Top 5 địa điểm kỳ vĩ chưa từng có dấu chân của con người

Mặc dù là những địa danh nổi tiếng trên thế giới nhưng những địa điểm này lại chưa từng lưu lại bất kỳ dấu tích gì của loài người. Cùng Toplist khám phá những địa điểm kỳ vĩ này nhé!

Sa mạc Dallol, Ethiopia

Nằm trong số những "chảo lửa" nổi tiếng nhất thế giới, vùng núi lửa Dallol ở Ethiopia là địa điểm có nhiệt độ trung bình nóng nhất trên Trái Đất có người sinh sống. Trong giai đoạn 1960-1966, các nhà khí tượng ghi nhận nhiệt độ trung bình năm ở đây là 34,4 độ C. Thậm chí, cả cái tên Dallol cũng mang màu sắc hoang tàn, nó được đặt theo ngôn ngữ Afar địa phương, có nghĩa là "hủy diệt". Nhìn toàn cảnh Dallol giống như khung cảnh ngoài hành tinh vậy, không hề có bóng dáng của sự sống.

Dallol
nằm trong vùng lòng chảo sa mạc Danakil, một khu vực xa xôi hẻo lánh ở phía đông bắc Ethiopia. Hành trình đến Dallol là cực kỳ khó khăn, người dân địa phương nhắc tới Dallol như là "cánh cổng vào địa ngục". Không có con đường nào để tiến vào trong và việc di chuyển bằng phương tiện duy nhất là lạc đà có thể mất cả ngày. Thời tiết cực kì thời tiết khắc nghiệt, nóng cháy da thịt nhưng bù lại Dallol lại sở hữu khung cảnh thiên nhiên cực ấn tượng và đa màu sắc. Sắc màu rực rỡ của các suối nước nóng ở Dallol là sản phẩm sự bốc hơi chất chloride và sắt hydroxide.


Theo khảo sát, nhiệt độ trung bình hàng ngày tại Dallol không dưới 46 độ C, mức nhiệt trung bình cao nhất trong số những nơi có người sống trên Trái Đất. Nhiệt độ thấp nhất hàng năm khoảng thời gian tháng 1 và tháng 2 cũng tới 37 độ C.


Dallol được bao quanh bởi một vùng nước mặn rất lớn, các mép rìa được tô điểm bởi những ụ hình nón như tổ mối. Chúng được hình thành khi biển Đỏ ngập vào sa mạc Danokil. Muối tích tụ xung quanh núi lửa, trải qua hàng ngàn năm, nước bốc hơi nhờ vào gió tạo ra những ụ hình nón tuyệt đẹp như ngày nay.


Sa mạc Dallol, Ethiopia
Sa mạc Dallol, Ethiopia

Rừng núi đá Madagascar

Được tách ra khỏi đại lục châu Phi từ hơn 160 triệu năm trước, Madagascar được biết đến như hòn đảo lâu đời nhất thế giới và lớn thứ 4 sau Greenland, Papua New Guinea và Borneo.

Điểm đến này thực sự hấp dẫn nhờ đời sống hoang dã độc đáo và cảnh quan đa dạng, với 80% quần thể động thực vật là độc nhất vô nhị. Tính đa dạng sinh học và số lượng loài đặc hữu (loài sinh vật chỉ tồn tại, phát triển trong phạm vi phân bố hẹp) lớn khiến nơi đây được mệnh danh là lục địa thứ 8 của thế giới. Tại đây, nhiều hệ sinh thái độc nhất vô nhị hình thành bên dưới các vách đá hiểm trở, một số nơi chưa từng có dấu chân người…


Người dân địa phương gọi những tảng đá nhọn là “tsingy”, có nghĩa là “nơi không thể đi bộ được”. Bởi cấu trúc đá nhọn gần như không thể tiếp cận, nên mãi cho đến thập niên 1990, nhà thám hiểm Jean-Claude Dobrilla đến từ Pháp đã thành lập tổ chức Antsika để giúp đỡ người Malagasy bảo tồn và thu lợi từ tài nguyên thiên nhiên của họ. Với sự giúp đỡ của người dân địa phương, các thành viên Antsika đã xây dựng các cây cầu treo, cáp, móc và thang dành cho du khách thám hiểm.

Họ cũng đào tạo hướng dẫn viên địa phương kỹ năng leo núi và bảo dưỡng thiết bị. Hơn chín năm sau khi tổ chức Antsika được thành lập, vườn quốc gia Tsingy đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn nhất ở Madagascar. Mặc dù vậy, rừng đá hầu như vẫn còn giữ được nguyên trạng. Cho đến ngày nay Tsingy vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn đang chờ các nhà khoa học khám phá.

Rừng núi đá Madagascar
Rừng núi đá Madagascar

Núi Gangkhar Puensum

Ngọn núi cao 7.570 m, chưa có dấu chân con người nằm trên dãy Himalaya, nhưng có lẽ trong tương lai cũng không ai có thể chạm tay tới đó. Nóc nhà thế giới là đỉnh Everest cao 8.848 m trên dãy Himalaya, bất cứ tay leo núi cự phách nào cũng ao ước một lần chinh phục. Tuy nhiên, đỉnh núi cao nhất thế giới chưa có người chinh phục tới là Gangkhar Puensum, cao 7.570 m. Điều này có thể khiến nhiều người ngạc nhiên, khi hầu hết đỉnh núi trên dãy Himalaya đều đã có người chạm chân tới.

Những tay leo núi cự phách nhất thế giới cũng chỉ có thể nhìn ngắm Gangkhar Puensum từ xa, không phải vì địa hình quá hiểm trở, thời tiết quá khắc nghiệt hay bất cứ trở ngại về không gian, thời gian nào. Gangkhar Puensum nằm trên biên giới giữa Bhutan và Tây Tạng, mặc dù còn nhiều tranh cãi xoay quanh những cột mốc chính xác. Khi ngọn núi lần đầu tiên được khảo sát và đưa vào bản đồ năm 1922, các thông số sai lệch rất nhiều. Gần đây, loạt bản đồ mới lại cho thấy đỉnh núi ở một vị trí khác với độ cao thay đổi. Trên thực tế, một trong những đội khảo sát đầu tiên đã không thể tìm thấy Gangkhar Puensum.

Người Bhutan tin rằng những ngọn núi cao ngất là nơi các linh hồn cư ngụ. Chính phủ nước này chỉ bắt đầu mở cửa các hoạt động leo núi vào năm 1983, một vài đoàn thám hiểm được phép lên đường. Từ 1985 tới 1986, bốn đoàn thám hiểm đều thất bại. Chính sách kinh doanh nhờ hoạt động leo núi nhanh chóng lụi bại. Năm 1994, chính phủ ban lệnh cấm chinh phục những ngọn núi trên 6.000 m để tôn trọng tín ngưỡng của người dân. Kể từ năm 2004, hoạt động leo núi hoàn toàn bị cấm.

Núi Gangkhar Puensum
Núi Gangkhar Puensum

Thác Honokohau (Mỹ)

Được mệnh danh là thác nước cao nhất trên đảo Maui (Hawaii, Mỹ), thác nước Honokohau hai tầng mang một vẻ đẹp tự nhiên và “tự hào” với chiều cao 341 mét, tuy nhiên một số nguồn tin khác lại cho hay thác nước này có độ cao 487 mét.


Thác Honokohau được phát hiện tại khu vực đảo Maui thuộc quần đảo Hawaii. Đây cũng chính là địa danh đã nhiều lần xuất hiện trong bộ phim “công viên kỷ Jura” với lý do đây là nơi mang lại cho khán giả cái nhìn và cảm nhận hoàn toàn mới mẻ so với phần còn lại.


Thác nước này được bao quanh bởi cây xanh và xung quanh là nơi sinh tồn của các loài động vật hoang dã. Ngọn thác này chưa từng được chinh phục bởi bất kì ai, vì độ cao khó tưởng tượng cùng địa hình dốc thẳng đứng. Không thể tiếp cận ngọn thác này bằng xe hơi hay đi bộ đường dài, cách duy nhất để chiêm ngưỡng kỳ quan thiên nhiên tuyệt vời này là đi trực thăng du lịch. Du khách nên đặt chỗ trước để tránh gặp phải sự thất vọng sau đó. Nếu đặt các tour du lịch tới thác nước này qua cơ quan du lịch thì du khách sẽ không còn gì phải lo lắng.


Khách tham quan cũng nên chú ý đến thời tiết trước khi đến thăm thác nước bởi khu vực này thường xuyên có mưa. Mỗi năm, đỉnh Puu Kukui nhận lượng mưa hơn 9.000 mm, vì vậy thác nước Honokohau được cho là khu vực có lượng mưa cao nhất thế giới.

Thác Honokohau (Mỹ)
Thác Honokohau (Mỹ)

Núi "bàn mây" Tepui, Venezuela

Tepui (hoặc Tepuy) là từ để chỉ những ngọn núi có đỉnh bằng phẳng hay còn được gọi núi mặt bàn ở cao nguyên Guayana – Nam Mỹ, đặc biệt có nhiều ở Venezuela. Trong ngôn ngữ của người da đỏ Pemon – dân bản địa sống trong vùng Gran Sabana, Venezuala thì Tepui có nghĩa là “Nhà của các vị thần”. Tên gọi của dãy núi này cũng có nghĩa là sự cao lớn, hùng vĩ. Địa thế của nó vượt qua cả những tầng mây.


Núi này tồn tại độc lập trên một cao nguyên thuộc vùng Nam Mỹ. Phần lớn địa hình thuộc về lãnh địa của đất nước Venezuela. Đây cũng là nơi sinh trưởng của rất nhiều loài động thực vật đặc hữu. Nó gần như thẳng đứng tuyệt đối với độ cao hơn 1.000m so với những khu rừng xung quanh. Nhiều điểm khác đạt độ cao tới 3.000m khiến nơi này không thể tiếp cận bằng cách đi bộ nên hầu như không ai đặt chân đến ngọn núi Tepui này.


Độ cao cũng khiến cho khí hậu tại đây thường mát mẻ, ẩm ướt và là nhân tố chính khiến các loài động và thực vật trở nên rất khác biệt so với bất cứ nơi nào trên thế giới. Mặc dù nhìn qua các Tepui có vẻ cằn cỗi, nhưng những thảm rừng rậm trên đỉnh của chúng lại tràn đầy sức sống. Có khoảng 115 bàn mây Tepui cao nhất tập trung ở khu vực Gran Sabana, phía Tây Nam Venezuela. Tepui nổi tiếng nhất trong số đó có tên là Roraima sở hữu độ cao 2.810m, với diện tích khoảng 114km vuông, được khám phá từ năm 1884. Nơi đây cũng chính là nguồn cảm hứng cho tác phẩm nổi tiếng “Thế giới bị mất” (The Lost World) của Conan Doyle.


Khung cảnh mờ ảo của Roraima cũng đã tạo nên cảm hứng cho các nhà làm phim khi đưa hình ảnh của nó vào bộ phim hoạt hình nổi tiếng Up – Vút Bay đã đoạt 2 giải Oscar năm 2009 ở hạng mục Phim hoạt hình hay nhất và nhạc phim hay nhất.

Núi Tepui có độ cao vượt trên cả những tầng mây
Núi Tepui có độ cao vượt trên cả những tầng mây

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?