung tâm của Đạo Mẫu Việt Nam thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh giáng sinh lần thứ nhất, được xây dựng cách đây gần 600 năm. Đây là một quần thể được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2005 và Bằng bảo trợ di sản của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam vào năm 2011.


Trong Phủ Quảng Cung hiện nay còn giữ được pho tượng Thánh Mẫu Liễu Hạnh bằng đồng được xem là một trong những tác phẩm độc đáo nhất trong hệ thống các điêu khắc thờ Mẫu ở Việt Nam. Không giống như các nơi khác, tượng Thánh Mẫu Liễu Hạnh tại Phủ Nấp có nhiều điểm khác biệt, độc đáo. Mẫu Liễu có dáng ngồi xếp bằng rất khoan thai trong trang phục giản dị, nét mặt bình thản. Các nếp áo được tạo tác một cách giản dị với hai lớp áo choàng ở ngoài và một chiếc yếm đào phía bên trong làm cho pho tượng trở nên sống động, gần gũi.

Cổng vào Phủ Quảng Cung
Cổng vào Phủ Quảng Cung
Quang cảnh bên trong Phủ Quảng Cung
Quang cảnh bên trong Phủ Quảng Cung

Chùa Cổ Lễ

Địa chỉ: Thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định
Lễ hội chính: Từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 9 âm lịch hàng năm


Chùa Cổ Lễ có tên chữ là Quang Thần tự là một di tích lịch sử - văn hoá, thắng cảnh nổi tiếng vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, được lập vào thế kỷ thứ XII thời Lý. Ngoài thờ Phật, chùa còn thờ Thiền sư Nguyễn Minh Không, người rất giỏi về y học, đã từng chữa cho vua Lý Thần Tông thoát khỏi cơn bệnh hiểm nghèo.


Chùa Cổ Lễ là sự kết hợp tinh hoa giữa kiến trúc cổ truyền Việt Nam với các yếu tố của phong cách kiến trúc phương Tây, vì lẽ đó mà ngôi chùa trở thành một danh lam nổi tiếng ở vùng đồng bằng sông Hồng. Trong chùa có ngôi tháp Cửu Phẩm Liên Hoa nằm trước cổng chùa được xây dựng năm 1926 – 1927, tháp có cầu thang 98 bậc xoắn ốc lên đến đỉnh, từ đỉnh tháp ta có thể ngắm toàn cảnhquanh vùng. Tương truyền rằng tín đồ phật tử, khách hành hương lên đến bậc thứ 98 này, sờ tay vào bức tượng trên đỉnh tháp thì cuộc sống sẽ luôn gặp may mắn.

Chùa Cổ Lễ - Quang Thần tự
Chùa Cổ Lễ - Quang Thần tự
Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa trong chùa Cổ Lễ
Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa trong chùa Cổ Lễ

Chùa Phổ Minh (Chùa Tháp)

Địa chỉ: Thôn Tức Mạc, xã Lộc Vượng, ngoại thành Nam Định.

Lễ hội chính: Từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 8 âm lịch hàng năm


Chùa Phổ Minh có tên thường gọi là Chùa Tháp do điểm nổi bật độc đáo của chùa là Tháp Phổ Minh, tháp gồm 14 tầng, cao 21,2m, nặng 700 tấn, mặt quay hướng Nam, mặt bằng được bố cục vuông, cạnh đáy của đế dài 5,21m, cửa các tầng ở 4 phía được trổ theo lối cuốn tò vò. Đây là một trong những dấu tích còn lại của một thời Hào khí Đông A – nhà Trần. Tương truyền, Chùa được Vua Trần Thái Tông cho xây dựng vào năm 1262 ở phía Tây cung Trùng Quang phủ Thiên Trường. Nhưng các bản văn khắc trên bia ghi chép lại chùa có từ thời Lý, được mở rộng với qui mô lớn vào thời Trần. Trải qua nhiều lần tu bổ nhưng chùa vẫn giữ được nhiều dấu tích nghệ thuật đời Trần.


Trong chùa có bày tượng Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn (tượng nằm); tượng Trúc Lâm tam tổ dưới bóng trúc; một số tượng Phật đẹp lộng lẫy. Chuông lớn của chùa có khắc bản văn “Phổ Minh đỉnh tự” đúc năm 1796. Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

Lối đi vào Chùa Tháp
Lối đi vào Chùa Tháp
Tháp Phổ Minh mang nét cổ kính độc đáo
Tháp Phổ Minh mang nét cổ kính độc đáo

Nhà Thờ Phancisco

Nhà thờ Phancisco là nhà thờ có kiến trúc khá độc đáo, và lớn, mới được tu sửa. Trên đường ra biển Thịnh Long bạn sẽ được chiêm ngưỡng những nét đẹp và sự uy nghiêm của nhà thờ Phancisco.


Địa chỉ: Hải Cường- Hải Hậu- Nam Định

Nhà thờ Phancisco
Nhà thờ Phancisco

Phủ Dầy

Địa chỉ: Xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định

Lễ hội chính: Từ ngày 03 đến ngày 08 tháng 3 âm lịch hàng năm


Tục thờ Đức Thánh Mẫu là truyền thống đẹp đẽ, thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, theo truyền thuyết từ xa xưa Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh (Chúa Liễu Hạnh) là con gái thứ 2 của Ngọc Hoàng, được cho xuống trần gian để cứu khổ cứu nạn, giúp người dân vượt qua khổ hạnh, chinh phục thiên nhiên, nên được tôn xưng là người mẹ của muôn dân, mẫu nghi thiên hạ, một vị thánh trong Tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.


Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh được thờ ở rất nhiều nơi như Phố Cát (Thanh Hóa), Đền Sòng (Nghệ An), Phủ Tây Hồ (Hà Nội),... Nhưng đặc biệt hàng năm, vào thượng tuần tháng 3 âm lịch, du khách thập phương nô nức hành hương về với Hội Phủ Dày tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định vì tương truyền đây là nơi Mẫu sinh.


Di tích Phủ Dầy bao gồm phủ Tiên Hương, phủ Vân Cát và lăng Chúa Liễu. Mặc dù đã qua nhiều lần trùng tu tuy nhiên nơi đây vẫn lưu giữ được những nghi lễ mang tính truyền thống như rước kiệu bát cống, múa rồng hội trên đỉnh núi Kim Thái, các trò chơi dân gian như đấu vật, kéo co, đánh cờ…ngoài ra các đặc sản nổi tiếng ở địa phương cũng được giới thiệu cho du khách thưởng thức.

Phủ Dầy là nơi Mẫu Liễu Hạnh giáng sinh xuống trần
Phủ Dầy là nơi Mẫu Liễu Hạnh giáng sinh xuống trần
Lễ hội Phủ Dầy
Lễ hội Phủ Dầy

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?