Indonesia là một quốc gia có diện tích 1.904.569 km2 thuộc khu vực Đông Nam Á. Đây cũng là nước có diện tích lớn nhất trong khu vực và với việc có 13.487 hòn đảo, Indonesia được mệnh danh là “Xứ sở vạn đảo”. Về văn hóa, Indonesia có khoảng 300 nhóm sắc tộc, mỗi nhóm có văn hóa khác biệt và đã phát triển qua nhiều thế kỉ. Bên cạnh đó, kiến trúc Indonesia theo đó cũng trở nên đa dạng, phong phú trong đường nét và kỹ thuật. Tuy nhiên, do ảnh hưởng tôn giáo nên những công trình Hồi giáo dường như lấn sân so với những công trình kiến trúc khác. Để hiểu rõ hơn, bạn hãy cùng Toplist khám phá các công trình kiến trúc tiêu biểu của Indonesia qua bài viết sau nhé.
Nhà thờ Hồi giáo Rahmatan Lil-Alamin
Nhà thờ Hồi giáo là nơi thờ phụng của những người theo đạo Hồi, nhà thờ phải đủ chỗ cho người hành lễ (ít nhất phải trên 60 người). Mỗi nhà thờ được xây cất theo kiến trúc khác nhau, đa số theo kiến trúc trung đông với các tháp cao để phát đi tiếng gọi về hành lễ. Trần có vòm lõm để khi đọc kinh thì âm thanh sẽ phát tán xa về phía sau cho người ở xa nhất trong phòng có thể nghe được, trong chính diện được bố trí thành hàng, người vào trước ngồi trước, vào sau ngồi sau, Hồi giáo không phân biệt giai cấp, mọi người đứng hành lễ, và trực tiếp với Allah, không qua trung gian nào cả.
RahmatanLil-Alamin là nhà thờ Hồi giáo nằm ở Java Indramayu, phía Tây Indonesia. Công trình này được xây dựng bởi các trường đại học Al-Zaytun và là điểm đến không thể bỏ qua trong lịch trình tham quan Indonesia của bạn. Nhìn từ ngoài vào, nhà thờ Hồi giáo RahmatanLil-Alamin trông như một tòa thành kiên cố với 6 tầng lầu và có sức chứa hơn 100.000 người. Chính bởi vậy, RahmatanLil-Alamin luôn được chọn là nơi tổ chức các buổi lễ lớn của đất nước.
Lâu đài Taman Sari
Được xây dựng từ năm 1758 - 1765, Taman Sari là một phần của cuộc sống hoàng gia khi xưa. Taman Sari có nhiều chức năng, chẳng hạn như một khu vực nghỉ ngơi, hội thảo, một khu vực thiền định, một khu vực phòng thủ, và một nơi ẩn náu. Cái tên Taman Sari bắt nguồn từ tiếng Javar có nghĩa là “khu vườn thơm ngát”. Đây vốn là một địa điểm bí mật được thiết kế tỉ mỉ, phức tạp và tinh vi, dùng làm nơi hoan lạc cho các vị vua Hồi giáo trong quá khứ cùng với các tùy tùng của mình. Bước xuống cầu thang là hai hồ bơi theo lối kiến trúc Bồ Đào Nha với màu nước xanh biếc có đài phun nóc ở mỗi góc.
Lâu đài Taman Sari là một khu vườn Hoàng gia được xây dựng vào giữa thế kỉ 18 của vương quốc Hồi giáo Yogyakarta. Nơi đây bao gồm rất nhiều chức năng như khu nghỉ dưỡng, khu thiền định, khu phòng thủ và khu vực ẩn náu. Khi đến đây tham quan, du khách sẽ thấy một hồ nước nhân tạo rất lớn nằm ngay trung tâm với một số toà nhà xây trên đó. Ngoài ra thì lâu đài còn có 3 khu phức hợp dành riêng cho phi tần và hoàng thượng tắm rửa, nghỉ ngơi.
Giáo hội Blendug
Giáo hội Blendug là công trình được thực dân Hà Lan xây dựng vào năm 1753 ở khu vực Trung Java, Indonesia. Kiến trúc nổi bật của Giáo hội Blendug chính là thiết kế mái vòm màu đỏ phía trên, bởi vậy mà nhìn từ ngoài vào nơi đây trông giống như một cung điện. Ngoài ra, nếu bạn là người yêu thích nhiếp ảnh thì đừng bỏ qua điểm đến độc đáo này khi đặt chân tới xứ sở vạn đảo Indonesia.
Theo tiếng địa phương thì Blendug có nghĩa là mái vòm. Nên khách du lịch sẽ thấy toà nhà này rất nổi bật với thiết kế mái vòm màu đỏ phía trên. Vì thế khá nhiều người yêu thích nhiếp ảnh muốn đến nơi đây để chụp vài tấm hình độc đáo khi đi du lịch Indonesia. Bạn đã thấy hấp dẫn bởi nơi này chưa? Hãy trải nghiệm và cảm nhận bạn nhé!
Bảo tháp Borobudur
Bảo tháp Borobudur nằm ở ngay trung tâm Java hòn đảo lớn nhất cạnh Sumatra trong quần đảo Indonesia, do vương triều Sailendra xây dựng khoảng cuối thế kỷ VIII. Borobudur được xác định như là một ngôi đền, một bảo tháp (stupa), một mạn - đà - la (đồ hình vũ trụ) khổng lồ, hoặc như một đàn tràng chấn tế. Nhìn chung, có thể xem là kết hợp của cả hai, là bảo tháp thể hiện toàn thể Phật pháp (Dharma), và là mạn - đà - la thể hiện vũ trụ của Pháp giới. Trong truyền thống Mật giáo, đồ hình Kim Cương giới mạn-đà - la (Vajradhâtu - mandala) biểu tượng cho trí tuệ viên mãn và trí tuệ sở chứng của Phật, và cũng được phối hợp với Thai tạng giới mạn - đà - la mô tả vũ trụ tĩnh biểu tượng hiện đại bi tâm của Phật.
Công trình kỳ vĩ này xây trên một bình diện nền vuông mỗi cạnh 112m quay ra bốn hướng, bao quanh bởi năm tầng thềm hình vuông liên đới và ba tầng thêm hình tròn đồng tâm chia theo cấp độ gồm có 72 tháp. Tất cả 504 tượng - trong đó có 72 tượng Phật đặt trong mỗi tháp tròn và 108 tượng đặt trong những hốc dọc những vách tường ngoài của năm tầng thềm được phân biệt với nhau bởi vị trí ở các tường phía Đông, Tây, Nam, Bắc, và bởi động tác thủ ấn. Đây là một trong những công trình tráng lệ nhất và hấp lực nhất trong thế giới Phật giáo. Ý nghĩa biểu tượng tâm linh của Borobudur còn nhiều ẩn ngữ, và sẽ không thể nào lý giải trọn vẹn được. Borobudur từng bị bỏ phế khoảng một thế kỷ sau khi nó được kiến tạo, khi trung tâm của vương quốc Java dời sang phía Đông của đảo này. Qua nhiều thế kỷ, nhất là sau thế kỷ XIV với sự suy tàn của Phật giáo và Ấn giáo khi người Java cải sang đạo Islam, nó bị bỏ rơi hoàn toàn, dần dà bị rừng rậm và tro bụi hỏa diệm sơn phủ kín. Cuối cùng Borobudur được các nhà thám hiểm châu Âu tái khám phá vào đầu thế kỷ XIX, kể từ đó nó được nghiên cứu và phục chế.
Nhà thờ Hồi giáo Istiqlal
Nhà thờ hồi giáo Istiqlal hay Masjid Istiqlal (Nhà thờ hồi giáo độc lập) tại thủ đô Jakarta, Indonesia là nhà thờ hồi giáo lớn nhất ở Đông Nam Á. Được xây dựng vào năm 1978 để kỷ niệm độc lập của Indonesia và đặt tên là "Istiqlal ", tiếng Ả Rập là "độc lập". Tại thủ đô Jakarta, nhà thờ Hồi giáo được đặt bên cạnh quảng trường Merdeka và nhà thờ Jakarta. Công trình bao gồm hai cấu trúc hình chữ nhật kết nối: Cấu trúc chính và cấu trúc phụ. Cấu trúc chính được bố trí không gian cầu nguyện với đường kính 45m mái vòm hình cầu, số 45 tượng trưng cho năm 1945 Tuyên ngôn độc lập của Indonesia. Cấu trúc phụ bao gồm cổng chính cũng như cầu thang và không gian cầu nguyện.
Mái vòm chính được trang trí bằng thép không gỉ đỉnh cao trang trí trong hình thức của một lưỡi liềm và ngôi sao, biểu tượng của đạo Hồi. Mái vòm thứ cấp nhỏ hơn cũng được trang trí bằng một đỉnh cao bằng thép không gỉ với tên của Allah (Thiên Chúa) trong thư pháp Ả Rập. Công trình có thể chứa 120.000 người đến cầu nguyện kể cả gian chính, 5 tầng lầu xung quanh, các hàng lang và khoảng sân rộng. Theo người giữ nhà thờ có lúc nó chứa đến 200.000 người. 5 tầng lầu xung quanh gian chính thể hiện 5 điều răn của Hồi Giáo. Trên trần của mái vòm có màu sắc thay đổi theo ngày.
Đền Prambanan
Được xây dựng từ thế kỉ thứ 9 ở Java, ngôi đền nằm cách thành phố Yogyakarta khoảng 18 km về phía đông. Đền Prambanan là một quần thể đền thờ những vị thần Hindu, nơi đây thờ 3 vị thần tối cao của đạo Hindu: Thần sáng tạo Bram ham, thần duy trí Vishnu và thần hủy diệt Shiva. Hiện nay đây chính là ngôi đền thờ Hindu lớn nhất của khu vực Đông Nam Á. Theo như các tài liệu đã được ghi chép lại, ban đầu ngôi đền có tehen là Shiva Grha (có nghĩa là ngôi nhà của thần Shiva) với mục đích chính là để thờ vị thần này. Vị vua Rakai Pikatan muốn chứng tỏ rằng nhà Sanjaya đã từ bỏ phật giáo để quay trở về với Hindu giáo. Người ta cũng cho rằng ngôi đền được sinh ra để ganh đua với ngôi đền phật giáo Borobudur. Tên gọi Prambanan chính là tên của ngôi làng gần vị trí mà ngôi đền này tọa lạc.
Các nhà nghiên cứu đã xác định Pramabanan được thiết kế rất cẩn thận bởi những vị kiến trúc sư tài ba lúc bấy giờ, những kiến trúc đền đài, nhà ở, đô thị Hindu giáo được quy hoạch theo một trật tự với các hình đồ vuông do ảnh hưởng từ luận thuyết Ấn cổ. Với kiến trúc cao và nhiều chóp nhọn - kiến trúc đặc trưng của các ngôi đền đạo Hindu, đã khiến nơi đây trở thành niềm tự hào của người dân xứ sở quốc đảo Indonesia và càng tự hào hơn khi nơi đây được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Cung điện Maimun
Cung điện Maimun là 1 trong 5 công trình có giá trị lịch sử nổi tiếng ở Indonesia được xây dựng vào thời kì Vương quốc Hồi giáo Deli. Đây là một trong những điểm đến được khách du lịch ghé thăm nhiều nhất khi có dịp tới đất nước Indonesia xinh đẹp. Nơi đây không chỉ hấp dẫn du khách bởi giá trị lịch sử mà còn bởi thiết kế nội thất độc đáo ở bên trong - sự pha trộn giữa nhiều phong cách của Malaysia, Tây Ban Nha, Ấn Độ và Italia.
Được xây dựng bởi Sultan Ma'mun Al Rashid Perkasa Alamyah trong những năm 1887, cung điện được thiết kế bởi kiến trúc sư người Hà Lan Theodoor van Erp và có diện tích 2.772 m2 với tổng cộng 30 phòng. Cung điện đã trở thành một điểm du lịch nổi tiếng trong thành phố, không chỉ vì vị trí di sản lịch sử mà còn vì thiết kế nội thất độc đáo của cung điện, kết hợp các yếu tố của di sản văn hóa Malay, kiến trúc Hồi giáo và Ấn Độ, với đồ nội thất Tây Ban Nha và Ý.
Nhà thờ Hồi giáo Al-Akbar
Nhà thờ Hồi giáo Al-Akbar còn được gọi là Nhà thờ Hồi giáo rộng lớn Surabaya, là một nhà thờ Hồi giáo quốc gia nằm ở Surabaya, Đông Java. Đây là nhà thờ Hồi giáo lớn thứ hai ở Indonesia sau nhà thờ Hồi giáo Istiqlal ở Jakarta về công suất tối đa. Vị trí của nhà thờ Hồi giáo nằm cạnh đường cao tốc Surabaya - Porong. Điểm đặc biệt nhất của nó là mái vòm thẳng đứng lớn, đi kèm với bốn mái vòm nhỏ màu xanh. Nó cũng có một ngọn tháp với chiều cao 99 mét, một điểm tựa cho 99 Tên của Allah.
Nếu có dịp đặt chân tới Surabaya - thành phố lớn thứ hai của xứ sở vạn đảo Indonesia, thành phố từ lâu đã được biết đến là "Thành phố của những anh hùng", thành phố của nhiều địa danh thắng cảnh, thì chắc hẳn bạn không nên bỏ lỡ nhà thờ Hồi giáo Al-Akbar. Al-Akbar là một trong những nhà thờ Hồi giáo lớn nhất ở thành phố Surabaya và là một trong những nhà thờ có kiến trúc thuộc loại đẹp nhất. Nhà thờ có một tháp nhìn phục vụ du khách như một đài quan sát có thể nhìn ra cả thành phố, đồng thời chính mái vòm màu xanh - tạo cảm giác yên bình là điểm thu hút khách du lịch của Indonesia.
Nhà cổ Tongkonan
Toraja là tộc người bản địa thuộc ngữ hệ Nam Đảo định cư lâu đời tại khu vực phía Nam đảo Sulawesi với số dân khoảng 650.000 người, chủ yếu làm nghề nông, ngư nghiệp và thủ công truyền thống. Nhắc đến văn hóa Toraja, bạn không thể bỏ qua mẫu kiến trúc nhà sàn Tongkonan độc đáo. Nhà tongkonan được xây trên trục những thân cột to cao, rắn chắc. Mái nhà lợp bằng lá, kim loại hay ngói nung, được thiết kế dáng cong hình con thuyền cao vút, kiêu hãnh. Hai mũi thuyền ở hai đầu được kéo ra và dựng cong lên một góc 45 độ, khiến tổng thể căn nhà như một chiếc thuyền bồng bềnh giữa màu xanh cây lá xung quanh.
Mặt trước nhà tongkonan thường quay về hướng bắc (hướng tổ tiên). Tường và sàn nhà thường làm bằng gỗ, được trang trí với nhiều gam màu đặc trưng. Nhiều motip trang trí được cho là mang phong cách văn hóa Đông Sơn truyền bá từ đất liền ra. Theo chiều thẳng đứng, tổng thể tongkonan chia làm ba phần: Trên cùng là nơi linh thiêng dành cho tổ tiên và cất giữ các báu vật gia truyền, ở giữa là không gian sống của con người và bên dưới sàn nhà là nơi cột gia súc. Theo quan niệm Toraja, ba tầng không gian trong mỗi tongkonan tượng trưng cho ba tầng vũ trụ thiên giới - dương gian - địa ngục. Cả căn nhà tongkonan là một vũ trụ thu nhỏ, là nơi gặp gỡ của quá khứ - hiện tại - tương lai và là nơi hội tụ của khí từ tứ phương Đông - Tây - Nam - Bắc.
Nhà thờ Hồi giáo Baiturrahman
Nhà thờ Hồi giáo Baiturrahman ở trung tâm thành phố Banda Aceh là vùng đất duy nhất ở xứ sở vạn đảo Indonesia có quyền thực thi giáo pháp đạo Hồi trong hệ thống tư pháp: Những người vi phạm giáo pháp đều sẽ bị xử phạt bằng cách đánh đòn trước đám đông. Nhìn từ ngoài vào, nhà thờ Hồi giáo Baiturrahman trông như 1 cung điện Hoàng gia mà không giống như những nhà thờ Hồi giáo khác trong khu vực, bởi đây là công trình do người Hà Lan xây dựng.
Nhà thờ Hồi giáo Baiturrahman nằm ngay trung tâm thành phố Banda Aceh ở Indonesia. Nơi đây chính là nhân chứng thầm lặng của thảm hoạ sóng thần vào năm 2006. Và du khách sẽ thấy nhà thờ này nhìn giống như một cung điện Hoàng gia, có kiến trúc không giống như nhiều nhà thờ Hồi giáo khác trong khu vực. Bởi vì công trình được người Hà Lan xây dựng chứ không phải là người dân sống ở Banda Aceh.