Top 6 Lễ hội nổi tiếng nhất tại Bình Định

Bình Định là nơi có phong cảnh thiên nhiên cùng hệ sinh thái biển đảo hùng vĩ. Ngoài ra, nền văn hóa lịch sử cũng vô cùng đa dạng đặc biệt là các lễ hội dân gian và nghệ thuật truyền thống của người Bình Định. Bài viết này Toplist sẽ giúp bạn tổng hợp các lễ hội dân gian đặc sắc tại Bình Định nhé.

Lễ hội Chợ Gò

Vào đúng ngày mùng 1 tết âm lịch hằng năm, tại Tuy Phước, tỉnh Bình Định sẽ diễn ra lễ hội Chợ Gò - một trong những lễ hội Bình Định nổi tiếng. Đây là một phiên chợ mang đậm nét văn hóa của người dân miền đất võ Bình Định. Lễ hội Chợ Gò từ lâu đã trở thành một Lễ hội truyền thống - một di sản văn hóa tinh thần vô cùng quý báu của huyện Tuy Phước, Bình Định mà tự bao đời nay người dân địa phương luôn gìn giữ, kế thừa và phát huy các giá trị độc đáo của lễ hội này. Lễ hội đã đem đến nhiều niềm vui, xóa đi mọi nhọc nhằn vất vả của một năm lao động và sản xuất. Đồng thời, tạo hứng khởi mới, động lực mới, tinh thần mới cho mọi người trước thềm một năm mới đến.


Lễ hội chợ Gò có cách nay đã trên dưới 300 năm. Tương truyền rằng hai vị tướng Tây Sơn là Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng chỉ huy quân đóng tại khu vực này, đã cho mở hội chợ Gò để quân sĩ và nhân dân vui chơi cho vơi đi nỗi nhớ gia đình trong những dịp tết. Lễ hội chợ Gò có cả phần lễ trang trọng và phần hội vui tươi, đặc sắc. Các trò chơi dân gian thường được tổ chức như: kéo co, múa lân, chọi gà, đá cầu, đập niêu,…

Lễ hội chợ Gò
Lễ hội chợ Gò
Lễ hội chợ Gò
Lễ hội chợ Gò

Lễ hội Đèo Nhông

Lễ Hội Đèo Nhông là một trong những lễ hội Quy Nhơn, Bình Định nổi tiếng, mang tính tính chất lịch sử hiếm hoi tại thành phố Bình Định. Đã trãi qua bao nhiêu năm tháng, chiến thắng trận Đèo Nhông – Dương Liễu vào năm 1965 cửa lực lượng chủ lực lượng quân khu V, cùng các bà con, dân quân địa phương vẫn còn in đậm dấu trong lòng của người dân Bình Định.


Đèo Nhông là địa danh nổi tiếng ở Bình Định, gắn liền với những chiến công lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, trong đó nổi bật nhất là trận địa phục kích của lực lượng vũ trang Quân khu V và bộ đội địa phương Bình Định. Chính vì vậy tại Đèo Nhông, Đảng bộ đã xây dựng tượng đài, công trình di tích lịch sử có tên Chiến thắng Đèo Nhông - Dương Liễu. Lễ hội Đèo Nhông được tổ chức vào mùng 5 tháng Giêng âm lịch hàng năm, nhằm để người dân có thể tưởng nhớ công lao của những vị anh hùng đã hy sinh trong trận chiến để bảo vệ đất nước.

Lễ Hội Đèo Nhông này gồm 2 phần là phần lễ và phần hội. Sau phần lễ để ôn lại truyền thống, tại khu vực Đài chiến thắng Đèo Nhông – Dương liễu sẽ là phần hội vô cùng sôi động, vui tươi với các chương trình nghệ thuật đặc sắc như: múa lân, ca hát....

Lễ Hội Đèo Nhông
Lễ Hội Đèo Nhông
Lễ Hội Đèo Nhông
Lễ Hội Đèo Nhông

Lễ hội Đống Đa – Tây Sơn

Lễ hội Đống Đa – Tây Sơn là lễ hội lớn để tưởng nhớ các thủ lĩnh của phong trào Tây Sơn, đặc biệt là người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ và kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa năm 1789. Lễ hội được tổ chức rất trọng thể, hoành tráng vào ngày mùng 4 và mùng 5 tháng Giêng Âm Lịch hàng năm tại thị trấn Phú Phong - huyện Tây Sơn - tỉnh Bình Định. Lễ hội có ý nghĩa gìn giữ nét đẹp truyền thống cho thế hệ nay và mai sau để thêm yêu quý và tự hào về chính quê hương, đất nước của mình.


Lễ hội Đống Đa – Tây Sơn thu hút đông đảo người dân trong cả nước tham gia, còn hấp dẫn cả rất nhiều du khách nước ngoài du lịch ở Quy Nhơn dịp này. Lễ hội được diễn ra với nhiều nghi thức truyền thống và các trò chơi dân gian rất hấp dẫn. Phần lễ tế chính được tổ chức trang trọng ở chính điện Tây Sơn với nghi thức đọc sớ tế, dâng hương hoa cùng dàn kèn trống âm vang, hào hùng, tạo nên một không khí lễ hội rất sôi động. Sau phần lễ tế là phần hội, mọi người sẽ không khỏi trầm trồ khi chứng kiến những màn múa nhạc võ Tây Sơn hoành tráng, những tiết mục võ thuật vô cùng đặc sắc được biểu diễn bởi các võ sư, võ sĩ, nghệ nhân có tên tuổi hàng đầu của đất võ Bình Định. Và Bảo tàng Quang Trung sẽ là một trong những điểm du lịch đáng để đến ở Quy Nhơn mà bạn không nên bỏ qua đặc biệt khi đi du lịch vào dịp lễ hội này.

Lễ hội Đống Đa – Tây Sơn
Lễ hội Đống Đa – Tây Sơn
Lễ hội Đống Đa – Tây Sơn
Lễ hội Đống Đa – Tây Sơn

Lễ hội Cầu Ngư

Hằng năm từ ngày 11-15 tháng 2 âm lịch hàng năm, tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn, Bình Định sẽ diễn ra lễ hội Cầu Ngư. Cầu ngư là một lễ hội dân gian truyền thống, gắn liền với đời sống ngư dân của vùng biển. Lễ hội này có ý nghĩa rất lớn, tỏ lòng biết ơn đối với vị thần Nam Hải hay còn gọi là cá Ông (cá Voi) và cầu cho mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng, được mùa tôm cá.


Theo thông lệ, lễ hội Cầu Ngư diễn ra trong thời gian 03 ngày đêm. Cũng có 2 phần nghi thức chính là phần lễ và phần hội. Phần lễ sẽ diễn ra với các nghi thức trang trọng: Nghinh thần Nam Hải (Cung nghinh thủy lục rước cá Ông) nhập điện, lễ tế thần Nam Hải (có múa gươm hầu thần), lễ tế cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa; lễ ra quân đánh bắt hải sản. Còn phần hội được tổ chức với các hoạt động vô cùng sôi động cũng các trò chơi dân gian như: Kéo co, lắc thúng, ngoáy thúng... Và các chương trình múa hát tuồng tại Lăng Ông Nam Hải để phục vụ nhân dân địa phương và khách du lịch.

Lễ hội Cầu Ngư
Lễ hội Cầu Ngư
Lễ hội Cầu Ngư
Lễ hội Cầu Ngư

Lễ hội đua thuyền

Xong lễ hội Chợ Gò, ngay ngày hôm sau Mồng 2 tết du khách có thể đến với hội đua thuyền ở Gò Bồi, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, đây chính là quê ngoại của nhà thơ Xuân Diệu. Lễ hội đua thuyền này được tổ chức nhằm thể hiện sức mạnh của những ngư dân ở vùng sông nước, đem lại nhiều niềm vui, xóa đi bao nỗi nhọc nhằn của một năm lao động vất vả. Đồng thời, đây cũng là lễ hội để cầu ước một năm mưa thuận gió hòa, con người bình an, thịnh vượng cuộc sống ấm no.


Lễ hội đua thuyền diễn ra với một khung cảnh rất sôi động, hai bên đường cột cổng chào được trang trí lộng lẫy với đủ màu sắc cùng hàng cờ phướn tung bay. Còn dưới dòng sông xanh, những chiếc sõng câu, thuyền lớn những vật dụng dùng để mưu sinh hàng ngày của bà con ngư dân nay đã được trang trí sặc sỡ với nhiều hình tượng như: thần tài, thổ địa và rồng... làm rực rỡ cả một khúc sông. Ngoài ra, trước thời gian diễn ra đua thuyền, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện còn tổ chức biểu diễn văn nghệ trên thuyền càng điều đó càng làm cho lễ hội thêm sôi động và hấp dẫn.

Lễ hội đua thuyền
Lễ hội đua thuyền
Lễ hội đua thuyền
Lễ hội đua thuyền

Lễ hội Chùa Ông Núi

Lễ hội Chùa Ông Núi là lễ hội được tổ chức hàng năm vào ngày 24 - 25 tháng giêng, tại chùa Ông Núi, thuộc xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, Bình Định. Hàng ngàn người dân và du khách du lịch lại chen chúc nhau đi lễ chùa Ông Núi, còn gọi là Linh Phong Thiền Tự để cầu lộc tài, bình an cho gia đình và cùng nhau trẩy hội. Ngôi chùa này là một trong những ngôi chùa cổ đẹp và nổi tiếng ở Bình Định, tọa lạc ngay lưng chừng đỉnh Chóp Vung - đỉnh cao nhất của dãy núi Bà.


Lễ hội Chùa Ông Núi cũng chính là ngày giỗ của hòa thượng Thích Trừng Tịnh, người đã có nhiều công lao đóng góp cho sự phát triển của ngôi chùa này. Du khách đến với Lễ hội Chùa Ông Núi sẽ có cơ hội tham quan, làm lễ tại chùa, đặc biệt nhất là được tận mắt chiêm ngưỡng bức tượng Phật cao 69m - một trong những tượng Phật lớn nhất Đông Nam Á. Những năm trở lại đây, số lượng người đến dự lễ chùa Ông Núi đông hơn mọi năm. Nếu có cơ hội bạn hãy đến đây để tham gia và chiêm ngưỡng nhé.

Lễ hội Chùa Ông Núi
Lễ hội Chùa Ông Núi
Lễ hội Chùa Ông Núi
Lễ hội Chùa Ông Núi

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?