Hiện tại ở Việt Nam có một số loại động vật đang trong tình trạng báo động đỏ, vì nạn săn bắn, mua bán trái phép, ngoài ra còn do biến đổi khí hậu làm mất đi hệ sinh thái. Cùng toplist điểm danh lại các loài động vật đó và có hướng bảo vệ những sinh vật ít ỏi còn lại.
Thanh Vony 2018-04-02 20:06:11
ồ thank youRùa da
Là loài lớn nhất trong họ nhà rùa. Và là loài bò sát lớn thứ tư sau 3 loài cá sấu. Được hiệp hội bảo vệ động thực vật thế giới coi là động vật quý hiếm nhất Thế Giới. Nhìn sơ lượt thì chúng giống với các loài rùa biển khác, chỉ có kích thước lớn hơn và không có mai. Loài rùa này sống chủ yếu ở các vùng biển khu vực miền trung. Loài rùa này không có răng mà thay vào đó là các gai nhọn mọc trong miệng giúp rùa giữa thức ăn lại. Thức ăn của nó chủ yếu là các loài sứa di chuyển chậm. Loài rùa có kích thước rất lớn, thân bao phủ bởi 1 lớp da, mai có 7 gờ xương ở lưng, không có vảy (khi còn nhỏ mai được phủ một lớp vảy có dạng hạt chấm trắng nhỏ). Đầu có dạng tam giác rộng. Hàm trên có 2 chỏm nổi lên rất rõ. Đôi chân bơi trước rất dài, không có vảy, không có móng vuốt. Ở mặt lưng màu đen, xen lẫn những vạch hoặc đốm trắng. Có khi trên cổ và chỗ tiếp giáp giữa chân bơi với thân có chấm màu hơi xanh hoặc hồng. Yếm có nhiều các sắc tố nhẹ. Yếm nhỏ lồi lên bởi những chiếc xương. Rùa trưởng thành có trọng lượng khoảng dưới 500 kg.
Là loài có kích thước lớn nhất trong các loài rùa biển bắt gặp ở vùng biển nước ta. Chiều dài bình quân của con đực đạt 114cm, con cái đạt 139 cm; nặng đến 500kg. Chiều dài lớn nhất đạt 240cm. Mỗi tổ trứng trung bình có 80 - 90 trứng, đường kính trứng trung bình từ 5,1 - 5,5cm. Sống xa bờ, ít bắt gặp. Sinh sống ở vùng cát, vùng triều, vùng khơi, ven đảo. Sinh cảnh thích hợp là các bãi biển nhiệt đới dài, rộng có độ dốc, chỉ có cát, không có đá, nước sâu trong suốt hay có bùn mềm dưới đáy. Vùng biển nhiệt đới, ôn đới, xứ lạnh của Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Làm tổ ở các bãi đơn độc ven biển. Một số bãi làm tổ với mật độ thấp trên các đảo (Antille lớn và nhỏ, quần đảo Solomon; các đảo ở biển Bismark).
Là một trong những loài quan trọng trong hệ sinh thái biển và giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu chu trình di cư của loài này trên các đại dương. Rùa da đã trở nên quan trọng cho các mục đích không săn bắt như: tham quan, du lịch, học tập, nghiên cứu khoa học v.v...Trước năm 1975, nguồn lợi Rùa da ở nước ta tương đối nhiều, nhưng do tình trạng ô nhiễm ở một số vùng nước ven bờ tăng nên từ năm 1975 đến nay nguồn lợi này bị suy giảm một cách nghiêm trọng. Dự đoán số lượng giảm >80%, chỉ còn khoảng < 250 cá thể trưởng thành.
Sao La
Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), một trong những loài thú hiếm nhất trên thế giới, sinh sống ở vùng núi rừng hẻo lánh ở dãy Trường Sơn tại Việt Nam và Lào. Sao la là loài có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao, được xếp hạng ở mức nguy cấp trong Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thế giới (IUCN) và trong Sách Đỏ của Việt Nam.
Kích thước cỡ lớn, thân dài tới 1,3 - 1,5m, trọng lượng: 80 - 120kg. Đầu màu nâu sẫm có những vạch trắng hoặc đen nhạt. Mặt màu nâu sẫm hay nâu đỏ nhạt, cả đực và cái đều có các sọc trắng ở trên và dưới mắt, nhiều vạch trắng ở cằm và cổ. Mặt sau tai màu nâu. Phần lưng màu nâu hai bên sườn có vạch trắng nhạt phân cách lưng với các chân màu đen nhạt. Bộ lông mềm mượt có các xoáy ở giữa mũi, hai bên cổ và hai vai. Ngay trên móng guốc có vòng trắng ở cả 4 chân. Sừng dài, gần như thẳng, không phân nhánh, mút sừng nhọn, nhẵn bóng, lõi sừng kéo dài tới mút sừng.
Là loài động vật được phát hiện đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 5/1992. Vào thời điểm đó việc phát hiện Sao La đã gây chấn động toàn thế giới, vì việc phát hiện ra một loài động vật lớn vào giai đoạn thế kỷ 20 là khó xảy ra. Với cuộc sống bất bênh của mình, loài động vật này được xếp vào nhóm động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao ở Việt Nam. Hiện tại còn 50 đến 60 cá thể được nuôi dưỡng tại các vườn quốc gia. Việc phát hiện loài sao la lần đầu tiên tại Việt Nam năm 1992 và tìm thấy một cá thể loài này mới đây khi nó có nguy cơ tuyệt chủng là những sự kiện quan trọng về động vật trên thế giới trong hơn 50 năm qua. Hiện các chuyên gia vẫn chưa thể đánh giá số lượng chính xác số lượng cá thể sao la còn sinh sống. Tuy nhiên họ cho rằng loài thú quý hiếm này có thể gặp những mối đe dọa đến môi trường sống và số lượng loài do nạn săn bắt trộm khi chúng có thể bị dính bẫy săn các con vật khác như hươu, nai, lợn rừng... của các tay thợ săn.
Voọc mũi hếch
Voọc mũi hếch là một loài động vật đặc biệt chỉ xuất hiện ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Tình trạng săn bắt quá mức, phá rừng lấy gỗ làm nương đang đẩy loài động vật này đến nguy cơ tuyệt chủng. Hiện tại còn khoảng 80 cá thể được nhóm FFI (Tổ chức Bảo tồn động thực vật quốc tế) phát hiện. Và theo ước tính của họ còn khoảng 110 cá thể đang sinh sống ở Việt Nam. Chúng có bộ lông màu nâu đen, lông trên đầu và quanh mặt trắng nhạt, không có mào trên đỉnh đầu, vùng ngực, bụng, mặt trong chi trước và chi sau có màu trắng mờ. Mảng lông trắng này kéo chùm ra phía bên ngoài khuỷu tay. Đuôi dài hơn thân, lông xù. Voọc con mới đẻ lông màu vàng nhạt, khi lớn chuyển màu như voọc trưởng thành.
Voọc mũi hếch là một trong những loài linh trưởng quý hiếm nhất trên thế giới hiện nay và là loài đặc hữu của Việt Nam. Hiện trên thế giới chỉ còn khoảng 200 cá thể voọc mũi hếch, riêng tỉnh Hà Giang đã có khoảng 180 cá thể. Năm 2002, một quần thể voọc mũi hếch khoảng 60 con được phát hiện tại khu rừng Khau Ca, một trong 6 khu rừng đặc dụng của Hà Giang. Ngay sau đó, Dự án bảo tồn voọc mũi hếch được triển khai dưới sự hỗ trợ của Tổ chức Bảo tồn động, thực vật hoang dã Quốc tế (FFI) giúp loài vật này thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
Voọc mũi hếch có đặc điểm lông đen; cánh tay, đùi, mặt và đầu có màu trắng kem; cổ họng có mảng lông màu da cam... Những năm qua, Tổ chức FFI và lực lượng Kiểm lâm Hà Giang thường xuyên tuần tra, giám sát sinh học tại các địa bàn có sự tồn tại của voọc mũi hếch; tiến hành thu thập số liệu đa dạng sinh học; kiểm soát, nắm bắt thông tin các hoạt động xâm hại đến sinh cảnh của voọc mũi hếch.
Cá sấu hoa cà
Cá sấu hoa cà hay còn gọi cá sấu nước mặn thường sống ở cửa sông, đây là loại bò sát lớn nhất. Cá sấu hoa cà thường dài khoảng 5 - 8m, trọng lượng trung bình khoảng 700 kg - 1.200 kg/ con, loài cá sấu hoa cà nhỏ hơn con đực, chiều dài không quá 4m/ con. Cá sấu hoa cà tập trung nhiều ở Ấn độ, Indonesia, khu vực cửa sông vùng Đông Nam Á. Chúng là những vận đông viên bơi lội rất khỏe. Chúng có một cái đầu khá lớn đặc trưng bởi hai gờ nổi xuất phát từ mắt và kéo dài đến giữa mũi. Vảy loài này hình trái xoan. Cá sấu hoa cà con có màu vàng nhạt, chúng mang những sọc, chấm trên thân và đuôi. Cá sấu trưởng thành có màu sẫm hơn, màu nâu vàng đến màu xám. Mặt bụng màu trắng hoặc vàng, các sọc xuất hiện ở phần dưới của thân nhưng không kéo dài hết mặt bụng. Đuôi có màu xám với những vạch đen. Chúng sở hữu một bộ hàm cực khỏe với khoảng 64 - 68 răng. Ngoài tự nhiên hầu như không gặp, chỉ còn số ít được nuôi trong vườn động vật do săn bắt tuyệt chủng.
Cá sấu hoa cà là động vật thông minh và có hành vi phúc tạp, chúng thường tập trung nhiều ở cửa sông, thức ăn của cá sấu rất đa dạng, cá sấu con ăn những loài côn trùng nhỏ, động vật lưỡng cư, bò sát, giáp xác và những loài cá nhỏ. Cá sấu trưởng thành ăn cua, còng, rùa, rắn, chim, bò rừng, lợn lòi và khỉ. Chúng sinh sản trong khu vực nước ngọt vào mùa ẩm ướt. Con đực đánh dấu lãnh địa mình và bảo vệ lãnh địa này khi cá sấu đực khác có ý xâm phạm. Cá sấu đực không có khả năng bảo vệ lãnh địa sẽ phải tìm một khúc sông khác. Cá sấu cái trưởng thành khi đạt 10-12 năm tuổi, trong khi con đực có tuổi trưởng thành là 16 năm tuổi. Cá sấu hoa cà cái đẻ trung bình khoảng 40-60 trứng nhưng cũng có thể đẻ đến 90 trứng. Cá sấu con lớn lên trong các con sông trong suốt mùa ẩn ướt từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Cá sấu hoa cà là loài bò sát cỡ lớn, khác biệt với cá sấu xiêm ở phần đầu, chiều dài cơ thể tới 6m. Mõm dài, có 2 gờ chạy từ mũi tới mắt, không có tấm sau chẩm. Toàn thân phủ tấm sừng, những tấm sừng trên lưng cách nhau bởi màng da. Đuôi cao, to và khỏe, phía trên có 4 gờ. Chân sau có màng bơi nối giữa các ngón. Trên lưng màu vàng và xám đen xen kẽ nhau.
Tê giác một sừng
Tê giác một sừng Việt Nam (Danh pháp khoa học: Rhinoceros sondaicus annamiticus) là một phân loài của loài tê giác một sừng (Rhinoceros sondaicus) phân bố ở Việt Nam sống ở Việt Nam, Lào, Campuchia, tới cả Thái Lan và Malaisia. Thuật ngữ Annamiticus bắt nguồn từ tên gọi Annamite của dãy Trường Sơn ở Đông Dương, một phần khu vực phân bố của loài này, chúng còn biết với tên Tê giác Java Việt Nam hay còn gọi đơn giản là Tê giác Việt Nam vì Việt Nam chỉ có loài này, người Xtiêng gọi chúng là Pai-ro-mhai. Phân tích di truyền cho thấy rằng hai phân loài còn tồn tại ở Việt Nam và Indonesia đã có cùng một tổ tiên chung cách đây khoảng chừng 300.000 đến 2 triệu năm trước. Giống tê giác một sừng được coi là bị tuyệt chủng tại đất liền châu Á cũng như Đông Nam Á lục địa, cho đến khi người ta phát hiện ra một cá thể tê giác bị săn bắn vào năm 1988 tại khu vực Cát Tiên.
Dù được con người quan tâm bảo tồn nhưng diện tích cư trú của tê giác vẫn bị xâm lấn 15% vào năm 1990 và con số tê giác còn sống đã giảm xuống chỉ còn 5-8 con vào năm 1999. Theo đánh giá năm 2000, có khoảng 6.000 người sống bên rìa khu vực Vườn quốc gia, ở các vùng bãi bồi triền sông, môi trường sống ưa thích của tê giác, bắt đầu xâm lấn để trồng lúa, cộng thêm với lực lượng kiểm lâm bảo vệ ít ỏi (dưới 20 người), nên người ta cho rằng tê giác Việt Nam chỉ có thể tồn tại trong vòng từ 3-5 năm nữa. Sau đó cơ quan bảo tồn ước tính chỉ còn 3-8 con tê giác và có thể không có con đực nào sống sót.
Tê giác Việt Nam sinh sống ở Vườn Quốc gia Cát Tiên tập trung chủ yếu trong phạm vi khoảng 5.000 ha rừng trên địa bàn xã Gia Viễn. Trong đó, cá thể tê giác cuối cùng đã từng sống tại khu rừng Cát Lộc, khu vực phía bắc của Vườn Quốc gia Cát Tiên. Vườn Quốc gia Cát Tiên được nhiều người biết đến bởi là khu bảo tồn động vật hoang dã và từng có loài tê giác một sừng tồn tại, trong khi đó loài này đã tuyệt chủng ở khu vực đất liền Đông Nam Á nhưng con tê giác cuối cùng cũng đã gục ngã trước tiếng súng của đám săn bắn.
Voi
Voi Việt Nam là quần thể voi sinh sống, phân bố tại Việt Nam, gắn bó với đời sống, lịch sử, văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Voi Việt Nam thuộc nhóm voi châu Á và là loài động vật từng phân bố khắp các vùng miền ở Việt Nam, gắn bó với sản xuất, chiến đấu và văn hóa của các dân tộc ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiện tại voi hoang dã đang trong tình trạng nguy ngập và chỉ hay xuất hiện ở Tây Nguyên, đặc biệt là Đắk Lắk. Voi Việt Nam cũng giống như Voi châu Á, cặp ngà voi dài. Thân cũng không lớn bằng các loài Voi châu Phi, ăn các loài thực vật chủ yếu trái cây, thân các cây mềm như cây chuối, v,v..Kích thước rất lớn, có thể dài 6m. Môi trên và mũi phát triển thành vòi dài. Hai răng nanh lớn phát triển thành ngà. Voi đực có hai ngà, mỗi ngà dài tới 150 cm, nặng 15 - 20 kg. Có 12 răng hàm, mỗi bên 3, mọc sít nhau gần như một cái. Da dày, lông thưa, dài, cứng màu nâu xám (đôi khi trắng). Với tốc độ giết để lấy lông đuôi, số lượng voi Việt Nam giảm với tốc độ chóng mặt, nếu không có kế hoạch bảo tồn kịp thời thì loại động vật này sẽ biến mất khỏi bản đồ Việt Nam. Số lượng voi hiện tại tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên nước ta.
Voi trong đời sống của các cộng đồng dân tộc dẫn rõ: Không được đánh đập, nhục mạ voi. Khi voi mệt mỏi, ốm đau phải được chăm sóc, nghỉ ngơi và không được bóc lột sức lao động của voi quá mức. Phải ứng xử với voi như một thành viên trong cộng đồng… Người đồng bào M'Nông đã đưa vào Luật tục bảo vệ voi cho cộng đồng buôn làng, nó hình như cũng là tiếng nói chung cho cộng đồng trên cao Nguyên. Vào các thời điểm này ngà voi các quản tượng không để dài cặp ngà nữa, thì việc để thích ứng môi trường như tự vệ kẻ thù, đào đất không thể được, các nguyên nhân cũng do sợ bị trộm cưa mất cặp ngà thì quản tượng phải cưa trước. Lông đuôi voi dân gian thường quan niệm rằng nó có thể trừ được ma quỷ, nên mọi người thường lấy lông đuôi voi làm các đồ trang sức cho riêng mình. Đổi lại lông đuôi voi bị người ta rứt trộm nhiều, voi ngày càng ít thì số lông ở phần đuôi cụt ngủn tìm được con nào đầy đủ lông ở phần đuôi là rất khó.
Ngày nay voi nhà có nhiều điều đáng lo ngại là việc sinh đẻ của loài voi trong thời gian qua khá khiêm tốn, nhất là đàn voi nhà có thể được coi là bị "vô sinh" vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có một số nguyên nhân chính như: voi thiếu môi trường để sinh sống và sinh hoạt để di truyền nòi giống, voi bị khai thác phục vụ du lịch đến mức kiệt quệ, voi bị bệnh nhưng có giải pháp điều trị. Chiều dài con trưởng thành 2.9m. Cao 1.8m, đường kính thân 1,5m.
Voọc mông trắng
Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri) là loài linh trưởng đặc hữu, chỉ có phân bố tự nhiên ở Việt Nam, được Jean Théodore Delacour phát hiện năm 1903 và được Wilfred Hudson Osgood mô tả năm 1932. Đầu những năm 1990, một đợt điều tra rộng đã nghi nhận 19 quần thể với tổng số 50-57 đàn và 281-317 cá thể trong phạm vi khoảng 5.000 km2 ở miền Bắc Việt Nam. Các cuộc điều tra gần đây chỉ ra rằng loài này đã bị suy giảm nghiêm trọng cả về số lượng quần thể và cá thế. Trong hơn một thập kỷ vừa qua, tám đến chín tiểu quần thể đã bị diệt vong. Tổng số cá thể của loài trước cuộc điều tra này được ước lượng trong tài liệu của Nadler và Brockman (2014). Quần thể lớn thứ hai trên thế giới của Voọc mông trắng, cực kỳ nguy cấp, mới được Tổ chức Bảo tồn động vật hoang dã thế giới (FFI) tìm thấy tại Việt Nam.
Voọc mông trắng là loài linh trưởng chỉ có ở Việt Nam, phân bố ở các tỉnh phía Bắc như: Yên Bái (Văn Chấn), Hoà Bình (Chi Nê), Ninh Bình (Cúc Phương, Vân Long), Thanh Hoá (Hồi Xuân, Lang Chánh), Nghệ An (Quỳ Châu, Con Cuông), Hà Tĩnh (Hương Sơn). Voọc quần đùi trắng hay voọc mông trắng, loài linh trưởng cỡ lớn thuộc họ Khỉ Cựu thế giới (Cercopithecidae), bộ Linh trưởng (Primates), có tên trong Sách Đỏ của Việt Nam và thế giới. Voọc quần đùi trắng trên đỉnh đầu có mào lông màu đen, có vệt lông trắng khá rộng hai bên má kéo dài lên phía trên vành tai.
Do những hoạt động của con người như săn bắn, khai thác gỗ, khai thác đá, đốt than... loài này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng với số lượng còn lại dưới 250 cá thể. Mặc dù bị đe doạ xoá sổ trong vòng một thập kỷ, các nhà khoa học giờ đây lại có hy vọng chúng có thể được giải cứu khỏi sự tuyệt chủng. Voọc mông trắng là loài đặc biệt chỉ có tại Việt Nam. Theo FFI, những hoạt động của con người như săn bắn, khai thác gỗ, khai thác đá, đốt than, loài này đang bị đe doạ tuyệt chủng với số lượng còn lại dưới 250 cá thể. Mặc dù bị đe doạ xoá sổ trong vòng một thập kỷ, tuy nhiên, với phát hiện mới này sẽ là cơ sở để giải cứu loài này thoát khỏi sự tuyệt chủng.
Hổ
Kích cỡ lớn nhất trong Họ Mèo Felidae có thể nặng 200 - 250kg. Nền lông vàng hoặc vàng sáng, phần bụng trắng. Mặt và dọc thân có nhiều sọc đen. Thế giới có 5 phân loài hổ. Hổ sống ở vùng Đông nam Á gồm cả Việt Nam thuộc phân loài Hổ Đông dương (Panthera tigris corbetti Mazak, 1968) có kích thước nhỏ hơn các phân loài khác. Do bị săn bắn, số lượng của các loài hổ giảm mạnh, chỉ còn khoảng vài chục cá thể sinh sống tại các rừng của Việt Nam. Dấu hiệu sinh sản của loại động vật họ mèo này đã không còn được ghi nhận trong nhiều năm gần đây. Hiện tại thì các cá thể hổ còn sót lại đã được nhà chức trách nuôi trong chuồng nhằm duy trì tình trạng sống sót của chúng, tránh nạn săn bắt động vật quý hiếm. Hiện tại chỉ còn khoảng 5 cá thể tồn tại ngoài tự nhiên.
Loài hổ (cọp) có thể đã tuyệt chủng tại Việt Nam. Đó là một sự thật đáng buồn, thậm chí đau lòng luyến tiếc. Trong suốt một thời gian dài khoảng trên 15 năm qua (từ năm 1990), tại Việt Nam không có thêm bất kỳ ghi nhận nào mới về dấu hiệu của hổ ngoài môi trường tự nhiên. Nhiều chuyên gia cho rằng tại Việt Nam loài hổ đã tuyệt chủng, ngay cả trong khu bảo tồn thiên nhiên hoặc vườn quốc gia cũng không còn hổ. Khi nào chúng ta có thể thấy một con hổ (dù là cuối cùng) xuất hiện ngoài thiên nhiên hoang dã ở Việt Nam? Theo giám đốc một Vườn quốc gia, lâu lắm rồi ông và đồng nghiệp không nhận được thông báo về vết chân hay những lần gia súc bị loài hổ ăn thịt như trước. "Hổ hoang dã Việt Nam có thể đã biến mất. Nếu có thì chúng thường phân bố ở khu vực giáp biên giới với Lào và Campuchia, từ Nghệ An đến Quảng Nam; Chư Mon Ray (Kon Tum); Bù Gia Mập (Bình Phước), nhưng tần suất xuất hiện của loài rất ít và gần như không có", ông nói.
Rùa hồ Gươm
Rùa Hồ Gươm thuộc một nhánh của rùa mai mềm khổng lồ sông Dương Tử. Cũng là loài rùa quý hiếm trên thế giới và ở Việt Nam chỉ có ở hồ Gươm. Thời gian gần đây hồ Gươm bị ô nhiễm nặng dẫn đến 1 cá thể rùa đã chết. Những con rùa có chiều dài hơn 100 cm, bề ngang rộng 70 cm và nặng 70 - 100 kg. Riêng phần mai rùa dài trên 50 cm và đạt chu vi 106 cm. Con đực nhỏ hơn con cái và có chiếc đuôi dài lớn hơn. Loài rùa này có nguồn gốc từ sông Dương Tử và Thái Hồ, tại vùng giáp ranh các tỉnh Giang Tô và Chiết Giang ở miền đông Trung Quốc. Sau khi cụ rùa hồ Gươm chết thì trên thế giới chỉ còn 3 cá thể.
Rùa Hồ Gươm có kích thước khá lớn, đầu tương đối nhỏ và rộng, mõm ngắn, tròn, vòi rất ngắn, lưng màu vàng lục có những đốm vàng, yếm bụng màu trắng nhạt. Mai rùa mềm chứ không cứng như loài rùa thông thường. Theo di thể rùa chết vào thập niên 1960 hiện lưu giữ trong đền Ngọc Sơn thì cá thể đó cân nặng 250 kg với chiều dài 2,1 m và chiều rộng 1,8 m. Cá thể mà thành phố Hà Nội bắt để chữa trị vết thương trên thân rùa hồi tháng 4 năm 2011, giống cái, nặng 169 kg với chiều dài toàn thân của Rùa là 185 cm; chiều rộng mai là 99 cm, chiều dài đuôi là 35 cm. Cũng theo giả thuyết của PGS Hà Đình Đức, Rùa Hồ Gươm có thể có nguồn gốc từ Lam Kinh, Thanh Hóa, cùng quê với vua Lê Lợi, và được vua Lê thả vào Hồ Gươm, vì trước đó không có thông tin gì về loài rùa lớn nào tại Thăng Long. Theo GS Lê Trần Bình, so sánh cho thấy mẫu ADN của rùa hồ Gươm giống rùa Quảng Phú - Thanh Hóa.
Năm 2010, có một cá thể rùa mai mềm với chiều dài 1,2 m nặng 52 kg chết đã được TS. Vũ Ngọc Thành nguyên cán bộ khoa Sinh, ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội làm tiêu bản. Rùa Hồ Gươm hiện có số lượng rất ít, thuộc diện động vật quý hiếm ở mức đặc biệt nguy cấp, cần được bảo vệ.
Cò Quăm cánh xanh
Cò quăm cánh xanh còn được biết đến với tên gọi khác là cò quăm vai trắng. Cò quăm cánh xanh là một loài chim có kích thước lớn với chiều dài từ 75cm - 85cm. Cò quăm cánh xanh là một trong những loài chim quý hiếm nhất thế giới.
Loài chim này đã biến mất hoàn toàn khỏi những vườn chim ở miền Nam trong các năm gần đây. Hiện số lượng loài này ở Việt Nam còn rất ít và có nguy cơ tuyệt chủng. Tại Vườn quốc gia Cát Tiên, chúng đậu trên một vài gốc cây gỗ lớn trơ trụi, còn lại bên bờ suối. Còn tại Hòn Chông, loài cò quăm cánh xanh kiếm ăn trên khu đồng cỏ ngập nước theo mùa, đất ruộng lúa sau thu hoạch có nước bề mặt.
Đa phần, cò quăm cánh xanh sống ở trong rừng cây thưa, ao hồ, đất ngập nước trũng hoặc các dòng sông chảy chậm trong rừng..Trên thế giới, cò quăm cánh xanh phân bố ở miền Bắc Campuchia, Đông Kalimantan của Indonesia và đồng bằng Nam Bộ, miền Nam nước Lào. Loài vật này có nguồn gen quý, bị suy giảm nghiêm trọng về số lượng, rất hiếm, hiện đang bị đe dọa tuyệt chủng trong nước, khu vực và thế giới, cần được bảo vệ. Ở nước ta, cò quăm cánh xanh đã biến mất hoàn toàn khỏi những vườn chim ở miền Nam trong các năm gần đây. Các nhà nghiên cứu tìm thấy ở Vườn quốc gia Cát Tiên (3 cá thể trong các năm 1991- 1992), và Kiên Giang, tại vùng đất ngập nước Hòn Chông (gặp 2 cá thể, năm 1999).
Số lượng cò quăm cánh xanh ở Việt Nam chỉ còn rất ít do chúng bị mất nơi cư trú. Nhìn chung, vùng làm tổ, kiếm ăn của chúng bị quấy nhiễu, bị thu hẹp, chia cắt và suy giảm do nhiều hoạt động khác nhau của con người và sự khô hạn của thời tiết. Thậm chí, cò quăm cánh xanh còn được Sách Đỏ của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) xếp ở mức cực kỳ nguy cấp (CE). Loài cò này sắp có tên trong danh sách các loài động vật quý hiếm sắp tuyệt chủng. Và hiện tại ở miền Nam đã hoàn toàn biến mất.
Voọc đầu trắng
Theo hiệp hội bảo vệ tồn thiên nhiên thế giới, trên toàn cầu chỉ còn khoảng 60 cá thể Voọc đầu trắng sinh sống, các cá thể này đều tập trung tại Việt Nam, đảo Cát Bà (Hải Phòng). Nơi rừng đang bị đe dọa nghiêm trọng từ các khu du lịch nghỉ dưỡng. Đặc điểm nhận dạng là bộ lông dày, sợi lông hơi thô cứng. Con trưởng thành có đầu, vai màu trắng vàng, vùng mông màu xám nhạt. Đầu có mào lông với gốc lông màu vàng nhạt, mút lông phớt xám. Đuôi dài, thon, dày lông và màu đen. Con non mới sinh có lông màu vàng nhạt.
Ngày 2 tháng 6 năm 2003, tại Trung tâm cứu hộ linh trưởng thuộc Vườn Quốc gia Cúc Phương, lần đầu tiên trên thế giới một con voọc Cát Bà đã sinh được một voọc con khỏe mạnh. Cặp voọc bố mẹ được lực lượng kiểm lâm Cát Bà cứu thoát từ tay thợ săn năm 1998 và 2000 sau đó đưa về nuôi dưỡng tại Trung tâm cứu hộ linh trưởng. Hiện nay, số lượng loài này trong tự nhiên chỉ còn từ 50 đến 60 cá thể (nguồn IUCN) và chúng đang phải đối mặt với việc mất môi trường sinh sống từ các mối đe doạ lớn nhất là: Nạn săn bắt trộm, việc phá rừng làm đất trồng trọt và sự phát triển du lịch ồ ạt tại đảo Cát Bà. Voọc đầu trắng cũng là loài đang gặp nguy hiểm, nhưng mức độ thấp hơn của voọc Cát Bà. Giống như mọi thành viên của nhóm loài Trachypithecus francoisi, phân loài này có tập tính sinh sống tập thể, kiếm ăn ban ngày trong các khu rừng đá vôi.
Voọc đầu trắng sống ở rừng trên núi đá, giống Voọc má trắng. Voọc đầu trắng sống đàn số con trong đàn biến đổi từ 5 đến 15 con, trung bình 9,36 con và tỷ lệ đực/cái từ 1/1,5 đến1/2 (Nguyễn Phiên Ngung, 1997). Nadler, T và Hà Thăng Long, 2000 cho biết số lượng con trung bình của một đàn Voọc đầu trắng biến đổi từ 5,6 đến 6,7 con. Voọc đầu trắng ngủ trên vách đá vào mùa nóng và trong hang vào mùa lạnh. Chúng thường chọn những vách đã dựng đứng, có nhiều hang nhỏ để làm nơi ngủ. Voọc đầu trắng kiếm ăn ngày hai buổi sáng và chiều. Cường độ kiếm ăn mạnh vào đầu buổi sáng và giảm dần vào lúc 9 đến 10 giờ trưa. Hoạt động thầm lặng, di chuyển nhẹ nhàng cả trên cây lẫn mặt đất. Thức ăn là lá, quả cây rừng, không ăn động vật. Bước đầu đã ghi nhận được Voọc đầu trắng ăn 74 loài thực vật thuộc 31 Họ:, trong đó có 54 loài được Voọc sử dụng lá chồi non, 34 loài được ăn quả. Chưa gặp chúng ăn củ loài nào. Chưa có nghiên cứu về sinh sản của Voọc đầu trắng. Quan sát các đàn Voọc đầu trắng qua nhiều năm ở đảo Cát Bà cho thấy chúng có khả năng sinh sản quanh năm nhưng tập trung nhất từ tháng 4 đến tháng 10. Mỗi lứa đẻ một con. Con mới sinh có màu vàng.
Bò tót
Bò tót (có tên khoa học là Bos gaurus) là động vật thuộc bộ Guốc chẵn (Artiodactyla), họ Trâu bò (Bovidae) có lông màu sẫm và kích thước lớn, sinh sống chủ yếu ở vùng đồi của Ấn Độ và Đông Nam Á. Tên gọi khác của bò tót là bò rừng Mã Lai hay bò rừng bizon Ấn Độ. Bò tót ở Việt Nam được xếp vào nhóm bò tót Đông Dương hay bò tót Đông Nam Á (có tên khoa học là Bos gaurus laosiensis hay Bos gaurus readei) được sách đỏ thế giới xếp vào nhóm động vật quý hiếm loại 1B, bảo tồn ở mức sắp nguy cấp.
Giống bò to nhất trong họ nhà bò, với chiều cao có thể lên đến 2m, nặng gần 2 tấn. Đầu to, trán dẹt hơi lõm, có đốm lông trắng trên trán, đỉnh trán giữa hai sừng nhô cao. Sừng to khoẻ cân đối, uốn cong lên phía trên tạo vòng cung hình bán nguyệt, mút sừng nhọn đen bóng. Gốc sừng màu vàng xám, mút sừng nhọn đen bóng. Lớp da ở cổ và trước ngực không tạo thành yếm. Bộ lông mềm ngắn mượt màu nâu thẫm hoặc đen xám hơi phớt xanh bóng ở lưng. Lông ở bụng dài màu nâu nhạt. Con cái thường có màu hung đỏ, bốn chân từ khoeo trở xuống màu trắng bẩn. Đuôi dài màu đen. đáng tiếc đây cũng là giống bò bị tàn sát nhiều nhất.
Nơi sinh sống của bò tót là rừng già thường xanh, rừng khộp, rừng hỗn giao tre nứa, rừng thứ sinh địa hình tương đối bằng ở độ cao 500 - 1500m so với mặt biển. Sống thành từng đàn 5 - 10 con (có đàn tới 20 - 30 con) đôi khi cũng gặp những cá thể sống đơn lẻ lẫn với đàn bò rừng. Hiện tại ở Việt Nam chỉ còn khoảng 300 con, phân bố tại các vườn quốc gia ở Lào Cai, Kon Tum, Lâm Đồng. Những đàn bò này đang đứng trước hiểm họa diệt vong vì rừng bị tàn phá nặng nề, nạn săn bắn lậu diễn ra liên tục. Loại bò quý hiếm này đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam, Nghị định 32/HĐBT và Nghị định 48/2002/NĐ-CP của Chính phủ cấm săn bắn, bẫy bắt và buôn bán. Cần cấm khai thác rừng ở những vùng còn Bò tót sinh sống để bảo vệ nơi ở cho loài này.
Hươu Vàng
Hươu vàng (danh pháp khoa học: Hyelaphus porcinus) là một loài động vật có vú trong họ Hươu nai, bộ Guốc chẵn. Loài này được Zimmermann mô tả năm 1780. Tại Việt Nam, hươu vàng sinh sống ở Tây Nguyên trong những khu vực đầm lầy của các tỉnh Kontum, Đắk Lắk, Lâm Đồng, và Đồng Nai. Tổng số ở Việt Nam chỉ khoảng vài trăm con. Vì tình trạng nguy cơ diệt chủng, hươu vàng được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam. Đây là những loài hươu nai có kích thước tương đối nhỏ và có màu nâu hay màu vàng đậm tổng thể. Tổng số ở Việt Nam chỉ khoảng vài trăm con. Vì tình trạng nguy cơ diệt chủng
Hươu vàng Việt Nam là con vật đẹp, có tầm vóc nhỏ, chậm chạp và nặng nề. Nai cỡ trung bình thân dài khoảng 1,3-1,5m, cao vây từ 66–74 cm. Trọng lượng tối đa có thể lên đến 50 - 60 kg (trung bình từ 35–45 kg). Khối lượng sơ sinh trung bình là từ 2.0-2.11 kg, 3 tháng tuổi: 7.9-8.14 kg, 6 tháng tuổi: 13.4 -14.25 kg, 9 tháng tuổi: 15.4-16.8 kg và 12 tháng tuổi: 17.5 -19.40 kg. Bộ lông ngắn mền, màu vàng hung hay vàng xám. Nhìn tổng thể chúng có lông da màu vàng nâu hay màu hạt dẻ. Lông ở lưng dài thô nhưng không tạo thành bờm. Ngực, bên trong đùi và bụng có màu trắng sáng hơn. Sừng nhỏ dài 37–50 cm, mảnh ngắn, có 2-3 nhánh (hai nhánh phụ, một nhánh chính) nhỏ hơn sừng Nai, nhưng lớn và dài hơn sừng hoẵng. Đế sừng ngắn hơn đế sừng Hoẵng.
Nhìn tổng thể, thân hình chúng cân đối, đầu ngắn, mắt to trong sáng, tai ngắn, cổ dài vừa phải. Ngực to tròn và sâu nhất là ở những con đực. Đuôi ngắn, lông phần trên có màu hạt dẻ và phần dưới có màu trắng. Hươu có 4 chân ngắn thon, mảnh. Hình dáng thấp so với cấu trúc cơ thể con vật nhưng chắc chắn. Hươu vàng có màu sắc lông thay đổi theo mùa: Từ màu hạt dẻ nhạt đến màu nâu bóng mượt rồi đến nâu sẫm (mùa đông), hươu cái có màu nhạt hơn con đực. Hươu vàng thay lông mỗi năm một lần, thời gian thay lông từ tháng 1 đến tháng 5. Trong thời gian thay lông, lông xù lên và rụng từng đám lởm chởm không đều. Việc thay lông diễn ra đầu tiên ở vai, đùi, lưng và toàn thân. Con đực thường thay lông sớm hơn con cái. Trong mùa động dục con đực có màu lông sẫm bóng toàn thân, và nhất là mặt ngoài của 4 chân. Hươu vàng phân bố tại một số khu vực thuộc Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, số lượng chỉ còn vài trăm con nhưng hiện nay thì không còn dấu hiệu sinh sống của chúng, các nhà sinh vật học đang đưa ra đánh giá có khả năng loài hươu sao này đã tuyệt chủng. Ở Việt Nam chỉ còn vài trăm cá thể hươu vàng.