Top 10 Ngôi đền, chùa linh thiêng nhất tại Quảng Ninh

Quảng Ninh là một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc, Việt Nam. Quảng Ninh rất may mắn khi được thiên nhiên ưu ái ban tặng những cảnh quan vô cùng kỳ vĩ như kỳ quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long. Hiện nay, tỉnh Quảng Ninh đang rất trú trọng phát triển du lịch với hàng loạt các dự án được đầu tư rất lớn. Bên cạnh đầu tư phát triển những khu vui chơi, giải trí thì du lịch tâm linh cũng được Quảng Ninh chú trọng phát triển. Các điểm đến tâm linh tại Quảng Ninh thường thu hút đông đảo các du khách thập phương trong những dịp du Xuân. Trong bài viết này, Toplist xin giới thiệu đến các bạn những ngôi đền, chùa linh thiêng nhất Quảng Ninh giúp các bạn có thể dễ dàng lựa chọn được các ngôi đền, chùa để du xuân và cầu may dịp đầu năm.

Chùa Hồ Thiên

Chùa Hồ Thiên là một ngôi chùa cổ, tọa lạc trên ngọn núi Phật Sơn thuộc địa phận xã Bình Khê, thị xã Đông Triều, Quảng Ninh. Từng là một ngôi chùa khang trang, nhưng trải qua thời gian dài không được tôn tạo, tu sửa chùa Hồ Thiên nay chỉ còn lại những phế tích có niên đại từ thời Trần.


Ngôi chùa cổ – Hồ Thiên này tọa lạc trên núi Phật Sơn thuộc dãy núi Yên Tử, trong vòng cung Đông Triều ở độ cao chừng 1000m giữa vùng rừng núi hoang sơ mênh mang. Ngôi chùa như hiển hiện lên đó chính là một kiến trúc có giá trị trên lĩnh vực nghiên cứu lịch sử văn hoá dân tộc. Theo bài văn bia tháp Viên Quả và Viên Nhân ở đây được biết rất nhiều thông tin về ngôi chùa cổ này.


Ngôi chùa cũng được bằm trên khuôn viên rộng chừng 2,5ha. Bước vào không gian của ngôi chùa Hồ Thiên thì du khách lại rất bất ngờ vì lại cũng đã có khoảng hai chục công trình kiến trúc lớn nhỏ khác nhau như cũng hiên ngang, thách thức với bước đi của thời gian. Ngôi chùa có tới khoảng trên dưới 100 gian. Có lẽ đáng chú ý nhất đó chính là 13 ngọn tháp cổ thời Trần và thời Lê – Nguyễn. Trong số đó có không thể không nhắc đến một ngọn tiêu biểu cao 11m, bảy tầng hoàn thành bằng chất liệu đá xanh như uy nghi vút lên tầng mây xanh.


Tuy nhiên, chùa Hồ Thiên lại có giá trị rất lớn không những về mặt tâm linh mà còn có ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Hiện nay, chùa đang được tích cực tôn tạo nhằm trả lại những giá trị vốn có của nó. Chùa Hồ Thiên là điểm đến hấp dẫn cho những ai ưa thích sự cổ kính, nguyên sơ.

Bảo tháp trong khuôn viên chùa
Bảo tháp trong khuôn viên chùa
Một góc ngôi chùa cổ...
Một góc ngôi chùa cổ...

Chùa Ba Vàng

Chùa Ba Vàng (có tên là chùa Bảo Quang) tọa lạc trên núi Thành Đẳng có độ cao khoảng 340 m so với mực nước biển. Cùng nằm tại thành phố Uông Bí và chỉ cách Yên Tử vài km, chùa Ba Vàng hiện nay là điểm đến rất thu hút du khách thập phương.


Chùa có kỷ lục là ngôi chùa có chính điện lớn nhất Việt Nam. Chùa Ba Vàng không chỉ nổi tiếng là nơi thờ phụng linh thiêng, mà chùa còn có địa thế đẹp, phong cảnh sơn thủy hữu tình. Chùa mới được đưa vào trùng tu sửa chữa rất khang trang, chùa có kiến trúc điêu khắc vô cùng tinh xảo, cùng với hệ thống đèn trang trí vào ban đêm rất lung linh, huyền ảo đã góp phần tạo nên sức thu hút của chùa.


Hàng tháng, tại chùa có tổ chức các buổi giảng phật pháp, các khóa tu thu hút đông đảo phật tử tham gia học tập, nghiên cứu Phật pháp.

Khung cảnh lung linh của chùa Ba Vàng
Khung cảnh lung linh của chùa Ba Vàng
Ngôi chùa có chính điện lớn nhất Việt Nam
Ngôi chùa có chính điện lớn nhất Việt Nam

Chùa Long Tiên

Chùa Long Tiên được biết đến là ngôi chùa lớn nhất thành phố Hạ Long, Quảng Ninh được xây dựng từ năm 1941 đến nay trải qua nhiều lần trùng tu chùa có diện mạo rất khang trang, sạch đẹp. Trong thơ ca xưa có câu: "Hồng Gai có núi Bài Thơ, có hang Đầu Gỗ, có chùa Long Tiên", như vậy chùa Long Tiên đã được biết đến từ rất lâu.


Tọa lại ngay dưới chân núi Bài Thơ, chùa có kiến trúc rất độc đáo, mang âm hưởng từ kiến trúc thời Nguyễn. Khi bước vào ngôi chùa du khách sẽ thấy đỉnh tam quan, trên đỉnh tam quan là tượng phật A-di-đà với tư thế ngồi, dưới là gác chuông, nổi bật ba chữ “Long Tiên Tự”. Chính điện thờ Phật, bên phải thờ các tướng lĩnh nhà Trần, bên trái là cung Tam Phủ Thánh Mẫu.


Toà tam quan gồm ba cửa: cửa “Hữu’; cửa “Vô” và cửa “Đại”. Ngoài cổng Tam Quan có tượng Bồ Đề Đạt Ma, tổ của Thiền tông Trung Quốc và Việt Nam Bái đường và chính điện kiến trúc theo kiểu chữ “Đinh”. Đây là nơi đặt nhiều tướng thờ. Cung tả của chính điện phối thờ cha, thánh Trần Hưng Đạo, cung bên hữu phối thờ mẹ, Vân Phương Thánh Mẫu.


Ngoài ra còn có bộ tượng Hộ Pháp và đồ tế khí. Trong chính điện ở vị trí cao nhất là hình tượng Di Đà tam tôn. Vị trí thứ hai là A Di Đà tạo thiền thuyết pháp trên đài sen. Vị trí thứ ba là Phật Quan Âm ngàn mắt, ngàn tay, hai bên có Thiện Tài và Long Nữ đứng hầu. Vị trí thứ tư là Ngọc Hoàng Thượng Đế cai quản cõi trời giúp Phật hành pháp. Vị trí thứ năm là tượng Cửu Long (hay Thích Ca sơ sinh), tác phẩm điêu khắc này là một tuyệt tác có từ thời Lê.

Hàng năm, chùa Long Tiên tổ chức lễ hội vào ngày 24/3 âm lịch thu hút đông đảo du khách thập phương tham gia.

Chùa Long Tiên
Chùa Long Tiên
Chùa năm ngay dưới chân núi Bài Thơ
Chùa năm ngay dưới chân núi Bài Thơ

Chùa Lôi Âm

Chùa Lôi Âm là ngôi chùa năm trên ngọn núi Linh Thứ, thuộc địa phận phường Đại Yên, thành phố Hạ Long. Chùa Lôi Âm là một ngôi chùa cổ, có từ cách đây rất lâu, nổi tiếng với phong cảnh thiên nhiên rất đẹp và cũng rất linh thiêng. Đường đến chùa Lỗi Âm cũng khá hiểm trở, bạn phải ngồi một chuyến đò qua hồ Yên Lập, sau đó đi bộ trên những đoạn đèo dốc thoải thì mới tới được chùa.


Tuy nhiên, trên đường bạn có thể phóng tầm mắt ra xa ngắm phong cảnh hồ Yên Lập như một bức tranh sơn thủy trầm mặc. Hoặc có thể những cánh rừng nguyên sinh hoang sơ trùng điệp. Đặc biệt, dưới chân núi, bạn vừa có thể thưởng thức món gà đồi nướng vừa có thể ngắm phong cảnh tuyệt đẹp nơi đây. Hàng năm, vào ngày 27 tháng giêng, chùa có tổ chức lễ hội cho du khách thập phương đến làm lễ cầu an lành.

Chùa Lôi Âm cổ kính
Chùa Lôi Âm cổ kính
Bạn phải qua đò mới có thể lên được chùa
Bạn phải qua đò mới có thể lên được chùa

Đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn

Đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn tọa lạc tại chân núi Bài Thơ thuộc khu vực Bến Đoan - Hòn Gai, thành phố Hạ Long. Ngôi đền này được xây dựng ở vị trí trên một nền đất cao, lưng tựa vào vách núi, mặt hướng ra vịnh Hạ Long.


Đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn chính là con thứ của Trần Hưng Đạo và là một vị tướng tài ba dũng mãnh trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên của nước ta. Các chủ thuyền thường hay qua lại dựng tại chân núi Bài Thơ ngôi đền này để tưởng nhớ công lao oai hùng của ông.


Lễ hội đền Đức Ông được tổ chức vào ngày 29-30/4 hàng năm. Đây không chỉ là một di tích đẹp, mà còn là một ngôi đền rất nổi tiếng linh thiêng.

Đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn
Đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn
Đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn
Đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn

Đền Cửa Ông

Đền Cửa Ông nằm ở thành phố Cẩm Phả là nơi thờ phụng Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng, là một danh tướng thời Trần. Cũng như chùa Cái Bầu, đền Cửa Ông cũng có địa thế "tựa núi, hướng biển" khi tọa lạc trên một ngọn đồi cao hướng ra vịnh Bái Tử Long xinh đẹp.


Đền Cửa Ông nằm trên địa bàn thuộc phường Cửa Ông (TP Cẩm Phả). Khu di tích này đã được Bộ Văn hoá, Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) công nhận xếp hạng khu di tích lịch sử quốc gia và trở thành điểm du lịch tâm linh, hướng về cội nguồn không chỉ của người dân Quảng Ninh mà của đông đảo du khách trong, ngoài nước. Ngôi đền được xây dựng thờ vị thần chính là Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng - một vị tướng tài ba của nhà Trần, người con thứ 3 của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, đã có công đánh đuổi quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII.


Tất cả được xây bằng các loại vật liệu như: đá đúc, gạch Bát Tràng, vữa hồ pha mật, gạch lát nền bằng đất sét nung, ngói mũi đất nung…Kiến trúc trang trí theo các điển tích: Long, Ly, Quy, Phượng…Phần trong nhà Đền được sử dụng bằng các loại gỗ bền, chắc, đẹp như: đinh, lim, trắc, gụ…Khung nhà được dựng theo lối: kèo, cầu, dường, trụ…trên đó được khắc hoạ bằng các bức phù điêu, bức trướng, câu đối…và các hoa văn được sơn son, thếp vàng lộng lẫy.v.v…


Mặc dù chính hội diễn ra vào tháng 2 âm lịch, nhưng ngay từ những ngày đầu xuân năm mới, đã có rất nhiều du khách thập phương đến đây du xuân và cầu may dịp năm mới. Đến với Cửa Ông bạn còn có thể được thưởng thức đặc sản địa phương có một không hai là bánh Tày nồng ệp rất ngon.

Tượng Hưng Nhượng đại vương Trần Quốc Tảng
Tượng Hưng Nhượng đại vương Trần Quốc Tảng
Một góc đền Cửa Ông
Một góc đền Cửa Ông

Quần thể danh thắng di tích Yên Tử

Yên Tử là một ngọn núi nằm ở vùng Đông Bắc của Việt Nam, hiện nay thuộc địa phần thành phố Uống Bí và Thị xã Đông Triều của Quảng Ninh. Với độ cao 1.068 m so với mực nước biển, đây là ngọn núi cao nhất và được mệnh danh là nóc nhà vùng Đông Bắc.


Yên Tử vốn là một thắng cảnh thiên nhiên, nơi đây đã được vua Trần Nhân Tông tìm đến xuất gia tu hành sau khi rời khỏi ngôi vua và đã lập nên một trường phái tu hành mới chỉ riêng của Việt Nam là Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Chùa Đồng sẽ là nơi dừng chân cao nhất của du khách. Đây là ngôi chùa độc đáo bậc nhất Việt Nam khi được làm hoàn toàn từ đồng nguyên chất. Vào năm 2010, bức tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông bằng đồng đã được khởi công và khánh thành trên diện tích khoảng 2.200 m2. Ngoài ra, dọc đường lên đỉnh thiêng Yên Tử, du khách còn có thể viếng thăm một số ngôi chùa cũng rất linh thiêng, cổ kính như: Chùa Giải Oan, chùa Hoa Yên, chùa Một Mái...


Trước kia, đường lên Yên Tử rất khó khăn, đường núi cheo leo, hiểm trở. Những năm gần đây, Yên Tử ngày càng được chú trọng đầu tư xây dựng các bậc đá, đặc biệt là việc hoàn thiện và đưa vào sử dụng hệ thống cáp treo giúp cho hành trình hành hương về non thiêng Yên Tử của du khách được dễ dàng hơn.

Chùa Đồng Yên Tử
Chùa Đồng Yên Tử
Lễ khánh thành tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông
Lễ khánh thành tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông

Chùa Trình

Chùa Trình, tên gọi khác là Chùa Bí Thượng vì Chùa toạ lạc trên một sườn đồi ở làng Bí Thượng thuộc Tổng Bí Giàng, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Yên xưa, nay là khu Bí Thượng thuộc Phường Phương Đông, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Chùa Bí Thượng xưa được xây dựng vào thời Hậu Lê. Chùa hướng Tây Nam, quy mô kiến trúc kiểu chữ Nhất (-), với diện tích gần 20m 2.


Đến đầu thế kỷ XIX chùa được dựng lại với kiến trúc chữ Nhất trên nền chùa cũ nhưng quy mô nhỏ hơn. Đầu thế kỷ XX, Chùa bị hoả hoạn, có bà Phật tử họ Bùi đã phát tâm công đức phục dựng lại ngôi chùa theo kiến trúc hình chữ Đinh rộng hơn chùa cũ với kiến trúc 03 gian tiền đường, một gian hậu cung. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp chùa bị phá huỷ. Vào năm 1993 bằng nguồn công đức của nhân dân trong vùng, chùa được xây dựng lại với kiểu kiến trúc nhà cấp 4, có 03 gian. Đến năm 1999 chùa được tu sửa khang trang.

Năm 2006 bằng nguồn đầu tư của Nhà nước và nguồn công đức của du khách thập phương chùa Bí Thượng được xây dựng và mở rộng với quy mô to lớn như hiện nay. Chùa Bí Thượng trở thành ngôi chùa Trình của cả hệ thống chùa tháp Yên Tử. Là Trụ sở của Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh.

Cổng chùa Trình...
Cổng chùa Trình...
Cổng Chùa Trình
Cổng Chùa Trình

Chùa Ngọa Vân - Đông Triều

Là một ngôi Chùa - Am cổ có nền móng từ lâu đời nằm trong quần thể Khu di tích quốc gia đặc biệt nhà Trần, chùa Ngọa Vân tọa lạc trên đỉnh núi Yên Tử thuộc cánh cung Đông Triều. Đây là ngôi chùa cổ đã được tu tạo lại từ đầu năm nay và khánh thành tuyến cáp treo vào ngày 9/1/2016 Âm Lịch. Cũng từ đó, ngày 9/1 hàng năm được lấy làm Lễ hội Chùa Ngọa Vân (trước lễ hội Yên Tử một ngày).


Việc tổ chức Lễ hội xuân Ngoạ Vân là hoạt động văn hóa mang giá trị nhân văn sâu sắc, hướng về cội nguồn, tri ân công đức to lớn của Phật Hoàng Trần Nhân Tông và tôn vinh, lưu giữ những giá trị tư tưởng truyền thống của Thiền phái Trúc Lâm.

Chùa Ngọa Vân - Đông Triều
Chùa Ngọa Vân - Đông Triều
Chùa Ngọa Vân - Đông Triều
Chùa Ngọa Vân - Đông Triều

Chùa Cái Bầu

Cách trung tâm thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) khoảng 65 km, chùa Cái Bầu được xây dựng gần 10 năm qua đang là điểm tâm linh được nhiều khách hành hương đến chiêm bái và vãn cảnh.


Chùa được khởi công vào năm 2007, trên nền ngôi Phúc Linh Tự – đền thờ các tướng nhà Trần trong cuộc chiến xâm lược quân Nguyên – Mông và khánh thành vào năm 2009. Chùa tọa lạc gần khu du lịch Bãi Dài – Vân Đồn, nơi có bãi biển dài vẫn còn giữ được nét đẹp hoang sơ quý giá.


Chùa được đầu tư xây dựng trên diện tích khoảng 20 ha. Chùa Cái Bầu gồm có chính điện, lầu chuông, lầu trống, cổng Tam Quan. Với thế lưng tựa núi, mặt giáp biển và nằm cách xa khu dân cư nên chùa càng mang vẻ thanh tịnh, uy nghiêm.

Toàn cảnh chùa Cái Bầu
Toàn cảnh chùa Cái Bầu
Tượng Đức Quan Âm Nam Hải ở chùa Cái Bầu
Tượng Đức Quan Âm Nam Hải ở chùa Cái Bầu

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?