Top 14 Lễ hội truyền thống nổi tiếng nhất Việt Nam

Lễ hội truyền thống nổi tiếng ở Việt Nam thường diễn ra vào mùa xuân, một ít vào mùa thu là lúc thời tiết đẹp nhất trong năm, nông dân nhàn rỗi việc cày cấy mang tính phổ biến và chi phối hầu hết các gia đình. Đó là những lễ hội được nhà nước và nhân dân quan tâm như Tết nguyên đán, Lễ Vu Lan, Tết Trung thu hay những lễ hội có tính vùng miền tiêu biểu như Lễ hội Thánh Gióng, hội Lim, Lễ giỗ tổ Hùng Vương, Lễ phát ấn đền Trần…thu hút hàng ngàn lượt người dân trong và ngoài nước háo hức tham dự. Toplist xin chia sẻ những lễ hội truyền thống nổi tiếng ở Việt Nam giúp bạn đọc nắm bắt thông tin, thời gian và địa điểm diễn ra các lễ hội này.

Lễ hội đền Gióng tại Sóc Sơn

Để tưởng nhớ công đức của Ngài Gióng tại chân núi Sóc, nơi Thánh Gióng dừng ngựa trước khi bay về trời, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ và mở hội hàng năm từ ngày mồng 6 đến ngày mồng 8 tháng giêng Âm lịch. Quần thể khu di tích đền Sóc, thuộc thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. bao gồm 6 công trình: Đền Hạ (tức đền Trình), chùa Đại Bi, đền Mẫu, đền Thượng (tức đền Sóc), tượng đài Thánh Gióng và nhà bia. Trong đó, đền Thượng là nơi thờ Thánh Gióng và tổ chức lễ hội với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: Lễ mộc dục; lễ rước; lễ dâng hương; lễ hóa voi và ngựa…


Hội Gióng đền Sóc Sơn
là một lễ hội lớn hàng năm với sự tham gia của nhiều làng lân cận trong vùng và được người dân chuẩn bị chu đáo từ rất sớm. Ngay từ khoảng 2-3 tuần trước ngày khai hội, những thôn tham gia lễ hội đã bắt đầu rục rịch các công việc chuẩn bị. Theo như nội dung được ghi trên mặt bia số 6 của bia 8 mặt thì sự phân công rước các lễ vật trong lễ hội của các làng được phân bổ theo thứ tự: Thôn Vệ Linh (xã Phù Linh) - rước giỏ hoa tre; Thôn Dược Thượng (xã Tiên Dược) - rước voi; Thôn Đan Tảo (xã Tân Minh) - rước trầu cau; Thôn Đức Hậu (xã Đức Hoà) - rước ngà voi; Thôn Yên Sào (xã Xuân Giang) - rước cỏ voi; Thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú) - rước tướng.

Ngày nay trong lễ hội đền Sóc còn có thêm biểu tượng rước ngựa Gióng của thôn Phù Mã (xã Phù Linh) và rước cầu húc của thôn Xuân Dục (xã Tân Minh). Ngày chính hội là mùng 7, ngày thánh hoá theo truyền thuyết. Ngày khai hội, dân làng và khách thập phương dâng hương, đúng nửa đêm có lễ khai quang – tắm cho pho tượng Thánh Gióng. Nghi lễ chủ yếu trong ngày chính hội là dâng hoa tre ở đền Sóc (thờ Thánh Gióng) và chém tướng giặc. Hoa tre được làm bằng những thanh tre dài khoảng 50cm, đường kính khoảng 1cm, đầu được vót thành xơ và nhuộm màu. Sau lễ dâng hoa, tre được tung ra trước sân đền cho người dự hội lấy để cầu may. Chém tướng giặc được thực hiện bằng cách chém một pho tượng, diễn lại truyền thuyết Thánh Gióng dùng tre ngà quật chết tướng cầm đầu giặc là Thạch Linh.


Nghi thức cuối của lễ hội là lễ hóa các mô hình voi và ngựa giấy với kích thước lớn (voi chiến và ngựa sắt là hai linh vật gắn liền với truyền thuyết Thánh Gióng chống giặc Ân, bảo vệ non sông bờ cõi). Du khách thập phương đến tham gia lễ hội ai ai cũng đều mong được chung tay khiêng voi, khiêng ngựa ra bờ sông để hóa, bởi theo tín ngưỡng, bất cứ ai được chạm tay vào đồ tế Đức Thánh đều sẽ gặp may mắn trong cuộc sống.


Trong tâm thức dân gian Thánh Gióng là một trong bốn hình tượng tứ bất tử của Việt Nam. Được suy tôn như biểu tượng của sự trường tồn, bất diệt của dân tộc, đất nước từ thuở xa xưa cho tới ngày nay. Với những giá trị văn hóa, lịch sử được bảo tồn và lưu truyền khá nguyên vẹn qua nhiều thế hệ thông qua hình thức những đám rước, các hiệu cờ, hiệu trống, hiệu chiêng, diễn xướng dân gian, múa hát ải lao, múa hổ. Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc đã chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2003.

Đền Sóc Sơn nơi thờ Thánh Gióng
Đền Sóc Sơn nơi thờ Thánh Gióng

Lễ cúng biển ở Mỹ Long

Lễ cúng biển ở Mỹ Long ở huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh cũng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là một trong những di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2013. Đây là một lễ hội có gần 300 năm tuổi, là một lễ hội truyền thống độc đáo với nhiều nghi thức đặc sắc gắn liền với lịch sử, tín ngưỡng, phong tục tập quán của cư dân vùng đất Mỹ Long - Cầu Ngang. Hàng năm, lễ hội thu hút hàng chục ngàn lượt khách du lịch từ mọi nơi trên đất nước về đây tham dự.


Lễ hội còn được gọi là lễ hội nghinh Ông bắt đầu từ ngày 11 đến ngày 12 tháng 5 âm lịch, bao gồm nhiều nghi thức như: Giỗ Tiền Chức, Nghinh Nam Hải, Tế Thần Nông và chiến sĩ trận vong, Chánh tế Chúa Xứ - bóng rỗi, Nghinh ngũ phương và Tống tàu.


Lễ hội không chỉ là điểm tựa tinh thần của người dân mà còn là dịp để mọi người vui chơi giải trí, giao lưu cộng cảm và trao truyền đạo lý, tình cảm, bày tỏ mong muốn vụ mùa bội thu, đầy ắp cá tôm và phúc lộc thọ cho mọi nhà. Lễ hội cúng biển Mỹ Long góp phần tạo nên một đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người dân trên mảnh đất Trà Vinh, mang đậm chất dân gian nhưng cũng là một nhu cầu thiết yếu trong đời sống của tất cả mọi người.

Lễ hội cúng Biển
Lễ hội cúng Biển

Lễ hội đền Hai Bà Trưng - Mê Linh

Với đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" sau khi Hai Bà Trưng tạ thế nhân dân ở nhiều nơi đã lập đền thờ để ghi nhớ công đức của Hai Bà. Trong số 103 nơi thờ Hai Bà Trưng và các tướng lĩnh ở 9 tỉnh, thành phố trong cả nước (riêng huyện Mê Linh có 25 di tích ở 13 xã). Trong đó đền Hai Bà Trưng ở thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh là có ý nghĩa quan trọng nhất bởi ở đây không chỉ là nơi lưu lại dấu thiêng về 2 vị nữ anh hùng thời thơ ấu, lúc bình sinh, mà còn là nơi lưu niệm về quá trình chuẩn bị khởi nghĩa Hai Bà Trưng của dân tộc hồi đầu Công nguyên.


Lễ hội được tổ chức hàng năm là một hoạt động văn hóa tín ngưỡng nhằm tôn vinh công đức của hai vị nữ anh hùng dân tộc Trưng Trắc - Trưng Nhị và giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ. Ở Đồng Nhân là lễ rước nước và múa đèn, ở Hát Môn là dâng cúng 100 chiếc bánh trôi, tượng trưng cho Mẹ Âu Cơ sinh ra trăm con Lạc Hồng; còn ở Hạ Lôi - Mê Linh, nơi Hai Bà phất cờ khởi nghĩa và đóng đô, nét độc đáo nhất của lễ hội là lễ giao kiệu. Hội được tổ chức từ mồng 6 đến mồng 10 tháng Giêng

Trước đó từ mồng 4 tháng giêng, dân làng đã làm lễ mộc dục, thay bao sái tượng Vua Bà chứ không theo lệ thường ra sông múc nước về tắm tượng Thánh. Sau đó ngày mồng 4 và 5 làng Hạ Lôi tổ chức lễ tế Hai Bà ở đình làng cùng với Thành hoàng làng là 4 vị tướng - 4 anh em ruột Đô, Hồ, Bạch, Hạc đã phù Thánh Tản Viên dựng lại nghiệp đế họ Hùng.

Trong tâm thức người Việt, hình ảnh Hai Bà Trưng cưỡi voi dẫn đầu đoàn quân xung trận, đánh tan quan quân nhà Hán giành độc lập cho dân tộc sau hơn hai thế kỷ bị phong kiến nước ngoài đô hộ là một kỳ tích trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Sử sách đã hết lời ca tụng Hai Bà.


Trong lễ rước hai Vua Bà từ Đền về Đình gồm: 2 cỗ voi, 2 cỗ ngựa, đội thanh nữ mặc áo trắng khênh kiệu, đội nữ binh hộ giá mặc áo nâu, quấn xà cạp, vác gươm, hai đội nữ rước hai kiệu, đội mệnh bái mặc áo tế xanh có triện, đội nhạc công, xinh tiền, đội vác cờ súy, gươm trường, bát bửu, tán, lọng...cùng với người dân địa phương, hàng nghìn du khách trong, ngoài nước đã về đây tụ hội, dâng hương tưởng nhớ công lao chống giặc giữ nước của Hai Bà.

Người Việt Nam xem Hai Bà là anh hùng của dân tộc nên đã lập đền thờ ở nhiều nơi.
Người Việt Nam xem Hai Bà là anh hùng của dân tộc nên đã lập đền thờ ở nhiều nơi.

Lễ hội đền Hùng - Giỗ tổ vua Hùng Vương

Lễ hội được diễn ra vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hằng năm và được tổ chức tại núi Nghĩa Lĩnh với tên gọi là giỗ tổ Hùng Vương. Lễ hội là dịp để nhân dân tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn trước công lao lập nước của vua Hùng, là vị vua đầu tiên của dân tộc.


Tuy nhiên thực chất lễ hội được diễn ra từ những ngày trước với các phong tục như hành hương tưởng niệm vua Hùng, đâm Đuống (đánh trống đồng) của dân tộc Mường, và kết thúc vào ngày 10 tháng 3 âm lịch với lễ rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng.

Lễ hội Đền Hùng
Lễ hội Đền Hùng

Lễ hội chùa Hương hay trẩy hội chùa Hương

Lễ hội diễn ra từ mồng 06 tháng giêng đến tháng 3 âm lịch hàng năm. Đây được đánh giá là một trong những lễ hội lớn nhất trong ba lễ hội của Phật tử ở phía Bắc của Việt Nam, huyện Mỹ Đức, thuộc Hà Nội.


Khu thắng cảnh Hương Sơn, là nơi được xem là hành trình về an miền đất Phật – nơi Quan Thế Âm Bồ Tát ứng hiện tu hành. Lễ hội này đã đã thu hút rất nhiều phật tử, cũng như các du khách ở trong và ngoài nước cùng tham gia hành hương. Lễ hội được đánh giá là nhộn nhịp nhất từ rằm tháng giêng đến 18 tháng hai âm lịch.

Lễ hội Chùa Hương
Lễ hội Chùa Hương

Lễ Vu Lan thắng hội

Lễ Vu lan thắng hội hay còn được nhiều người biết đến với tên gọi khác là lễ hội chùa ông Bổn được tổ chức hàng năm vào ngày 27 và 28 tháng 7 âm lịch tại khóm 1, thị trấn Cầu Kè, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Đây là một nét văn hóa đặc trưng từ hàng trăm năm nay của người người Triều Châu đến Trà Vinh sinh cơ lập nghiệp, lễ cúng cô hồn - một lễ hội dân gian tiêu biểu của cộng đồng các dân tộc Trà Vinh.


Vào ngày diễn ra lễ hội cũng là thời điểm diễn ra nhiều nghi lễ trang trọng và độc đáo như lễ rước Phật, thần ở các đình, chùa vùng phụ cận về Vạn Niên Phong Cung; Thỉnh kinh - diễn lại câu chuyện thỉnh kinh của thầy trò Đường Tam Tạng; Lễ khai kinh; Đăng đàn thí thực; Cầu quốc thái dân an... Mục đích của lễ hội là báo hiếu và cầu an, thu hút hàng chục nghìn người tham dự, phản ánh nét hỗn dung tín ngưỡng độc đáo của các dân tộc tại trà Vinh là Kinh, Khmer và Hoa.


Đến với Cầu Kè vào dịp này du khách không chỉ được nhìn thấy và hiểu hơn về một lễ hội độc đáo của cộng đồng tôn giáo Vạn Niên Phong Cung mà còn có cơ hội thưởng thức đặc sản nổi tiếng của Trà Vinh như bún nước lèo, dừa sáp, chuối táo quạ, phá lấu của cải...

Lễ vu lan thắng hội
Lễ vu lan thắng hội

Lễ vía Ngũ Hành Nương Nương tại miếu Bà Ngũ Hành tại Long An

Lễ hội diễn ra vào ngày 20 tháng giêng âm lịch hàng năm (trong 3 ngày liên tiếp). Miếu Bà Ngũ Hành có vị trí tại chợ Long Thượng nằm cạnh rạch Tràm hướng về phía đông thị xã Tân An và phía tây bắc của thị trấn Cần Giuộc, thuộc tỉnh Long An.


Nơi đây thờ phượng Ngũ Hành Nương Nương- là năm vị phúc thần giúp mưa thuận gió hoà, bảo vệ nghề nghiệp thủ công truyền thống…được người dân vô cùng tôn kính.


Đây được xem là lễ hội truyền thống nổi tiếng được tổ chức với thời gian khá dài với nghi thức của Lễ Kỳ Yên và biểu diễn nghệ thuật diễn xướng dân gian độc đáo như: Chầu mời, dâng bông, thỉnh bà, bán lộc, dâng mâm, đặc biệt là điệu hát chặp Địa Nàng…Đây chính là điểm thu hút khách du lịch tìm đến với lễ hội này để tìm hiểu về văn hóa của người dân bản địa.

Lễ vía Ngũ Hành Nương Nương
Lễ vía Ngũ Hành Nương Nương

Lễ hội Nghinh Ông là lễ hội nổi tiếng ở Cần Giờ

Lễ hội diễn ra vào dịp rằm tháng 8 âm lịch hằng năm. Lễ hội Nghinh Ông (Cần Giờ) có một số nét tương đồng với những nghi thức lễ chính của lễ hội cầu ngư và lễ hội Nghinh Ông ở các khu vực khác. Nhưng lễ hội cũng có sự khác biệt ở nghi lễ với nhiều huyền thoại, cũng như các chuyện kể dân gian về lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Cần Giờ.


Lễ hội cầu ngư lớn nhất khu vực Nam bộ này là dịp để bày tỏ tấm lòng thành kính, tưởng nhớ công ơn to lớn của cá Ông và cầu mong cho nghề đi biển của ngư dân được thuận buồm xuôi gió.


Lễ hội này đã thu hút khoảng 15,000- 20,000 du khách đến Cần Giờ mỗi năm nhằm duy trì và phát huy giá trị văn hóa cũng như phong tục tập quán của địa phương.

Lễ hội Nghinh Ông là lễ hội nổi tiếng ở Cần Giờ

Hội Lim là lễ hội truyền thống nổi tiếng và lớn nhất vùng Kinh Bắc Việt Nam

Lễ hội diễn ra vào ngày 13 tháng giêng trùng với hội chùa Lim. Hội Lim mở đầu bằng lễ rước với đông đảo người dân tham gia, sặc sỡ sắc màu, vô cùng cầu kì, và vô cùng đẹp mắt.


Trong ngày lễ hội diễn ra nhiều nghi lễ và trò chơi dân gian đặc sắc như tục hát thờ hậu. Toàn thể quan viên, hương lão, nam đinh của làng xã phải tề tựu đầy đủ tại lăng Hồng Vân để có thể tế lễ hậu thần. Khi tế liền anh, liền chị sẽ thực hiên nghi thức hát quan họ để ca ngợi công lao của thần.


Lễ hội diễn ra khắp các làng xã trong tổng Nội Duệ và núi Hồng Vân là trung tâm, với nghi thức tế lễ rước xách nghiêm trang, hùng dũng và nhiều trò vui, độc đáo, hấp dẫn nhất như đánh cờ người, thi làm cỗ và đón bạn, ca hát Quan họ, tổ tôm điếm, thi dệt vải.

Hội Lim
Hội Lim

Lễ hội Tháp Bà Ponagar còn gọi là Lễ hội Thiên Y A Na Thánh Mẫu hay Lễ vía Bà tại Khánh Hòa

Lễ hội diễn ra từ ngày 20 đến ngày 23 tháng 3 Âm lịch hàng năm. Lễ hội này là lễ hội truyền thống nổi tiếng của dân tộc Chăm ở tỉnh Khánh Hòa, đây là một lễ hội dân gian lớn nhất trong năm nhằm tưởng nhớ công lao giúp dân, đem lại những điều tốt lành và hạnh phúc cho mọi người của nữ thần Yang Po Inu Nagar.


Ngoài những nghi lễ truyền thống, lễ hội cũng có nhiều hoạt động văn hóa phong phú như: Những điệu múa cổ truyền Chăm, triển lãm tranh ảnh liên quan to vương quốc Chăm, hát Chăm làm gốm cổ truyền của đồng bào Chăm và trình diễn nghề dệt thổ cẩm Chăm.

Lễ hội tháp Bà Ponagar
Lễ hội tháp Bà Ponagar

Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ núi Sam tỉnh An Giang

Lễ hội diễn ra từ ngày 23 đến 27 tháng 4 âm lịch hàng năm trong đó ngày vía chính là ngày 25. Kể từ năm 2001, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam đã được Bộ Văn hóa Thông tin và Tổng cục Du lịch Việt Nam đã công nhận là Lễ hội cấp Quốc gia. Ngoài phần Lễ được tổ chức một cách trang trọng theo hình thức cổ truyền, thì phần Hội cũng được tổ chức hàng năm đan xen với phần lễ.


Trong thời gian này các hoạt động văn hoá nghệ thuật dân gian được biểu diễn vô cùng sôi nổi như múa lân, múa đĩa chén, múa mâm thao … đã thu hút rất nhiều du khách. Theo tín ngưỡng của người dân thì nơi đây vẫn còn có những tục như vay tiền Bà, xin xăm Bà, thỉnh bùa Bà …

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam

Lễ hội xuân Yên Tử tri ân công đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Lễ hội diễn ra từ tháng Giêng cho đến hết tháng Ba âm lịch. Lễ này đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, cũng như du khách thập phương, chúng tăng, ni, phật tử cả trong và ngoài nước cùng các quý đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các tỉnh, thành trong cả nước về đây tham dự.


Không chỉ có vậy Yên Tử còn là nơi có cảnh đẹp kỳ vĩ, linh thiêng, huyền bí, suối reo, có thác đổ, thông hổ phách thông tùng linh khí mai vàng rực rỡ, rừng trúc bạt ngàn …cùng với những thảm thực vật phong phú, tạo nên nét đẹp hoang sơ mà đầy thơ mộng.


Trong thời gian gần đây Yên Tử đã trở thành nơi du lịch văn hóa tâm linh, thắng cảnh, sinh thái, thu hút hàng ngàn du khách trong ngoài nước mỗi năm.

Lễ hội Xuân Yên Tử
Lễ hội Xuân Yên Tử

Lễ hội đền Trần tại phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định

Lễ hội diễn ra từ ngày 15 đến ngày 20 tháng tám âm lịch hàng năm. “Khai Ấn” là ngày làm việc đầu tiên của một năm mới. Hiện nay nghi thức khai ấn vẫn còn giữ nguyên những nghi lễ truyền thống, thu hút hàng ngàn người từ khắp mọi miền đất nước về tham quan, xin ấn với ước mong một năm mới thành công và phát tài.


Lễ hội này được cử hành trang nghiêm với các lễ rước từ đình, tế tự ở đền Thượng thờ 14 vị vua Trần, đền xung quanh về dâng hương. Lễ dâng hương sẽ do 14 cô gái đồng trinh, đội 14 mâm hoa đi vào trong đền với tiếng nhạc lễ dâng lên 14 ngai vua.


Phần hội có nhiều loại hình sinh hoạt văn hoá phong phú, đặc sắc như chọi gà, diễn võ năm thế hệ, chơi cờ thẻ, đấu vật, múa lân, múa bài bông, đi cầu kiều, hát văn. Chính những nét văn hoá độc đáo này đã tạo nên sức hấp dẫn và cuốn hút du khách thập phương hàng năm.

Lễ hội Đền Trần
Lễ hội Đền Trần

Lễ hội chùa Bái Đính là lễ hội hành hương về vùng đất cố đô Hoa Lư tỉnh Ninh Bình

Lễ hội diễn ra từ chiều ngày mùng 1 tết và khai mạc vào ngày mùng 6 tết và kéo dài cho đến hết tháng 3 âm lịch. Ngoài thời gian đó du khách chỉ có thể đến thăm chùa mà không thể tham gia vào các hoạt động văn hóa của lễ hội.


Phần lễ bao gồm nghi thức thắp hương thờ Phật, tưởng nhớ công đức của Thánh Nguyễn Minh Không, lễ tế chầu thánh Mẫu Thượng Ngàn và thần Cao Sơn. Lễ hội bắt đầu bằng nghi thức rước Kiều mang bài vị thờ Thần Cao Sơn, Bà chúa Thượng Ngàn, Đức Thánh Nguyễn có sự sùng bái một cách tự nhiên, vừa thể hiện được tín ngưỡng đạo Phật, đạo Mẫu lại thêm cả Nho giáo.


Phần hội bao gồm các trò chơi dân gian, vãn canh chùa, thăm thú hang động, xam đất Cố đô, thưởng thức nghệ thuật hát Chèo. Phần sân khấu thường do Nhà hát Chèo Ninh Bình tái hiện lại lễ đăng đàn xã tắc của Đinh Tiên Hoàng Đế, cùng với lễ tế cờ của Vua Quang Trung trên núi Đính trước giờ ra trận.

Lễ hội Chùa Bái Đính
Lễ hội Chùa Bái Đính

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?