Họ đều là những kỳ tài trong làng cờ vua thế giới. Có những người đã đạt đến đỉnh cao vinh quang khi còn rất trẻ. Không ít trong số đó giữ được vị trí danh giá nhiều năm, nhưng cũng có những người bị sa sút chỉ sau một trận thua trước đối thủ.
Wilhelm Steinitz - kỳ thủ người Áo, sinh năm 1836, mất năm 1900. Ông giữ vị trí vô địch cờ vua thế giới từ năm 1886 khi ở tuổi 50 và kéo dài cho đến năm 1894 sau khi thua Emanuel Lasker. Năm 1896-1897, ông tiếp tục thua Emanuel Lasker trong các trận phục thù. Với 8 năm giữ vị trí vô địch, ông đã để lại nhiều dấu ấn, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của cờ vua thế giới, đặc biệt là phong cách chơi hiện đại mà cho đến nay vẫn được nhiều kỳ thủ vận dụng trong các trận đấu. 3 năm sau trận thua Lasker năm 1897, ông đã qua đời. Vinh quang nhiều năm là vậy nhưng khi mất, ông chỉ có 2 bàn tay trắng, ra đi trong cảnh nghèo đói.
Sinh năm 1892, mất năm 1946. Là một kỳ thủ người Nga. Khi mới 22 tuổi, ông đã được làng cờ vua thế giới ghi nhận và đánh giá là một trong những kỳ thủ mạnh nhất thế giới. Ông là một người trầm mặc. Tính cách này dường như trái ngược với lối đánh tấn công sắc sảo, linh hoạt, gây áp đảo đối phương của ông. Trong cuộc đời của mình, ông viết khoảng hơn 20 cuốn sách về cách triển khai các thế trận cờ vua. Đây đều là những kinh nghiệm quý báu cho nhiều thế hệ sau này.
Là kỳ thủ người Nga, sinh năm 1963, vô địch thế giới môn cờ vua khi mới 22 tuổi. Hiếm có kỳ thủ nào duy trì vị trí vô địch thế giới như Garry Kasparov. Ông giữ danh hiệu này trong suốt 8 năm từ 1985 đến 1993. Tuy nhiên, không hẳn ông mất danh hiệu vô địch thế giới vào năm 1993. Làng cờ thế giới vẫn xem ông là nhà vô địch cho đến năm 2000 khi ông thua đại kiện tướng người Nga Kramnik.
Kasparov từng rất nổi tiếng với những cuộc tranh tài với máy tính được lập trình bởi hàng trăm chuyên gia máy tính và nhiều cựu vô địch cờ vua thế giới, trong đó có cuộc đấu lịch sử với Deep Blue năm 1989 (ông thắng 2-1) và 1990 (thua), cuộc đối đầu với Deep Junior năm 2003 (hòa). Đây đều là những siêu máy tính có cơ sở dữ liệu khổng lồ về tất cả những gì liên quan đến cờ vua.
Người thứ tám trong danh sách kỳ thủ nổi tiếng nhất thế giới là Bobby Fischer. Ông là một người Mỹ, sinh năm 1943. Nhiều người coi ông là 1 thiên tài thật sự. Khi mới 15 tuổi, ông đã là đại kiện tướng trẻ nhất trong các kỳ thủ thời điểm đó. Đầu những năm 1970, khi Bobby Fischer mới hơn 20 tuổi, ông đã làm thế giới ngưỡng mộ khi vượt qua nhiều địch thủ đương thời một cách kinh ngạc. Năm 1971, ông trở thành kỳ thủ số một chính thức đầu tiên trong danh sách của Liên đoàn Cờ vua thế giới (FIDE). Năm 1972, ông thắng Boris Spassky và giành chức vô địch thế giới từ kỳ thủ người Liên Xô này.
Không nhắc đến đại kiện tướng quốc tế cờ vua người Nga này là một thiếu sót lớn. Emanuel Lasker có thể có số năm thống trị cờ vua lâu nhưng ngày nay khi nhắc đến các kỳ thủ vĩ đại thì người ta phải nhắc đến Alekhine và Botvinnik trước bởi những cống hiến to lớn. Trái ngược với Alekhine trầm mặc, Botvinnik là người có tính cách hào sảng. Ông nổi tiếng với lối chơi cờ vị trí, am hiểu thế trận sâu sắc - điều này rất đặc biệt vì thời ông phần lớn các kỳ thủ đều có lối đánh nặng tính chiến thuật hơn.
Emanuel Lasker là một người Đức. Ông sinh năm 1868, mất năm 1941. Ông giành chức vô địch thế giới năm 1894 khi giành chiến thắng trước Steinitz sau 19 ván đấu. Từ đây, ông liên tục giữ vị trí số 1 trong làng cờ vua. Ngoài cờ vua, ông còn được biết đến như một nhà toán học, triết học. Nhiều người cho rằng, có lẽ vì giỏi ở cả những lĩnh vực kia nên trong các trận đấu, ông đã có lợi thế và làm rối trí đối thủ. Tuy nhiên, đó là câu chuyện vui, thực lực mới là quan trọng. Trong thời kì đỉnh cao của mình, Emanuel Lasker là một trong những nhà vô địch cờ vua nổi trội nhất. Ông được xếp vào danh sách những kỳ thủ mạnh nhất trong lịch sử cờ vua thế giới.
Kỳ thủ người Cuba này sinh năm 1888, biết chơi cờ từ năm 4 tuổi và gây ấn tượng đầu tiên khi suýt giành chiến thắng trong cuộc đối đầu với nhà vô địch cờ vua nước Cuba năm 13 tuổi. Ông giữ danh hiệu thế giới trong 7 năm từ 1921 đến 1927, được xếp vào danh sách những kỳ thủ cờ vua vĩ đại nhất thế giới. Tuy nhiên, sau khi thua kỳ thủ người Nga Alexander Alekhine năm 1927, ông đã để mất vị trí số một thế giới và ngày càng thi đấu sa sút. Từ đó cho đến cuối đời, ông có thi đấu nhiều trận nhưng không còn cơ hội vươn tới đỉnh cao vinh quang nữa. Ông qua đời năm 1942.
Tiếp tục là một kỳ thủ cờ vua người Nga, Anatoly Karpov, sinh năm 1951. Trở thành một đại kiện tướng cờ vua của Nga năm 15 tuổi và vô địch thế giới khi 24 tuổi. Ông từng đối đấu nhiều trận với Kasparov. Trận đấu năm 1984 diễn ra bất phân thắng bại vì theo thể lệ lúc đó, đấu không giới hạn số ván đấu, ai thắng 6 ván trước là thắng toàn trận. Karpov đã thắng 5 ván, nhưng sau đó Kasparov thắng 3 ván. Lấy lý do trận đấu kéo dài quá (sang năm 1985), FIDE dừng trận đấu. Sau đó hai kỳ thủ đánh lại từ đầu theo thể lệ mới, trận đấu gồm 24 ván. Cuộc so tài đình đám này đã khiến cả hai đấu thủ kiệt sức và trở thành cuộc đấu nổi tiếng trong lịch sử cờ vua thế giới.