Với sự gia tăng chóng mặt của các phương tiện cá nhân khiến hệ thống giao thông ở các thành phố lớn đặc biệt Hà Nội bị quá tải. Một số tuyến phố tại Hà Nội tình trạng tắc đường trở thành "cơm bữa". Dưới đây là những tuyến đường hay bị tắc, bạn hãy cân nhắc đi qua đây vào những giờ cao điểm.
Tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ - Giải Phóng thường xuyên xảy ra ùn tắc vào buổi sáng khoảng từ 7 - 9h. Tuyến đường này ngoài lưu lượng giao thông lớn, gần bến xe thì việc phân bổ giao thông chưa hợp lý. Xe máy từ Nguyễn Hữu Thọ phải đứng chờ đèn đỏ khá lâu khiến con đường này xảy ra ùn tắc, bên cạnh đó tuyến đường còn bị giao cắt với đường sắt khiến con đường như bị "thắt cổ chai".
Để phục vụ cho công trình đường sắt trên cao Nhổn - ga Hà Nội nên từ nhiều năm nay đoạn đường Xuân Thủy - Cầu Giấy bị "cắt" chỉ còn một nửa chiều rộng so với trước đây. Đây là con đường chính đi qua rất nhiều trường Đại học tập trung số lượng lớn học sinh - sinh viên. Đồng thời người lao động từ các quận, huyện ven đô di chuyển hàng ngày vào trung tâm làm việc vì vậy đây là tuyến đường thường xuyên tắc nghẽn.
Vào khoảng thời gian từ 7h - 9h sáng và 6h30 - 7h30 tối tuyến đường này như kẹt cứng rất khó di chuyển, lực lượng chức năng, cảnh sát giao thông phải rất vất vả để điều tiết giao thông.
Đoạn cửa hầm Kim Liên đến ngã tư Xã Đàn với Phạm Ngọc Thạch cũng là một trong các nút giao thông thường xuyên xảy ra ùn tắc vào khung giờ cao điểm mỗi ngày, đặc biệt là khi trời mưa tình trạng này còn nghiêm trọng hơn.
Nhiều người khi tham gia giao thông còn có thói quen nguy hiểm là đỗ xe đứng trú mưa dưới hầm. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới các vụ tai nạn nghiêm trọng.
Người dân ở đây thường đùa rằng, đây là tuyến phố "độc quyền" của ôtô. Vào giờ cao điểm các phương tiện ôtô dàn hàng ngang trên đường khiến các phương tiện khác rất khó di chuyển. Xe máy - xe đạp phải luồn lách, đi lên cả vỉa hè của người đi bộ.
Nối với đường Lê Văn Lương là đường Tố Hữu, đoạn từ ngã tư Trung Văn tới nơi giao cắt với phố Thanh Bình thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông. Do mật độ dân di cư nhiều về phía Tây Nam thủ đô, hàng loạt khu đô thị mới mọc lên tại các quận Hà Đông đã khiến cho khu vực này có một số lượng lớn người dân ùn ùn đi vào hoặc rời thành phố vào giờ cao điểm từ 7h - 9h sáng.
Kể từ khi công trình đường sắt đô thị trên cao Cát Linh - Hà Đông khởi công xây dựng, tuyến đường Nguyễn Trãi "bỗng dưng" trở thành "con đường đau khổ" mới của Hà Nội. Dọc toàn tuyến đường từ cầu vượt Ngã Tư Sở đến khu vực Trần Phú (quận Hà Đông), các phương tiện luôn gặp khó khăn bất kể thời gian nào trong ngày. Nhiều người đi làm phải gọi điện xin nghỉ, trẻ em muộn học phải đứng chịu trận trong dòng xe cộ tắc nghẽn. Đến thời điểm gần trưa cùng ngày tình trạng ùn tắc về cơ bản mới tạm được khắc phục, các phương tiện mới có thể di chuyển chậm chạp "thoát" khỏi đám tắc khủng khiếp.
Tuyến đường Tây Sơn - Nguyễn Lương Bằng có mật độ xe di chuyển rất lớn nhưng đường đang bị xuống cấp, mặt đường nhiều ổ gà cộng với lòng đường hẹp, vỉa hè cho người đi bộ rất nhỏ có chỗ bị chiếm dụng hoàn toàn. Nên vào giờ cao điểm các phương tiện di chuyển qua tuyến đường này rất khó khăn. Nhất là đoạn đường không có cầu vượt từ Ngã Tư Sở đến chân dốc cầu vượt Thái Hà - Chùa Bộc, Nguyễn Lương Bằng đến Ô Chợ Dừa. Không những hay xảy ra ùn tắc vào giờ cao điểm, đoạn đường này rất hay xảy ra tai nạn giao thông.