Top 5 Hướng dẫn cách làm lễ khai trương cửa hàng đúng cách

Cúng khai trương là nghi lễ cầu tài cầu lộc thường diễn ra khi bạn mở đầu cho hoạt động kinh doanh, sản xuất, buôn bán của công ty, cửa hàng, cửa tiệm, văn phòng, quán ăn. Nếu muốn đạt được “thiên thời – địa lợi – nhân hòa” thì những bạn cần chú ý đến nghi lễ quan trọng khởi sự này. Vậy cúng khai trương cần chuẩn bị những gì? cách cúng khai trương có khó không? và nếu bạn không muốn phải nhờ đến các thầy cúng chuyên nghiệp thì hôm nay toplist sẽ hướng dẫn các bạn cách làm lễ khai trương cửa hàng đúng chuẩn nhất .

Quy trình làm lễ cúng khai trương đúng chuẩn

Trước khi tiến hành làm lễ cúng khai trương, chủ của hàng cần chọn ngày lành tháng tốt, phù hợp với người chủ cửa hàng. Khâu này rất quan trọng, nó quyết định đến vận may trong công việc kinh doanh của bạn. Ban nên chọn những ngày như ngày hoàng đạo, ngày sinh khí,… tránh chọn những ngày sát chủ, hắc đạo để tổ chức.

  • Khi chọn được ngày tốt, bạn chuẩn bị sẵn những lễ vật để dâng lên hương án. Sau khi sắm sửa chu tất lễ vật, bạn sắp lễ lên một chiếc bàn lớn được đặt trước của hàng.
  • Chờ giờ tốt, bạn đốt sáng đèn hương, người chủ quán sẽ lên hương khấn vái và thắp hương lên bát, xong xuôi chủ quán bắt đầu đọc bài cúng khai trương cửa hàng, khấn, cầu cho cửa hàng làm ăn thuận lợi, đông khách. Bài văn khấn đúng chuẩn như sau: Văn Khấn, Bài Cúng Khai Trương Theo Đúng Phong Tục

"Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy quan Đương Niên hành khiển thái tuế chí đức Tôn thần.
Con kính lạy các ngài Bản cảnh thành hoàng chư vị Đại Vương
Con kính lạy các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Long Mạch, Tài Thần, Định phúc Táo quân, chư vị Tôn thần.
Con kính lạy các thần linh cai quản trong khu vực này. Tín chủ chúng con là: ……………
Hôm nay là ngày… tháng… năm….,
Tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương đăng hoa quả, thắp nén tâm nhang dâng lên trước án, lòng thành tâu rằng: Tín chủ con xây cất (hoặc thuê được) một gian hàng (nhà xưởng, văn phòng…) tại xứ này: …….(địa chỉ)… Tín chủ con là ……….. (chức vụ của người khấn).
Nay muốn khai trương khởi đầu việc kinh doanh (hoặc sản xuất) phục vụ nhân sinh. Do đó, chúng con chọn được ngày lành tháng tốt, sắm sanh lễ vật, cáo yết tôn thần, dâng cùng bách linh … cúi xin soi xét.
Chúng con kính mời quan Đương Niên, quan Đương cảnh, quan Thần linh Thổ địa, Định phúc táo quân, các ngài địa chúa Long Mạch, cùng tất cả các Thần linh cai quản khu vực này.
Các Ngài linh thiêng, giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành. Cúi xin các vị phù hộ cho chúng con buôn bán hanh thông, làm ăn thuận lợi, lộc tài vượng tiến, cầu gì được nấy, nguyện gì cũng thành.
Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ cùng chư vị Hương linh, y thảo phụ mộc, ngụ trong khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ con làm ăn buôn bán gặp nhiều may mắn, trăm sự thuận lợi.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!"

  • Lúc cháy hết tuần hương đầu, chủ cửa hàng bước lên bái thần linh ba bái rồi xin lấy tiền vàng đi hóa. Sau khi cháy hết số tiền vàng thì thủ tục của buổi lễ khai trương xem như đã hoàn tất.
  • Thủ tục cúng bái hoàn tất, mời người có tuổi hợp với mệnh của chủ cửa hàng để mở hàng cho bạn. Việc này cũng mang lại tài lộc, vận may cho việc làm ăn, buôn bán của bạn.
Khấn cúng khai trương
Khấn cúng khai trương

Chọn ngày giờ tốt để cúng khai trương

Trong làm ăn buôn bán, việc chọn ngày giờ lành tháng tốt để khấn cúng khai trương rất quan trọng. Nếu chọn được những ngày tốt thì việc làm ăn của gia chủ sẽ rất tốt, thuận lợi và gặp nhiều may mắn, vì thời khắc khai trương được vượng cát hay họa hung cho gia chủ phụ thuộc vào giờ tốt hay giờ xấu (khắc) đối với bản mệnh của gia chủ. Thời khắc này được xác định tùy vào tuổi của mỗi người, có người thời khắc này là xấu nhưng với người kia thì lại là tốt. Nên không thể xem chung một giờ cho tất cả các đối tượng. Nếu thời khắc cực xấu thì việc của quý bạn sẽ thất bại, thậm chí có những biến cố khác tác động đến để làm đổ vỡ công việc của quý bạn.


Mặt khác, kết quả tốt hay xấu nó còn đi suốt trong quá trình công việc và tạo hóa công đức của gia chủ nữa, nên những quyết định hoặc việc làm lớn quý bạn nên đến chùa hoặc 1 cư sĩ có phẩm hạnh để nhờ xem ngày giờ lành thật tốt để thực hiện hoặc bạn có thể tham khảo tử vi của 12 con giáp để biết được tài vận, sự nghiệp kinh doanh của mình trong năm và lựa chọn ngày giờ khai trương.

Chọn ngày giờ tốt để cúng khai trương
Chọn ngày giờ tốt để cúng khai trương

Cách trình bày mâm lễ cúng khai trương

Người Việt Nam đa phần đều rất quan tâm đến những việc tâm linh; lễ nghi, cúng bái là một nét đặc sắc trong phong tục, văn hóa Việt Nam. Mọi người quan niệm thần linh sẽ luôn dõi theo và giúp đỡ khi gặp khó khăn, chính vì vậy việc cúng kiếng là công việc quan trọng, nhất là khi khai trương làm ăn buôn bán. Lễ cúng khai trương theo văn hóa Việt không quá phức tạp nhưng cần sự chuẩn bị cẩn thận, thành tâm. Cách sắp lễ cúng cũng phải tươm tất và phải có kinh nghiệm mới có thể sắp xếp đúng.

Đồ cúng lễ phải được sắp xếp trên một cái bàn rộng và mâm cúng được sắp xếp theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả” tức là ở phía đông đặt bình bông còn phía tây đặt lễ vật. Mâm này phải được bài trí thật cân đối và đầy đủ các lễ vật đã nêu.

Cách trình bày mâm cúng đúng chuẩn
Cách trình bày mâm cúng đúng chuẩn

Chọn vị trí đặt mâm cúng khai trương

Theo quan niệm dân gian từ xưa đến nay của người Việt Nam ta: quán cà phê, cửa hàng, shop, tiệm tóc, công ty, nhà xưởng,… đều nằm trên 1 vùng đất do vị Thổ thần nơi ấy cai quản, nên khi cúng khai trương đều làm lễ xin phép Thổ thần để được các vị Thần Linh phù hộ cho việc làm ăn được thuận buồm, xuôi gió. Cúng khai trương trong nhà hay ngoài sân là thắc mắc của rất nhiều người đang chuẩn bị cho sự kiện trọng đại này. Thực tế các bàn cúng khai trương đều làm ở ngoài sân hoặc vị trí trước cửa chính, công ty, cửa hàng, shop, tiệm,….


Nơi đặt mâm cúng còn phụ thuộc vào hướng đối với người đứng đầu. Tất cả các về hướng đặt và vị trí đặt mâm cúng đều nhằm mục đích mang lại sự thuận lợi, may mắn cho công ty, cửa hàng, nhà xưởng,…Sở dĩ cúng khai trương ngoài sân là vì lễ cúng này để khai báo các vị Thổ thần và những Thần Tinh cai quản trong khu vực. Nó cũng có ý nghĩa giống như lễ ra mắt, lễ tân gia. Tức là mâm cúng này mang mục đích “chào hỏi”, khai báo với các vị có trách nhiệm cai quản trong khu vực. Người ta tin rằng “đầu xuôi đuôi lọt”, nhờ lễ cúng này, công việc làm ăn buôn bán, các hoạt động giao dịch sau đó sẽ rất xuôi chèo mát mái.

Thực tế các bàn cúng khai trương đều làm ở ngoài sân hoặc vị trí trước cửa chính, công ty, cửa hàng, shop, tiệm,….
Thực tế các bàn cúng khai trương đều làm ở ngoài sân hoặc vị trí trước cửa chính, công ty, cửa hàng, shop, tiệm,….

Chuẩn bị mâm lễ vật cúng khai trương

Ngày khai trương cửa hàng là ngày vô cùng trọng đại. Chính vì vậy cần phải cúng xin thành kính để việc kinh doanh thuận lợi suôn sẻ. Theo văn hóa phương Đông thì tất cả nhà cửa, cửa hàng hay văn phòng đều nằm trên đất do các vị Thổ Thần tại đây cai quản vì thế khi chuyển hoặc khai trương cửa hàng, văn phòng… đều phải làm lễ xin phép Thổ thần để được phù hộ cho việc làm ăn được thịnh vượng, thuận buồm xuôi gió. Để lễ khai trương cửa hàng được diễn ra suôn sẻ tốt đẹp mọi người thường chuẩn bị lễ vật rất đầy đủ và thành kính làm lễ. Nhìn chung, lễ vật trong ngày lễ cứng khai trương công ty cũng bao gồm Lễ ngọt và lễ mặn như thông thường. Việc chọn lễ vật khấn cúng cốt sao thể hiện tấm lòng thành của tín chủ đến các vị Thổ Công, Thổ Địa, Thần Linh cai quản. Tùy vào phong tục, tập quán, điều kiện kinh tế, quy mô kinh doanh của mỗi người, mỗi vùng mà có những mâm lễ vật cúng khác nhau. Vậy mâm cúng khai trương gồm những gì? Để chuẩn bị sắm lễ cúng khai trương không bị thiếu sót gì, các bạn nên tham khảo mua những lễ vật cúng dưới đây:

  1. Trái cây: Ngủ Quả
  2. Hoa: Cát tường, lay ơn …..
  3. Nhang rồng phụng 5 tấc
  4. Nhang trầm 130
  5. Đèn cầy
  6. Gạo hủ
  7. Muối hủ
  8. Trà
  9. Rượu nếp
  10. Nước chai
  11. Giấy cúng Khai Trương
  12. Bánh kẹo
  13. Nước ngọt Coca
  14. Bia Tiger
  15. Trầu cau
  16. Chè: 5 chén chè. (Đậu Trắng, Chè trôi nước ….)
  17. Xôi: 5 đĩa xôi (xôi gấc, xôi đậu, xôi lá cẩm,…)
  18. Cháo trắng
  19. Bộ Tam sên
  20. Bánh chưng
  21. Chả lụa
  22. Gà luộc xếp cánh tiên
  23. Heo sữa quay
  24. Bánh hỏi.

Tùy theo quy mô của cơ sở mà bạn chuẩn bị mâm lễ cúng phù hợp với khả năng tài chính của mình. Nhưng nhất thiết tối thiểu phải có một số thứ cần thiết sau:


  1. Lọ hoa (có thể nhiều loại hoa, tốt nhất là các loại hoa dòng hoa Cúc hoặc hoa Đồng Tiền).
  2. Đĩa trái cây (tốt nhất là "ngũ quả" - có 5 loại quả) hoặc mâm trái cây lớn (nếu bạn có điều kiện).
  3. 3 đĩa xôi, 3 chén chè, 3 chén nước, 2 cây đèn cầy, cau trầu và bộ lễ vàng mã khai trương (bạn có thể mua ở một số cửa hàng tạp hóa họ sẽ soạn sẵn cho bạn).
  4. Gà luộc, đầu heo hoặc hoặc heo quay tùy điều kiện hoặc quy mô cơ sở của bạn.

Việc chuẩn bị lễ vật dâng lên cũng cần sự tỉ mỉ. Hoa quả phải tươi mới, không dập nát. Quả nên chọn 5 loại quả tượng trưng cho sự sung túc, đủ đầy. Khi chuẩn bị đồ bạn nên đưa ra danh sách những đồ cần dùng để tránh lúc làm lễ thiếu đồ không gián đoạn. Nói chung cũng tùy vào phong tục vùng miền nữa mà có thể linh hoạt trong cách chuẩn bị mâm cúng cho phù hợp. Tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi người mà chuẩn bị lễ vật khác nhau, các lễ vật có thể đơn giản nhưng phải đầy đủ, thể hiện được sự trang trọng và lòng thành kính

Mâm cúng khai trương đầy đủ
Mâm cúng khai trương đầy đủ
Tùy vào điều kiện của từng người mà các lễ vật chuẩn bị cho mâm cúng khai trương có thể thay đổi
Tùy vào điều kiện của từng người mà các lễ vật chuẩn bị cho mâm cúng khai trương có thể thay đổi

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?