Bạn rất muốn học tiếng Anh nhưng xung quanh có rất nhiều thứ lôi kéo. Bạn ngồi vào bàn học nhưng lại nhớ ra có việc chưa giải quyết xong, bạn muốn lên mạng lướt Facebook, chat với ban bè... Bạn cảm thấy rất khó tập trung để học tiếng Anh, vậy Chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn các cách hiệu quả nhất giúp bạn tập trung khi học tiếng Anh.
Chọn thời điểm thích hợp để học
Chắc chắn bạn sẽ học không hiệu quả khi cảm thấy mệt mỏi, thiếu tỉnh táo. Rất đơn giản, bạn hãy hỏi mình: "Thời điểm nào trong ngày bạn học được tốt nhất" và sắp xếp mọi công việc để dành thời gian học tiếng Anh.
Các nhà khoa học gợi ý rằng, khoảng thời gian tốt nhất để học ngoại ngữ là vào buổi sáng. Bởi vì, sau một đêm nghỉ ngơi bộ não của con người có thể hấp thụ được lượng kiến thức hiệu quả nhất. Khi bạn đã chọn được thời gian thích hợp thì hãy ưu tiên cho việc học trước rồi đến các công việc khác của bạn.
Bạn sẽ rất khó tập trung khi nào bạn cảm thấy mệt mỏi. Hãy chọn thời gian bạn cảm thấy tỉnh táo và minh mẫn nhất để học tiếng Anh. Xác định điều này rất dễ. Bạn chỉ cần hỏi mình rằng: “Bạn cảm thấy mình tiếp thu tốt nhất vào thời điểm nào trong ngày? Thời điểm nào bạn cảm thấy mình có nhiều năng lượng và sẵn sàng nhất cho việc học?
Thời điểm học tiếng Anh ảnh hưởng đến kết quả học tập. Chẳng hạn như buổi trưa, lúc đó con người trở nên mệt mỏi, muốn nghỉ ngơi mà bạn lại học thì không thể tiếp thu được. Do đó, hãy sắp xếp thời gian hợp lý cho việc học và theo các nhà khoa học thì thời gian tốt nhất để học ngoại ngữ đó là vào buổi sáng. Bởi sau 1 đêm nghỉ ngơi, bộ não của bạn có thể “hấp thụ” được lượng kiến thức tốt nhất.
Loại bỏ các yếu tố gây xao nhãng
Trước hết, bạn hãy tìm cho mình một địa điểm học thật yên tĩnh. Tiếng ồn là yếu tố gây mất tập trung khi học nhất. Bạn cũng sẽ không thể tập trung cao độ khi học mà trên bàn học luôn có điện thoại, máy tính đang mở Facebook, máy nghe nhạc, truyện...
Nếu những thứ đó không giúp ích cho việc bạn học tiếng Anh thì bạn hãy cất chúng sang một bên. Hãy thử tưởng tượng bạn đang ngồi học được khoảng 1 phút chuông điện thoại reo, hay chợt có tin nhắn từ Facebook bạn liền muốn trả lời ngay,... thì chắc chắn bạn sẽ không thể nào tập trung cho việc học của mình. Vì vậy, hãy tạo cho mình thói quen đã ngồi vào bàn học thì hãy cất những thứ không cần thiết.
Hãy loại bỏ triệt để mọi yếu tố khiến bạn mất tập trung. Đầu tiên, bạn hãy chọn nơi học tập yên tĩnh. Tiếng ồn là yếu tố gây mất tập trung thường gặp nhất. Tiếp đến, hãy loại bỏ những vật dụng gây mất tập trung gần nơi học của bạn: tivi, máy nghe nhạc, điện thoại di động, truyện tranh,…
Trời quá nóng hay quá lạnh cũng có thể khiến bạn mất tập trung. Do vậy hãy chọn nơi học thoáng mát. Bạn cũng có thể bị người khác làm mất tập trung khi đang học. Do đó, trước khi học, bạn có thể thông báo cho người xung quanh rằng bạn sẽ dành 30 phút sắp tới để học tiếng Anh và đề nghị họ đừng làm phiền bạn.
Tiếng ồn, điện thoại, máy tính mở facebook, máy nghe nhạc…là những yếu tố khiến bạn mất tập trung khi học. Do đó, trước tiên phải chọn cho mình một địa điểm học lý tưởng, thật sự yên tĩnh và tập trung vào việc học.
Tránh vừa học vừa làm nhiều việc khác nhau
Các nhà khoa học hàng đầu thế giới đã chỉ ra rằng: "chỉ số 2% số người trên thế giới có thể tập trung vào 2 việc cùng lúc". Trừ khi bạn cho rằng mình nằm trong số 2% này, nếu không, bạn chỉ có thể tập trung 100% khi làm một việc duy nhất. Do vậy, bạn đừng vừa học tiếng Anh vừa giải quyết các công việc khác, hay ăn uống giải trí. Hãy gác lại những công việc đó, đợi đến khi bạn học xong thì hãy làm.
Chúng ta vẫn ngưỡng mộ ở đâu đó những người hùng làm một lúc đến năm bảy việc: tai nghe điện thoại, tay phải để tiền vào máy đếm, mắt nhìn màn hình máy tính cập nhật thông tin…Trên thực tế, hiệu quả công việc của những người đó không cao. Bạn chỉ đạt được năng suất tối đa khi tập trung làm một việc một lúc.
Bạn nghĩ mình có thể vừa tự học tiếng Anh qua Youtube vừa trả lời tin nhắn trên Facebook. Tuy nhiên, việc đó là bất khả thi. Bởi lẽ bạn sẽ bị kéo ngay vào luồng thông tin hấp dẫn trên Facebook mà quên đi công việc chính “tự học tiếng Anh” của mình.
Hãy biến thói quen “tập trung làm duy nhất một việc trong một khoảng thời gian nhất định” trở thành tiêu chí làm việc của bạn!
Giải trí qua Tiếng Anh
Chơi game: Có thể bạn hơi bất ngờ về phương pháp này nhưng có rất nhiều người học ngoại ngữ chia sẻ rằng: họ biết đa số các từ vựng và ngữ pháp là nhờ chơi điện tử. Thứ nhất, có những trò chơi mà ngôn ngữ hiển thị bằng tiếng Anh, như vậy muốn chơi được buộc bạn phải đọc hiểu được nó. Không chỉ vậy, chơi game yêu cầu tốc độ nên bạn sẽ rèn luyện được khả năng phản xạ nhanh. Đối với những người chỉ muốn chơi mà vẫn giỏi tiếng Anh, đây là một phương pháp khá thích hợp. Tuy nhiên, bạn nên xác định đây chỉ là một phương pháp bổ trợ, cần cân nhắc thời gian và chọn những trò chơi được thiết kế riêng cho việc học tiếng Anh mà thôi.
Nghe các bài hát yêu thích: Có những từ vựng, cấu trúc ngữ pháp,… dù được thầy cô nhắc lại nhiều lần trong quá trình học nhưng bạn có thể quên luôn sau khi gấp sách. Trong khi đó, khi đi ra đường, bất chợt bạn nghe được một giai điệu nào đó và nhớ ngay lập tức. Tại sao vậy? Âm nhạc luôn tạo cho bạn sự hứng khởi để học tiếng Anh. Chúng ta thường có xu hướng học thuộc, tìm hiểu ý nghĩa, lời dịch bài hát mà mình yêu thích. Đó chẳng phải cũng là đang học tiếng Anh sao?
Dành thời gian để xem phim: Có nhiều bộ phim hay với phụ đề song ngữ giúp bạn học tiếng Anh dễ dàng. Nếu học bằng phương pháp này, bạn cần lưu ý chọn phim phù hợp với trình độ, sở thích của mình. Đừng quên mang theo một quyển số nho nhỏ để ghi lại một vài cấu trúc, từ vựng quan trọng. Bạn cũng nên nhại theo các nhân vật trong phim để rèn luyện khả năng biểu cảm, ngữ điệu trong khi giao tiếp nhé!
Truyền tải những suy nghĩ sang tiếng Anh: Ví dụ: thay vì bạn đang nghĩ rằng “mình muốn đi ngủ”, hãy nghĩ “I want to sleep” ở trong đầu. Cứ như vậy đảm bảo khả năng ghi nhớ, vận dụng từ và phản xạ giao tiếp của bạn sẽ nhanh chóng tăng lên bởi bạn luôn tạo ra cho mình môi trường luyện tập tiếng Anh hằng ngày.
Xây dựng “danh sách chờ” trong khi tự học tiếng Anh
Não bộ chúng ta rất thần kỳ, nó có khả năng “nhảy cóc” từ vấn đề này sang vấn đề kia. Chính vì vậy mới có chuyện bạn ngồi học tiếng Anh nhưng lại đi trả lời tin nhắn Facebook và “dính” lấy chàng Facebook cả tiếng đồng hồ chưa dứt nổi. Khi đặt mục tiêu: tự học tiếng Anh từ 8h đến 9h – khoảng thời gian đó bạn chỉ được phép làm những thứ liên quan đến tiếng Anh (chẳng hạn như: nghe nhạc, nghe podcast, xem phim, chơi game tiếng Anh…). Nếu chợt nhớ ra việc gì chưa giải quyết, hãy ghi nó lại ra nháp hoặc một tờ giấy nhớ rồi quay trở lại với công việc chính. Làm tương tự như vậy đối với những thông báo bất chợt nhảy ra giữa màn hình, tin nhắn đến từ điện thoại hay nhờ vả của một ai đó…
Những thứ ghi lại ra nháp/giấy nhớ đó chính là “danh sách chờ”. Bạn sẽ chủ động giải quyết những công việc trên đó sau khi hoàn thành quá trình tự học tiếng Anh.
Học qua các ứng dụng trên điện thoại
Ngày nay, chúng ta sử dụng lượng lớn thời gian trên chiếc điện thoại di động. Thay vì chơi game, lướt facebook quá nhiều, tại sao không tận dụng để học tiếng Anh? Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh trong tay, bạn có thể học ở mọi lúc mọi nơi với các ứng dụng được cài sẵn. Hiện tại, có rất nhiều chương trình học tiếng Anh ở các trình độ khác nhau, hãy tham khảo và chọn cho mình ứng dụng phù hợp nhất.
Nếu bạn học tiếng Anh online, bạn sẽ phải đối mặt với sự cám dỗ đến từ Internet. Bạn không thể rời khỏi máy vi tính hoặc tắt Internet khi học tiếng Anh online. Vì thế, đây là yếu tố mất tập trung chỉ có thể loại bỏ bởi tính tự giác của bạn. Nếu bạn muốn thu được kết quả tốt nhất khi học tiếng Anh online, hãy đảm bảo rằng bạn KHÔNG MỞ BẤT KÌ CHƯƠNG TRÌNH NÀO KHÁC ngoài chương trình học tiếng Anh.
Dành 5 phút để liệt kê TẤT CẢ những yếu tố bạn thấy rằng sẽ gây mất tập trung cho bạn khi học tiếng Anh ( yếu tố bên trong và bên ngoài). Tiếp tục liệt kê tất cả những việc bạn cần làm để loại bỏ những yếu tố trên. Áp dụng vào buổi học kế tiếp. Bạn sẽ thấy mình tập trung dễ dàng hơn, lâu hơn và tiếp thu được nhiều hơn. Không chỉ học tiếng Anh, bạn có thể áp dụng những điều trên để tập trung hoàn thành bất kỳ công việc nào.
Tránh xa những suy nghĩ tiêu cực
Bạn cảm thấy bài này khó hiểu, từ vựng nhiều, khó phát âm, hay học mãi không nhớ... đó là những suy nghĩ tiêu cực dễ đánh gục bạn nhất. Hay đang học thì trong đầu bạn xuất hiện những hình ảnh về bạn bè, công việc... Những ý nghĩ ấy thật không dễ để loại bỏ, tuy nhiên bạn có thể sử dụng những cách sau: Thay thế suy nghĩ tiêu cực của bạn bằng suy nghĩ tích cực như: Mình nhất định sẽ làm được, bài này rất thú vị...Bạn cũng có thể để bên mình một cuốn sổ ghi chú, nếu có ý nghĩ nào xuất hiện bạn ghi vào cuốn sổ đó và quay lại với bài học liền ngay sau khi đã giải quyết xong.
Ngoài những yếu tố gây mất tập trung bên ngoài, bạn còn phải loại bỏ những yếu tố xảy ra bên trong suy nghĩ của bạn. Những yếu tố thường gặp nhất đó là: Bạn thường nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực khi học như “Tôi ghét học tiếng Anh”, “Khó quá, làm sao học được.” Bạn suy nghĩ đến những việc khác, hoặc những ý tưởng khác nảy sinh trong lúc bạn học. Chẳng hạn như đang học thì nghĩ đến ý tưởng mới cho dự án ở công ty, ngày mai phải đi siêu thị mua XYZ, cuối tuần này biết dẫn người yêu đi đâu…
Những suy nghĩ gây mất tập trung thường xuyên xảy ra và khó loại bỏ hơn những yếu tố bên ngoài. Tuy nhiên, chỉ cần bạn luyện tập làm chủ suy nghĩ và cảm xúc của mình, mọi chuyện sẽ được cải thiện. Bạn có thể thực hiện những mẹo nhỏ sau:
- Thay vì phàn nàn hay lo lắng, hãy thay thế suy nghĩ tiêu cực của bạn bằng suy nghĩ tích cực. Chẳng hạn như: “Tôi biết là tiếng Anh khó nhưng tôi sẽ hoàn thành tốt nhất buổi học hôm nay”, “Tôi không thích tiếng Anh nhưng tôi sẽ quyết tâm học để …(bạn tự điền vào nhé)”.
- Bạn có thể để kế bên mình 1 quyển sổ ghi chú hoặc nháp. Khi đang học, nếu có bất kỳ ý tưởng ngoài luồng nào nảy sinh thì bạn chỉ cần ghi vào cuốn sổ này.
Chia nhỏ thời gian học
Thời gian học càng kéo dài, bạn càng cảm thấy nản, mất trung và không tiếp thu được nhiều kiến thức. Vì vậy, thay vì học 1 - 2 tiếng một ngày, bạn hãy chia nhỏ mỗi lần học khoảng 20 - 30 phút và những gì bạn cần làm là tập trung hết mức có thể trong khoảng thời gian này. Học xong, bạn có thể thoải mái làm những việc khác.
Bạn có thể chia rõ thời gian cho mỗi ngày, các buổi trong ngày chỉ cần bỏ ra khoảng 20 phút để luyện nghe, nói hoặc kỹ năng viết cho mình. Hãy tạo một thói quen để duy trì việc học tiếng Anh, như vậy, bạn sẽ không bị nhàm chán khi học. Khoảng thời gian học càng kéo dài, bạn càng thấy nặng nề và càng dễ mất tập trung. Bạn sẽ cảm thấy quá tải bởi lượng kiến thức nạp vào. Bạn sẽ bắt đầu mỏi mắt vì ngồi học quá lâu, đặc biệt là trên máy tính.
Giống như bữa ăn vậy, nếu bạn ăn dồn nhiều món vào một bữa sẽ làm cho bao tử của bạn cảm thấy nặng nề và khó tiêu. Tương tự, nếu trí óc của bạn bị dồn quá nhiều kiến thức cùng một lúc, bạn sẽ cảm thấy “bội thực” và sớm muộn gì cũng chán nản và thiếu động lực học tiếp.
Do đó, chia nhỏ thời gian học tiếng Anh của mình ra sẽ mang lại hiệu quả tối đa cho bạn. Mỗi ngày học một ít từ vựng nhưng nhớ được lâu, hơn là học rất nhiều từ vựng trong một ngày và quên mất những gì mình đã học chỉ trong một thời gian ngắn sau đó.
Chuẩn bị mọi dụng cụ học tập trước khi ngồi vào bàn học
Bạn nên chuẩn bị sẵn sàng những dụng cụ hỗ trợ việc học của bạn trước như là: tai nghe, trang ảnh, sách vở, bút... Tránh trường hợp ngồi vào bàn học được vài phút mới nhớ ra mình quên cầm từ điển... và chạy đi lấy. Như vậy, vô hình chung, bạn đã làm gián đoạn việc học của mình, đồng thời khiến bạn mất trung trung, mất thời gian. Tốt nhất hãy chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng và không rời khỏi bàn trong suốt thời gian học để tập trung cao độ nhất.
Chuẩn bị mọi đồ dùng học tập trước khi học sẽ làm quá trình học của bạn không bị gián đoạn, khi đã sẵn sàng cho việc học là phải tập trung cao độ không được thiếu đồ dùng.
Bạn cũng có thể sẽ mất tập trung nếu đang học được một chút phải chạy đi tìm quyển từ điển, học thêm chút nữa lại phải chạy đi thay cây bút mới, … Do vậy, hãy chuẩn bị sẵn mọi vật dụng cần thiết để chắc rằng bạn không phải dừng việc học nửa chừng để đi tìm chúng.