Top 6 Kiến trúc sư giỏi, nổi tiếng nhất Việt Nam hiện nay

Kiến trúc sư là người làm thiết kế mặt bằng, không gian, hình thức và cấu trúc cũng như dự đoán sự phát triển của một công trình hay làm thiết kế quy hoạch của vùng, của khu dân cư, khu công nghiệp và cảnh quan đô thị. Vậy ai là kiến trúc sư nổi giỏi, nổi tiếng nhất tại Việt Nam hiện nay bạn đã biết chưa? Nếu chưa hãy cùng Toplist khám phá ngay ở bài viết dưới đây nhé.

Nguyễn Hoà Hiệp

Nguyễn Hoà Hiệp tốt nghiệp Đại học Kiến trúc TP.HCM năm 2001. Thời sinh viên, bảng điểm của anh khá làng nhàng, có thời điểm xếp hạng hai từ dưới lên. Vị trí chót bảng thuộc về đồng môn bỏ ngang. Nhiều năm đi học nhưng Hòa Hiệp thừa nhận chỉ có một cuốn tập. Lên giảng đường là chuyện hiếm hoi.


Các công trình của KTS Nguyễn Hòa Hiệp đều hướng đến sự tối giản, thân thiện với thiên nhiên. Chính vì vậy các công trình do anh và các cộng sự thực hiện đều để lại những dấu ấn như Trung tâm hội nghị GEM, cafe Salvagel Ring, The Nest, The Chapel, I resort, Lam cafe, 9 spa...


Nguyễn Hòa Hiệp là một gương mặt đàng hoàng trong giới kiến trúc. Năm 2014, công trình The Chapel (Nhà nguyện) của anh nhận giải Công trình của năm tại Liên hoan Kiến trúc thế giới tổ chức ở Singapore.

Nguyễn Hoà Hiệp
Nguyễn Hoà Hiệp
Nguyễn Hoà Hiệp
Nguyễn Hoà Hiệp

Võ Trọng Nghĩa

Võ Trọng Nghĩa là một kiến trúc sư người Việt Nam. Võ Trọng Nghĩa sinh năm 1976 tại xã Phú Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, là con út trong một gia đình thuần nông có 7 anh chị em. Gia đình Nghĩa tuy nghèo, cha về hưu sớm, nhưng 7 anh em đều được học hành tử tế. Thuở nhỏ, Võ Trọng Nghĩa theo học ở trường cấp 1 Phú Thủy. Ngôi trường này làm bằng nhà tranh vách đất nên thường hay bị sập khi có bão. Chính vì thế nên Võ Trọng Nghĩa có quyết tâm xây trường tốt hơn để không bị sập nữa. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, Võ Trọng Nghĩa thi đậu ba trường đại học là Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Xây dựng, và Đại học Kiến trúc Hà Nội, nhưng anh đã chọn Đại học Kiến trúc Hà Nội để theo học vì mong muốn thực hiện được ước mơ lúc nhỏ là thiết kế các ngôi trường thật chắc chắn để không bị sập như trường cũ của mình.


Năm 1996, anh nhận được học bổng Chính phủ Nhật để theo học tại khoa Kiến trúc Học viện Kỹ thuật Nagoya (Nagoya Institute of Technology). Năm 2002 Võ Trọng Nghĩa tốt nghiệp thủ khoa trường này, sau đó anh học tiếp và tốt nghiệp thạc sĩ hạng ưu của Đại học Tokyovào năm 2004 với đề tài nghiên cứu về khí động học, gió và nước. Anh học tiếp tiến sĩ, nhưng sau đó theo lời khuyên của giáo sư hướng dẫn, anh đã quay về Việt Nam, bỏ dở chương trình tiến sĩ. Trở về Việt Nam, anh sáng lập công ty Vo Trong Nghia Architects vào năm 2006. Anh đã phát triển thiết kế kiến trúc bền vững bằng cách tích hợp các vật liệu rẻ tiền ở địa phương và những kĩ năng truyền thống với mĩ học đương đại và các phương pháp hiện đại.

Đầu năm 2015, Võ Trọng Nghĩa nhận lời làm Giáo sư giảng dạy thiết kế kiến trúc tại Singapore University of Technology and Design (SUTD).


Các công trình tiêu biểu:

  • Quán cà phê Gió và Nước được hoàn thành vào tháng 1/2008 tại Bình Dương với diện tích khoảng 270m2. Thiết kế này được hoàn thiện trong 3 tháng, và đã đoạt huy chương vàng giải thưởng ARCASIA năm 2011, giải nhất Kiến trúc xanh tương lai 2011 và giải thưởng kiến trúc quốc tế (International Architecture Awards - IAA) của Mỹ năm 2009.
  • Công trình Stacking Green (Nhà vườn xếp) tại Thành phố Hồ Chí Minh, hoàn thành 2011 đạt giải thưởng Kiến trúc Quốc tế của Mỹ (International Architecture Award), giải thưởng Kiến trúc xanh dành cho những thiết kế thân thiện với môi trường, giành huy chương vàng tại Festival Kiến trúc Thế giới và đoạt giải “Công trình của năm” ở hạng mục nhà ở, do tạp chí ArchDaily bình chọn.
  • Triển lãm Việt Nam tại Milan Expo 2015,
  • Nhà trẻ Farming Kindergarten, ở Đồng Nai, Việt Nam
  • Nhà cho cây (House for trees) ở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Võ Trọng Nghĩa
Võ Trọng Nghĩa
Võ Trọng Nghĩa
Võ Trọng Nghĩa

Nguyễn Trường Lưu

Kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu sinh năm 1955, là con trai của nhà thơ Bảo Định Giang (1919-2005). Kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu tốt nghiệp Trường Đại học Kiến trúc TP.HCM năm 1980. Một số công trình tiêu biểu của kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu có thể kể đến Kho bạc Nhà nước, Đài truyền hình TP.HCM, Nhà thiếu nhi Quận 2, Hoàng Ngọc Resort...


Kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu đảm nhận cương vị Chủ tịch Hội Kiến trúc TP.HCM hai khóa liên tục gần đây, nhiệm kỳ 2015-2020 và nhiệm kỳ 2020-2025.


Tại Đại hội Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật TPHCM nhiệm kỳ 2020-2025 diễn ra ngày 18/12 tại Hội trường Thành ủy TP.HCM, kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu được bầu làm Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật TPHCM, thay cho nhạc sĩ Trần Long Ẩn.


Kiến trúc cũng được mặc định là một ngành nghệ thuật. Thế nhưng, tại Việt Nam, kiến trúc sư vẫn hoạt động mang tính khoa học xây dựng nhiều hơn tính sáng tạo nghệ thuật. Một kiến trúc sư làm lãnh đạo văn nghệ thì cũng là điều bất ngờ thú vị.


Các công trình tiêu biểu của Kiến Trúc sư Nguyễn Trường Lưu có thể kể đến kho bạc nhà nước, đài truyền hình TPHCM, Nhà thiếu nhi Quận 2. Và mới đây nhất là Hoàng Ngọc Resort vô cùng sang trọng.

Nguyễn Trường Lưu
Nguyễn Trường Lưu
Nguyễn Trường Lưu
Nguyễn Trường Lưu

Lê Hiệp

Trong làng Kiến trúc Việt Nam, KTS Lê Hiệp được mệnh danh là Vua tượng đài, là cây đại thụ với bộ sưu tập các giải thưởng kiến trúc danh giá mà phần lớn là các công trình kiến trúc Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ: Đài Tưởng niệm Bắc Sơn, trên Quảng trường Ba Đình, Hà Nội giải Nhì cuộc thi thiết kế năm 1992; Đài Tưởng niệm liệt sĩ tỉnh Tuyên Quang giải Nhất - Giải thưởng Quốc gia về Kiến trúc năm 1996; Đài Tưởng niệm liệt sĩ thị xã Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đoạt giải Khuyến khích - Giải thưởng Quốc gia về Kiến trúc năm 1998; Đài Tưởng niệm các liệt sĩ ở tỉnh Phú Yên (đài Tưởng niệm trên Núi Nhạn) đoạt giải Ba - Giải thưởng Quốc gia về Kiến trúc năm 2008...


Lê Hiệp sinh năm 1942 tại Thanh Hóa, tốt nghiệp Trường đại học Kiến trúc Hà Nội (1966); nhiều năm ông công tác tại Trường đại học Kiến trúc Hà Nội và nay đã về hưu. Lê Hiệp vinh dự được nhận Giải thưởng Kiến trúc quốc gia (1996, 1998), Giải thưởng Nhà nước về văn học - nghệ thuật (2001)...

Ngày 27-7 năm nay thật sự là ngày hội để dân tộc Việt Nam tôn vinh những người có công với Tổ quốc. Trên mọi miền đất nước có rất nhiều công trình, biểu tượng ghi tạc công đức của anh hùng liệt sĩ, trong đó có Ðài tưởng niệm Tuyên Quang của KTS Lê Hiệp.

Công trình này đã vượt ra khỏi hình dáng thường gặp của thể loại đài tưởng niệm, tìm đến sự khái quát có tính tư tưởng nghệ thuật, vừa hoành tráng vừa giàu chất thơ. Hình ảnh cách điệu của cây đa Tân Trào - đặc trưng cho vùng căn cứ cách mạng, gần gũi với tâm tưởng con người đã tạo được cảm giác về sự rộng lớn, uy nghi.

Vị thế của Ðài tưởng niệm đã được lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang và tác giả lựa chọn hết sức cẩn trọng, nên đã tạo được cảnh quan rất ngoạn mục. Ngay từ sân trước Ðài tưởng niệm, ai đến nơi này đều phải tự dừng lại chiêm ngưỡng toàn cảnh.

Ðài tưởng niệm đặt ở đỉnh đồi, ven đồi là vùng đất rộng với cây xanh hoa trái trải dài tới tận bờ sông, bên kia dòng sông là đồng ruộng, xóm làng trù phú, xa xa là dãy núi miền trung du tạo nên một nền xanh bao la như ôm lấy khu vực có Ðài tưởng niệm. Vẻ đẹp thiên tạo được giữ nguyên đã làm nền cho công trình, kiến trúc mới điểm tô cho vẻ đẹp của tạo hóa. Sự kết hợp đó tạo nên một không gian nên thơ và hoành tráng. Sơn thủy xanh tươi và trong sáng dường như đã minh định "kiến thức phong thủy" trong quá trình lựa chọn vị trí và hình dáng của công trình, và như thế khiến tâm hồn ta rộng mở cùng với cây đa Tân Trào, gợi lên hình ảnh Bác Hồ với lán Nà Lừa, Ðại tướng Võ Nguyên Giáp với đội quân vệ quốc dưới bóng đa Tân Trào...

Khác với tượng đài ở Tuyên Quang; Ðài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ (Ba Ðình, Hà Nội) được đặt trên trục đường Bắc Sơn vuông góc với đường Hoàng Diệu. Kiến trúc sư Lê Hiệp đã lựa chọn giải pháp tối ưu cho độ cao và quy mô của công trình để phù hợp cảnh quan khu vực...

Kiến trúc Ðài tưởng niệm Ba Ðình có nhiều sáng tạo và độc đáo tựa như một "khối đá lớn" được "điêu khắc" hóa theo ý tưởng tác giả. Hình ảnh kiến trúc truyền thống được cách điệu và "khẩn lõm" vào bốn mặt của khối đá lập phương. Khối đá trên mặt đất được xem là dương (nổi), hình ảnh được "khẩn" vào xem là âm (chìm). Âm dương có ý nghĩa sâu xa cả về khoa học biện chứng và về tâm linh.

Lê Hiệp
Lê Hiệp
Lê Hiệp
Lê Hiệp

Hoàng Thúc Hào

Hoàng Thúc Hào (sinh năm 1971) là Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Ông tốt nghiệp Khoa Kiến trúc - Quy hoạch, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội năm 1992, tốt nghiệp cao học Đại học Bách khoa Turin năm 2002. Ông cũng là thành viên Hội đồng Kiến trúc Xanh Việt Nam. Năm 2003, ông Hào thành lập "1+1> 2", một văn phòng kiến trúc tập trung hỗ trợ các cộng đồng thiểu số, yếu thế, bảo vệ và thúc đẩy sự đa dạng văn hóa kiến trúc- đô thị trong bối cảnh toàn cầu hóa.


Hoàng Thúc Hào là kiến trúc sư Việt Nam đầu tiên thắng Giải SIA-GETZ 2016 cho kiến trúc sư nổi bật Châu Á, đồng thời là người Việt Nam đầu tiên được trao giải thưởng lớn VASSILIS SGOUTAS PRIZE 2017 của Hội Kiến trúc sư Quốc tế (UIA): "... Hoàng Thúc Hào đặc biệt chú trọng các khu vực nông thôn, những cộng đồng nghèo, nêu bật vai trò của kiến trúc sư trong quá trình kiến thiết, đổi mới xã hội.Hiểu sâu sắc và thích ứng điều kiện địa phương, ông đã có những sáng tạo tiên phong. Người dân tham gia và là phần không thể thiếu của quá trình xây dựng, được trao quyền trong việc cải thiện chính môi trường sống của họ. Ông không chỉ hướng đến tính bền vững trong xây dựng, quan trọng hơn, ông tôn trọng và phát triển giá trị văn hóa trong các tác phẩm của mình - một khía cạnh thường bị bỏ quên ở các nền kinh tế đang phát triển."


Kiến trúc của ông tập trung vào hỗ trợ thiết thực các cộng đồng yếm thế qua những dự án đa dạng như nhà cộng đồng, nhà công nhân, trường học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, làng nông thôn mới, v.v.. Với cách tiếp cận hiệu quả, kết hợp tri thức hàn lâm và kinh nghiệm dân gian, yếu tố tự nhiên và văn hóa bản địa cốt lõi, tác phẩm của ông là minh chứng hiệu quả cho việc bảo tồn và phát huy bản sắc địa phương trong bối cảnh đương đại.


Ông đề xuất triết lý 'kiến trúc hạnh phúc' - kiến trúc không đơn thuần chỉ là thiết kế, kiến tạo không gian, mà có khả năng mang đến công bằng và hạnh phúc.


Các công trình tiêu biểu:

  • Nhà cộng đồng Suối Rè, Hòa Bình
  • Nhà cộng đồng Tả Phìn, Sa Pa, Lào Cai
  • Nhà cộng đồng Chiềng Yên, Sơn La
  • Làng Đất Nậm Đăm, Hà Giang
  • Nhà cộng đồng Cẩm Thanh, Hội An
  • Trường Tiểu học Lũng Luông,Thái Nguyên
  • Trung tâm Hạnh phúc Bhutan
  • Hệ thống sân chơi cho trẻ em
  • Chương trình Nhà ở cho Vùng ngập lụt
  • Hệ thống vườn ươm rau làm bằng vật liệu tái chế - Nhà vỏ chai
  • Nhà ở công nhân Lào Cai
  • Nhà quê ra phố, Đồng Nai
  • Làng thiền An Bình, Yên Bái.
  • Làng Sồi, Myanmar
  • Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc.
  • ....
Hoàng Thúc Hào
Hoàng Thúc Hào
Hoàng Thúc Hào
Hoàng Thúc Hào

Khương Văn Mười

Là 1 trong 10 gương mặt kiến trúc sư tiêu biểu nhiệm kỳ VIII (2010-2015), Kiến trúc sư Khương Văn Mười đã có nhiều đóng góp tích cực trên mọi phương diện, trở thành điểm sáng đáng tự hào, góp phần tạo dựng xu hướng kiến trúc mới – hiện đại, phát triển bền vững cho nhiều thế hệ kiến trúc sư trẻ trong tương lai.


Lĩnh vực chuyên môn:

  • Thiết kế kiến trúc công trình
  • Thiết kế nội ngoại thất công trình
  • Thiết kế Quy hoạch xây dựng.

Các giải thưởng đã đạt được:

  • Giải Nhì Giải thưởng kiến trúc Quốc gia năm 2002
  • Giải Nhì Giải thưởng Văn học Nghệ thuật TP. HCM năm 2012 (5 năm 1 lần)
  • Giải nhì KTQG năm 1996
  • Giải Nhì Giải thưởng Văn học Nghệ thuật TP. HCM năm 2012 (5 năm 1 lần)

Các công trình tiêu biểu:

  • Chung cư Cao cấp Daewon (Cantavil), An Phú, Q.2, TP. Hồ Chí Minh
  • Cao ốc Thương mại và Căn hộ Cao ốc Thuận Việt, Q.11, TP. Hồ Chí Minh
  • Trung tâm thương mại Dịch Vụ Cần Thơ
  • Dừng Đỗ Xe Huyện Tân Phú
  • Đền Tưởng niệm Bến Dược – Củ Chi – TP. Hồ Chí Minh
  • Khách sạn DIC STAR – Vũng Tàu
Khương Văn Mười
Khương Văn Mười
Khương Văn Mười
Khương Văn Mười

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?