Top 5 Kiến thức cơ bản nhất của nhiếp ảnh

Nhiếp ảnh chính là một môn nghệ thuật khá thú vị nhưng nó cũng có khá nhiều nguyên tắc riêng, nếu bạn nắm rõ những nguyên tắc này, bạn sẽ thấy việc tạo ra một bức ảnh đẹp sẽ không quá khó khăn. Sau đây là các kiến thức cơ bản nhất dành cho người mới bắt đầu như bạn.

Khẩu độ

Khẩu độ (hay còn gọi là aperture, thường được kí hiệu bằng chữ F) ám chỉ độ mở của ống kính, nó giúp ta ghi lại các hình ảnh khi ta nhấn nút chụp vào phim hay cảm biến của máy. Kích thước độ mở càng lớn thì ánh sáng càng vào nhiều và ngược lại, độ mở càng nhỏ, càng ít ánh sáng, hoặc bạn có thể hiểu một cách đơn giản nhất, khẩu độ chính là độ lớn mà ống kính mở ra để lưu lại hình ảnh mà bạn chụp. Các tiêu chuẩn khẩu độ thường gặp là: f/1.4, f/1.8, f/3.2, f/22,... Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng khẩu độ càng lớn thì nó sẽ ứng với giá số thể hiện càng nhỏ (ví dụ: f/1.4 > f/22).

Tóm lại: Khẩu độ (F) chính là độ mở ống kính, độ mở ống kính càng lớn thì ánh sáng càng nhiều giúp cho ảnh sáng hơn và tốc độ chụp cao nên hình ảnh rõ nét, bên cạnh đó giá số thể hiện F sẽ càng nhỏ.
Khẩu độ

Tiêu cự

Giá trị để biểu diễn cho tiêu cự ống kính là mm (milimet) và chúng được thể hiện trên mỗi thân ống kính. Đặc biệt, mỗi ống kính lại nằm trong một dải tiêu cự khác nhau và chỉ trong một khoảng nhất định nhằm phục vụ đa dạng các mục đích chụp ảnh khác nhau.

Nếu bạn sử dụng ống kính có tiêu cự ngắn, nó sẽ cho bạn góc ảnh rộng và có thể giúp bạn chụp được khung ảnh với nhiều sự vật hơn và ngược lại, nếu bạn sử dụng tiêu cự dài thì góc ảnh sẽ hẹp hơn, khuôn hình nhỏ hơn. Tuy nhiên, tiêu cự dài lại có thể giúp người chụp đứng từ xa và phóng to chủ thể mà bạn muốn chụp mà không phải tiến lại gần chủ thể đó, ngoài ra với góc ảnh hẹp lại có thể giúp tập trung sự chú ý của người xem ảnh vào chủ thể chính.

Tóm lại: Tùy theo các mục đích mà người chụp muốn lưu lại hình ảnh như chụp phong cảnh hay chân dung,... họ cần tính toán dải tiêu cự thật phù hợp để có một khung ảnh đẹp, có sự tương tác phù hợp giữa chủ thể và cảnh vật.


Tiêu cự
Tiêu cự

Tốc độ màn trập

Tốc độ màn trập (hay còn gọi là shutter speed, để dễ hiểu hơn, mọi người thường gọi là tốc độ chụp). Khi chúng ta chọn chụp ở tốc độ chậm, ảnh mà bạn chụp sẽ bị mờ nhòe (out nét) vì tay bạn làm rung máy hay đơn giản chỉ là do cảnh vật chuyển động, nhưng nếu bạn chụp ở tốc độ cao, bạn có thể lưu lại các khoảnh khắc rõ nét và nhanh chóng (ví dụ: Hình ảnh giọt nước).

Theo một số kinh nghiệm, có một mẹo giúp cho người mới (chụp ảnh bằng tay cầm) thiết đặt tốc độ màn trập dễ dàng nhất mà không cần tính toán, đó là nhân đôi tiêu cự (ví dụ: Ống kính có tiêu cự 60mm thì ta chọn tốc độ màn trập là 1/120s hoặc nhanh hơn). Nó sẽ giúp bạn lưu lại hình ảnh rõ nét chứ không bị mờ nhòe.Tuy nhiên người chụp có thể sử dụng tốc độ màn trập chậm như một công cụ giúp họ tạo ra những bức ảnh mờ nhòe có chủ đích nhằm tạo các hiệu ứng và các vệt sáng sinh động cho bức ảnh.

Tóm lại: Tốc độ màn trập (tốc độ chụp) càng chậm thì ánh sáng càng nhiều, giúp cho ảnh sáng hơn, tuy nhiên ảnh cũng sẽ trở nên mờ nhòe do tay cầm bị rung hoặc do chuyển động của cảnh vật.
Chụp với tốc độ cao
Chụp với tốc độ cao
Chụp với tốc độ chậm có chủ ý
Chụp với tốc độ chậm có chủ ý

ISO

ISO là viết tắt của International Organization for Standardization (tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế) nhằm chỉ độ nhạy sáng của bức ảnh mà người chụp không cần sử dụng đến chức năng flash. ISO càng lớn sẽ giúp cho các bức ảnh của bạn càng sáng, tuy nhiên, nhược điểm của nó là khiến cho ảnh dễ bị nhiễu hạt. Thông thường, đối với các loại máy kỹ thuật số, mức cho phép của ISO sẽ trong khoảng từ 50 - 25.600.

Tóm lại: Khi trời nắng, bạn chỉ nên sử dụng ISO 100 - 200, và khi cần chụp ảnh tại những nơi có ánh sáng yếu, bạn hãy nâng độ nhạy sáng ISO thay vì sử dụng flash, nó sẽ giúp bạn ghi lại những hình ảnh chân thật.
ISO

Cảm biến ảnh

Nhiều người xem cảm biến ảnh như là linh hồn của máy ảnh bởi chính nó sẽ quyết định các kích cỡ, độ phân giải, dải nhạy sáng, ống kính,... vì nó có khả năng thu nhận ánh sáng và chuyển đổi những gì bạn thấy trên bộ phận ống ngắm hoặc trên màn hình LCD thành một bức ảnh.

Có 2 loại cảm biến thường gặp đó là CCD và CMOS, trong đó, CCD sở hữu chất lượng ảnh chụp vượt trội so với CMOS do tính nhạy sáng và kiểm soát nhiễu tốt. Tuy nhiên CCD có nhược điểm khá lớn, đó chính là quá trình lắp ráp khó khăn và điện năng tiêu thụ quá nhiều khiến cho CMOS có khả năng vượt qua cả tiêu chuẩn của CCD với tính hoạt động cảm biến hiệu quả, cần ít điện năng và chụp ảnh tốc độ cao tốt hơn CCD.







Cảm biến ảnh

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?