Top 10 Cây cầu đáng sợ và thu hút nhất thế giới hiện nay

Hiện nay, trên thế giới có những công trình đặc sắc và kỳ lạ, trong đó có sự xuất hiện của những cây cầu. Có những cây cầu khiến nhiều du khách phải thừa nhận họ cảm thấy sợ và không dám nhìn xuống dưới khi đang đứng trên cầu. Đó cũng chính là điểm thu hút của những cây cầu khiến họ muốn trải nghiệm. Hãy cùng Toplist điểm danh những cây cầu đó nhé.

Cầu đi bộ Canopy ở Ghana

Nằm giữa vườn Quốc gia Kakum, cầu đi bộ Canopy ở Ghana là chiếc cầu duy nhất trong số những vườn quốc gia ở châu Phi. Cây cầu được nối với những ngọn cây lớn cho phép du khách có thể đi bộ trên đó và đồng thời lia tầm mắt ra xa ngắm nhìn phong cảnh và các loài động vật quý hiếm, trong đó đáng chú ý là loài voi nhiệt đới và khỉ Diana.


Cầu đi bộ Canopy nằm ở trong công viên quốc gia Kakim, treo mình ở độ cao 39,6m so với mặt đất. Cầu Canopy còn được gọi là cầu lưới vì tay vịn và thành cầu đều làm bằng lưới. Đây cũng là phương pháp tăng cường độ an toàn cho những người qua cầu. Dù trông khá nguy hiểm nhưng cây cầu được làm từ dây thừng, nhôm và những ván gỗ khá chắc chắn. Tuy nhiên cây cầu này rất hẹp, du khách buộc phải đi bộ theo một hàng và rất khó để đi song song. Chắc chắn, bạn sẽ không muốn một đám đông xô qua khi đang dò dẫm đi trên cây cầu bộ dài 300m này.

Cầu đi bộ Canopy ở Ghana
Cầu đi bộ Canopy ở Ghana
Cầu đi bộ Canopy
Cầu đi bộ Canopy

Cầu Hussaini Hanging ở Pakistan

Cầu treo Hussaini - chiếc cầu được mệnh danh là nguy hiểm nhất thế giới, bắc qua hồ Borit - hồ nước xinh đẹp nằm ở Pakistan. Cầu được kết nối bởi hệ thống dây thừng và ván gỗ thô sơ nên tạo cảm giác không hề chắc chắn, sau vài mùa mưa đã khiến chiếc cầu mục nát và hư hỏng nặng. Du khách bước đi trên cây cầu luôn trong trạng thái hồi hộp vì chiếc cầu lung lay khi có gió mạnh và bước chân phải hết sức thận trọng. Tuy nhiên, nơi này ngày càng trở nên thu hút những du khách ưa chinh phục thử thách và muốn chiêm ngưỡng khung cảnh hùng vĩ xung quanh.


Chính vì được làm từ dây cáp và ván ọp ẹp, nhiều tấm ván bị rơi gãy sau một thời gian sử dụng do xung lực và điều kiện thời tiết. Những người qua cầu đều phải can đảm và kiên nhẫn mới có thể vượt qua chiếc cầu tử thần này. Mặc dù có vẻ đáng sợ nhưng chiếc cầu đã góp phần giúp những chuyến đi của người dân thêm phần thuận lợi, nhất là tuyến đường đi đến Rawalpindi. Những cư dân bản địa không cần phải trèo qua những dãy núi cao hay băng qua sông lớn nữa mà vẫn có thể di chuyển qua bên kia bờ.


Bắc qua hồ Borit nên khi đi trên chiếc cầu Hussaini tử thần, du khách có thể ngắm toàn cảnh hùng vĩ, xinh đẹp của hồ nước và thung lũng Hunza. Xa xa là những dãy núi trùng điệp cùng rừng cây xanh mướt, vào mùa đông khắp nơi bao bọc bởi tuyết trắng trông kỳ ảo lạ thường. Hành trình khám phá chiếc cầu nguy hiểm nhất thế giới sẽ càng đặc biệt hơn nếu kết hợp thưởng ngoạn khung cảnh đẹp đến ngẩn ngơ xung quanh. Khách du lịch có thể trekking, cắm trại, tham gia vào cuộc sống thường nhật của người bản địa... và thực hiện thử thách đi qua chiếc cầu treo trứ danh này.

Cầu Hussaini Hanging ở Pakistan
Cầu Hussaini Hanging ở Pakistan
Cầu Hussaini Hanging ở Pakistan
Cầu Hussaini Hanging ở Pakistan

Cầu Titlis Cliff Walk ở Thụy Sĩ

Cầu treo Titlis là một chiếc cầu đi bộ nằm trên đỉnh núi Titlis ở dãy Apls Thụy Sỹ. Cầu được xây ở độ cao gần 3000m trên mực nước biển và được mệnh danh là cây cầu treo cao nhất ở Châu Âu. Cầu có chiều dài gần 98m nhưng chỉ có chiều rộng chưa đến 1m. Dự án cầu treo Titlis được xây dựng để kỷ niệm ngày tròn 100 năm khánh thành tuyến xe lửa đường sắt Engelberg - Gerschnialp vào năm 1913. Vào những ngày đẹp trời, du khách trên cầu có thể chiêm ngưỡng được các tảng băng tuyết nằm dưới chân mình 460m, chạy dọc theo dãy Uri Alps và thậm chí là một phần của quốc gia láng giềng Italy.


Cầu được xây dựng trong vòng 5 tháng và được thiết kế để chịu được sức gió lên tới 190km/h cùng với điều kiện thời tiết tuyết rơi dữ dội. Theo đại diện của Titilis Engelberg Ski Resort, cây cầu này có thể chịu được tải trọng của gần 450 tấn tuyết. Cầu treo Titilis được đánh giá là một trong những điểm đến ngoạn mục, không kém phần mạo hiểm mà du khách không nên bỏ qua khi đến Thụy Sỹ.

Cầu treo Titlis Cliff Walk ở Thụy Sĩ
Cầu treo Titlis Cliff Walk ở Thụy Sĩ
Cầu treo Titlis
Cầu treo Titlis

Cầu Puente de Ojuela ở Mexico

Năm 1898, cầu Puente de Ojuela ở bang Dugango, Mexico được xây dựng trong một hẻm núi sâu, có chiều dài 305 mét, cao khoảng 100 mét so với thung lung bên dưới. Sau khi hoàn thành, trong nhiều năm nó đã là một trong số các cây treo dài nhất thế giới.


Cầu Puente de Ojuela ở Mexico treo lơ lửng qua vách núi dẫn tới thị trấn ma Ojuela - một khu khai thác mỏ cũ đã bị bỏ hoang ở phía bắc bang Durango. Những dây thép văng treo từ hai tòa tháp làm bằng gỗ có tuổi thọ lên đến hơn một thế kỷ chẳng hứa hẹn điều gì chắc chắn cả. Tại thời điểm xây dựng đầu tiên của cây cầu, Puente de Ojuela là cây cầu treo dài thứ 3 trên thế giới với chiều dài 313 mét.

Cầu Puente de Ojuela ở Mexico
Cầu Puente de Ojuela ở Mexico
Cầu Puente de Ojuela ở bang Dugango, Mexico
Cầu Puente de Ojuela ở bang Dugango, Mexico

Cầu Langkawi Sky Bridge ở Malaysia

Cầu Langkawi Sky lơ lửng trên đỉnh núi cao hơn 800 m không chỉ khiến du khách thót tim khi tản bộ, mà còn có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn vịnh du thuyền tuyệt đẹp bên dưới. Langkawi Sky (Malaysia) là một trong số ít những cây cầu trên thế giới được xây dựng lơ lửng trên không trung, tạo cảm giác thót tim cho du khách khi tản bộ bên trên. Cây cầu bắc ngang qua hai đỉnh của ngọn núi Gunung Mat Chinchang, ở Pulau Langkawi - một hòn đảo thuộc quần đảo Langkawi, bang Kedah.


Để có thể lên được cây cầu, du khách đi cáp treo qua hai chặng mất khoảng 20 phút với giá vé khoảng 500.000 đồng/người, hoặc leo đường bộ lên núi mất khoảng 3 giờ. Với người leo bộ, họ mất khá nhiều thời gian trải nghiệm khu rừng nguyên sinh lâu đời, còn với du khách đi cáp treo thì có 20 phút ngắm vịnh du thuyền tuyệt đẹp. Phía dưới là mặt nước biển màu xanh ngọc bích nằm không xa dưới chân núi Gunung Mat Chinchang. Chiếc cầu được hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2004, nay đã trở thành một trong những điểm thu hút du lịch không chỉ tại Langkawi nói riêng mà còn của cả Malaysia.


Cầu Langkawi Sky có chiều dài 125 m chỉ có một cột trụ duy nhất đỡ toàn bộ thân cầu bằng dây văng, cách thung lũng phía dưới 100 m. Hai chiếu nghỉ hình tam giác ở hai đầu cầu là điểm dừng để du khách ngừng chân ngắm cảnh núi rừng và biển cả xung quanh ngọn núi. Tại đây, du khách có thể thỏa sức phóng tầm mắt ngắm nhìn vịnh du thuyền tuyệt đẹp phía dưới. Trong những ngày thời tiết trong lành thậm chí họ có thể nhìn thấy đất liền của Thái Lan ở bên kia bờ biển. Tại khoảng giữa cầu, các ô kính cường lực trong suốt được lắp đặt mang lại cảm giác chóng mặt cho những ai nhìn xuống phía dưới. Để giữ cho mặt kính không bị xước và dễ quan sát bằng mắt, bất cứ du khách nào muốn bước chân lên trải nghiệm đều phải tháo giày, đi chân trần.

Cầu Langkawi Sky Bridge ở Malaysia
Cầu Langkawi Sky Bridge ở Malaysia
Du khách trải nghiệm trên cầu Langkawi Sky
Du khách trải nghiệm trên cầu Langkawi Sky

Cầu Kuadinsky, cầu nổi trên sông Vitim ở Nga

Cầu nổi trên sông Vitim ở Nga là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất cho những người ưa mạo hiểm. Chỉ có những tay lái thật vững mới có thể vượt qua cây cầu này thành công. Người dân địa phương cho biết mặt cầu không bằng phẳng, hẹp, mục nát và không có lan can là nguyên nhân nhiều người không dám đi qua nó. Trải dài 570 m qua sông Vitim, chiếc cầu này chỉ rộng chừng 2 m và không có rào chắn hai bên hay thiết bị an toàn để giữ xe không văng ra khỏi cầu khi xảy ra tai nạn. Cầu làm từ kim loại đã mục nát vì quá cũ kỹ trải trên bề mặt là gỗ xếp liên tiếp. Thời tiết ở đây quanh năm phủ trong băng tuyết khiến mặt cầu càng trở nên trơn trượt.


Cầu Kuadinsky thực chất là một phần đường ray của Baikal-Amur Mainline, dài 4.324 km đi qua Đông Siberia và Viễn Đông Nga nhưng chưa bao giờ được khánh thành. Bởi thế, người dân Kuanda, một ngôi làng gần đó với khoàng 1.500 dân sinh sống đã tận dụng cây cầu để qua sông. Bởi không chính thức là một cây cầu dành cho các phương tiện như ô tô qua lại, cầu Kuadinsky hầu như chưa từng được sửa chữa gì trong suốt 3 thập kỷ qua. Thời tiết khắc nghiệt qua năm tháng đã khiến cây cầu xuống cấp nghiêm trọng, thường xuyên gãy nứt bởi xe quá tải đi qua tạo nên nhiều lỗ hổng. Để khắc phục, các lái xe phải tự đặt ván gỗ lên mặt cầu cho xe chạy qua.

Cầu nổi trên sông Vitim ở Nga
Cầu nổi trên sông Vitim ở Nga
Cầu Kuadinsky, cầu nổi trên sông Vitim
Cầu Kuadinsky, cầu nổi trên sông Vitim

Cầu cạn Millau của Pháp

Nhiều chuyên gia đánh giá cầu cạn Millau, cầu dây văng bắc qua thung lũng dòng sông Tarn ở Millau của Pháp là một trong những cây cầu cao nhất thế giới với độ cao 342 mét. Các kỹ sư đã thiết kế làn đường cao tốc A7F để nối thủ đô Paris với thành phố Montpellier. Hầu hết các chuyên gia đều đánh giá rằng kiến trúc của cầu là một trong những thành tựu nổi bật nhất giới trong mọi thời đại.


Cầu do kiến trúc sư người Anh Norman Foster và kỹ sư cầu người Pháp Michel Virlogeux thiết kế. Đây là cây cầu từng được xem là cao nhất thế giới và nay vẫn là cầu có cột tháp trụ cầu cao nhất thế giới. Tốc độ gió thổi qua cầu có thể lên tới hơn 200 km/h. Cây cầu này là một phần của trục giao thông đường bộ A75-A71 từ Paris đến Béziers. Cầu được khởi công vào tháng 10 năm 2001 và khánh thành vào ngày 14 tháng 12 năm 2004, lễ thông xe được tổ chức hai ngày sau đó. Chi phí xây dựng cầu là 400 triệu euro, do tập đoàn Eiffage tài trợ và thực hiện.


Quá trình xây dựng cầu cực kỳ khó khăn và phức tạp khi các kỹ sư và công nhân phải chiến đấu với các yếu tố như đất lở, gió giật cao trên 130 km/h và những cơn bão lớn. Thậm chí tác giả của cây cầu, kỹ sư Michel Virlogeux đã thổ lộ “khi tôi đưa ra bản thiết kế đầu tiên về cây cầu cho nhà chức trách, họ nghĩ rằng tôi bị điên”. Millau còn được xem như một trong những công trình xây dựng vĩ đại nhất mọi thời đại. Cây cầu cũng đồng thời nhận giải thưởng dành cho Công trình nổi bật nhất năm 2006 của hiệp hội kỹ sư cầu đường và Kết cấu quốc tế.

Cầu cạn Millau của Pháp
Cầu cạn Millau của Pháp
Cầu cạn Millau của Pháp
Cầu cạn Millau của Pháp

Cầu Aiguille du Midi của Pháp

Nhiều du khách thừa nhận rằng họ không dám nhìn xuống vực đá sâu gần 3000 mét ở phía dưới đoạn cầu Aiguille du Midi của Pháp. Tuy nhiên, họ vẫn muốn trải nghiệm cảm giác cheo leo khi ở trên cầu. Giới chức trách cho biết du khách phải đi cáp treo lên thẳng trong 20 phút để tới được chiếc cầu và chiêm ngưỡng toàn cảnh dãy Alps.


Cáp treo được xây dựng vào năm 1955 và vẫn giữ kỉ lục là chiếc cáp treo cao nhất thế giới trong khoảng hai thập kỉ qua, với độ cao từ 1.035m đến 3.842 m trên mực nước biển. Cáp treo ở Aiguille du Midi được hai kỹ sư Thụy Sĩ nghĩ đến đầu tiên vào năm 1905, để kết nối các thôn bản tại Pelerins với đỉnh núi l'Aiguille du Midi. Nhưng dự án đã gặp vấn đề kỹ thuật và bị bỏ rơi đến 4 năm. Sau đó, một công ty đường sắt Funicular của Pháp đã tiếp tục nỗ lực thực hiện dự án trở lại, đầu tiên là tuyến đường từ Pelerins đến ngọn núi Para thuộc miền tây của dãy Alps, được đưa vào hoạt động vào năm 1924.


Tuyến thứ hai từ Para đến Glaciers cũng được hoàn thành 3 năm sau đó và nó trở thành cáp treo cao nhất thế giới. Khi thế chiến thứ II diễn ra và thêm vào đó là sự mở cửa của hệ thống cáp treo mới Plampraz đến Brevent, cáp treo của Aiguille du Midi không giữ được vị trí độc tôn nữa và đóng cửa vào năm 1951. Sau đó kĩ sư Count Dino Lora Tontino người Ý được gọi trở lại để xây dựng và mở rộng thêm các tuyến đường. Cuối cùng, hệ thống cáp treo của Aiguille du Midi cũng hoàn tất và được làm mới hoàn toàn vào năm 1991.

Cầu Aiguille du Midi của Pháp
Cầu Aiguille du Midi của Pháp
Cầu Aiguille du Midi của Pháp
Cầu Aiguille du Midi của Pháp

Cầu đi bộ ở Vườn quốc gia Taman Negara của Malaysia

Cầu đi bộ ở vườn quốc gia Taman của Malaysia được xem là cầu dây tạo lối đi trong rừng dài lớn nhất thế giới. Cây cầu dây bắt xuyên khu rừng nhiệt đới giúp cho du khách thưởng thức toàn cảnh khu rừng. Thêm vào đó bạn còn có thể ngắm cả những loài động vật sống về đêm ở Taman Negara, bạn chỉ cần nhớ phải bôi thuốc chống côn trùng.


Tuyệt nhất là bạn được trải nghiệm đi trên cây cầu treo dài nhất thế giới trên 500 mét - cây cầu treo dài nhất thế giới. Bạn được đi bộ ở độ cao 4 m và nhìn ngắm cảnh khu rừng từ trên cao. Chắc chắn đây sẽ là một trải nghiệm thật ấn tượng dành cho bạn đấy! Bạn đã sẵn sàng chưa nào?

Cầu đi bộ ở Vườn quốc gia Taman Negara của Malaysia
Cầu đi bộ ở Vườn quốc gia Taman Negara của Malaysia
Cầu đi bộ ở vườn quốc gia Taman
Cầu đi bộ ở vườn quốc gia Taman

Cầu Royal Gorge thuộc bang Colorado của Mỹ

Cầu Royal Gorge thuộc bang Colorado của Mỹ là một trong những địa điểm du lịch hút khách nhất thế giới với hệ thống công viên vườn thú. Tuy nhiên, một ngọn núi lửa đã phá hủy một phần lớn của công trình vào năm 2013. Nhiều nhà thám hiểm đã cho biết cảm giác đứng trên cầu nhìn xuống thung lũng là một trải nghiệm tuyệt vời. Đi dọc cây cầu này khi trời đang buông tuyết mùa đông quả thật là một trải nghiệm thú vị bởi khi đó cơ thể bạn đang cóng lên vì lạnh, nhưng trên đầu thì nóng ran do những tia nắng len xuống chiếu chói chang.


Cây cầu treo bắc ngang hẻm núi Hoàng gia thuộc công viên quốc gia Royal Gorge nằm ở thành phố Canon, cách thủ phu Denver của tiểu bang Colorado - Hoa Kỳ tầm 2 tiếng lái xe. Được xây dựng vào năm 1929 trong khoảng 7 tháng, đây là cây cầu treo cao nhất thế giới cho đến năm 2003. Nó nằm ở độ cao 321m tính từ mặt sông Arkansas với độ cao gần như bằng tháp Eiffel, dài 348m, rộng 5m với một lối đi bằng gỗ được ghép từ 1.292 tấm ván.

Cầu Royal Gorge thuộc bang Colorado của Mỹ
Cầu Royal Gorge thuộc bang Colorado của Mỹ
Cầu Royal Gorge
Cầu Royal Gorge

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?