Top 10 Lưu ý quan trọng nhất về sức khỏe răng miệng cho trẻ em

Răng miệng là một bộ phận rất quan trọng, nơi tiếp nhận thức ăn, lại còn dễ bị tổn thương bởi ngoại cảnh nếu như không được chăm sóc kĩ càng. Ngoài ra, hàm răng còn ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ, đặc biệt khi lớn lên, có một hàm răng đẹp và một nụ cười tự tin, tỏa sáng sẽ tốt hơn một người tự ti không dám mở miệng cười đúng không nào? Trẻ nên đánh răng từ bao giờ, làm sao để đánh răng đúng cách, nên chọn loại bàn chải đánh răng nào cho trẻ,…? Đây có lẽ là những câu hỏi mà ba mẹ nào cũng muốn tìm hiểu cho con. Hãy cùng toplist tìm hiểu những lưu ý về sức khỏe răng miệng để con, em chúng ta luôn có nụ cười khỏe mạnh nhé.

Tập Thói Quen Cho Con Bạn Từ Bé

Điều thường xuyên gặp phải ở các bé sơ sinh đó chính là việc các bé hay mút tay, ngậm núm vú cao su. Việc này làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của hàm răng. Đến độ tuổi mọc răng, do thói quen xấu này từ nhỏ sẽ làm cho răng bé mọc lộn xộn, có thể dẫn đến tình trạng bé bị hô, vẩu, móm,…


Vào thời điểm bé được 6-7 tháng tuổi, khi bé bắt đầu mọc răng sữa các mẹ hãy cho bé bắt đầu tập dần với việc đánh răng. Hầu hết các bé sẽ không thích điều này. Tuy nhiên hãy tập cho trẻ thật đúng cách và có bài bản nhé. Cho bé đánh răng từ nhỏ, thói quen này sẽ theo bé từ nhỏ đến lớn. Một ngày đánh răng 2 lần, mỗi lần đánh răng hơn 2 phút sẽ giúp hàm răng của con bạn chắc, khỏe và trắng sáng.

Bạn cũng đừng quên dành tặng cho trẻ những lời khen sau khi đánh răng xong nhé. Bé sẽ phấn khích và yêu thích việc đánh răng trong những lần sau hơn đấy.

Bạn cũng đừng quên dành tặng cho trẻ những lời khen sau khi đánh răng xong nhé.
Bạn cũng đừng quên dành tặng cho trẻ những lời khen sau khi đánh răng xong nhé.

Nhắc bé uống nước nhiều để duy trì việc tiết nước bọt

Tập thể dục rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, sau khi tập thể dục hay vận động quá sức, cơ thể của trẻ dễ bị mất nước chưa kể đa số các bé đều rất hiếu động. Điều này khiến lượng nước bọt tiết ra bị giảm đi và khả năng xảy ra các vấn đề về răng miệng cũng vì thế mà tăng lên. Nước bọt vốn là một chất xúc tác thần kỳ giúp giảm việc vi khuẩn tích tụ trong vòm miệng do đó lượng nước bọt được tiết ra cần đều đặn và đủ nhiều. Nếu bạn cho bé vận động nhiều, hãy nhắc bé uống nước nhiều và đủ lượng để duy trì các hoạt động của cơ thể cũng như việc tiết nước bọt.


Thêm vào đó, trẻ con thường thích đồ ngọt, nhưng bạn nên hạn chế cho trẻ uống nước ngọt vì trong đó có chứa nhiều đường làm hỏng men răng non nớt của bé.

Nhắc bé uống nước nhiều để duy trì việc tiết nước bọt
Nhắc bé uống nước nhiều để duy trì việc tiết nước bọt

Cách Chọn Kem Đánh Răng Và Bàn Chải Cho Bé

Bàn chải cho bé phải là bàn chải lông mềm, uy tín, đầu chải nhỏ phù hợp với miệng bé. Một điểm quan trọng nữa là bàn chải phải thật dễ thương tùy vào sở thích của bé để gây hứng thú và khiến bé yêu thích việc đánh răng mỗi ngày. Thay bàn chải đánh răng ít nhất 3 tháng 1 lần cho trẻ.


Giai đoạn khi bé nhỏ hơn 1 tuổi, các mẹ có thể sử dụng gạc kết hợp với nước muối sinh lý (dễ dàng tìm mua ở các hiệu thuốc) để vệ sinh khoang miệng và lưỡi cho bé. Trên 1 tuổi, các mẹ đã có thể cho bé dùng bài chải đánh răng. Tuy nhiên, chỉ nên cho con của bạn đánh răng bằng nước, tốt nhất là nước ấm. Lên 3 tuổi mới cho trẻ bắt đầu sử dụng kem đánh răng. Các mẹ nên chọn những loại kem đánh răng chuyên dùng cho trẻ nhỏ.


Nhiều gia đình thường cho trẻ sử dụng kem đánh răng cùng với của người lớn, điều này là không nên. Kem đánh răng chứa nhiều canxi, có hương thơm ngọt nhẹ kích thích bé. Mỗi lần đánh răng, cho kem đánh răng lượng vừa đủ. Cho bé đánh răng tốt nhất là vào mỗi tối trước khi đi ngủ và sau khi ăn.


Đánh răng nhẹ nhàng cho trẻ, không nên chà mạnh, tránh gây chảy máu chân răng.

Đánh răng nhẹ nhàng cho trẻ, không nên chà mạnh, tránh gây chảy máu chân răng.
Đánh răng nhẹ nhàng cho trẻ, không nên chà mạnh, tránh gây chảy máu chân răng.

Không nên lạm dụng thuốc giảm đau để điều trị các bệnh về răng miệng ở trẻ

Aspirin và các loại thuốc giảm đau khác thường được dùng khi điều trị các bệnh về răng miệng. Nhưng với trẻ nhỏ, bạn không nên lạm dụng thuốc giảm đau hay dùng quá nhiều sẽ làm cơ thể của trẻ sinh ra các tế bào kháng thuốc, ảnh hưởng đến việc điều trị các bệnh trong tương lai bằng thuốc giảm đau.

Không nên lạm dụng thuốc giảm đau để điều trị các bệnh về răng miệng ở trẻ
Không nên lạm dụng thuốc giảm đau để điều trị các bệnh về răng miệng ở trẻ

Một Số Tình Trạng Sức Khỏe Răng Miệng Thường Gặp

Như chúng ta đã biết, sâu răng, viêm nướu hay là mòn men răng là những tình trạng mà bé hay gặp phải. Sâu răng là tình trạng do vi khuẩn xâm nhập phá hủy răng, hay gặp nhất ở trẻ em. Sâu răng thường làm cho các bé chán ăn, kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc tiếp thu chất dinh dưỡng và việc tiêu hóa của trẻ.


Tuy nhiên, sâu răng còn gây nên những hệ lụy lớn hơn trẻ khi trưởng thành mà chúng ta không thể lường trước được do sự chủ quan trong vấn đề chăm sóc răng miệng từ bé. Đặc biệt phải kể đến những bệnh như bệnh tiểu đường, bệnh về đường hô hấp, tim mạch, não bộ, viêm lợi, viêm dạ dày,…


Răng mọc xấu, mọc sai chỗ, mọc xiên,… cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc nhai thức ăn cũng như thẩm mỹ của cơ mặt gây tốn kém cho việc chỉnh hình.

Sâu răng, viêm nướu hay là mòn men răng là những tình trạng mà bé hay gặp phả
Sâu răng, viêm nướu hay là mòn men răng là những tình trạng mà bé hay gặp phả

Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Trẻ Nhỏ

Có thể nói thức ăn là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành và phát triển của bộ răng. Các bậc phụ huynh nên cung cấp dinh dưỡng cho trẻ đầy đủ, đặc biệt là cái cây cung cấp vitamin vừa có lợi cho sức khỏe vừa cho răng miệng của bé. Bổ sung những thức ăn chứa nhiều canxi, kali,…


Các mẹ nên cho bé ăn những thức ăn mềm, dễ nhai để tránh làm tổn thương răng và lợi. Kết hợp với uống nhiều nước để tuyến nước bọt hoạt động phát huy tối đa hiệu quả.


Bên cạnh đó, nên hạn chế tối đa việc cho trẻ sử dụng những thức uống có cồn, có ga, đường hóa học, thức ăn nhanh, bánh kẹo ngọt,… dễ làm cho vi khuẩn răng miệng phát triển, hỏng men răng yếu của bé gây ra nhiều bệnh cho bé.

Các mẹ nên cho bé ăn những thức ăn mềm, dễ nhai để tránh làm tổn thương răng và
Các mẹ nên cho bé ăn những thức ăn mềm, dễ nhai để tránh làm tổn thương răng và

Ngăn ngừa các thói quen xấu đến răng miệng cho bé

Trẻ nhỏ thường có nhiều thói quen xấu: đẩy lưỡi, mút tay, ngậm ti giả, cắn ngón tay hoặc chống cằm... Những thói quen này tưởng chừng như vô hại. Tuy nhiên, nếu bị kéo dài liên tục trong nhiều năm sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của răng và xương hàm, dẫn đến tình trạng hàm răng mọc lệch lạc, chìa ra phía trước quá mức... Do đó, cha mẹ nên theo dõi và giúp trẻ từ bỏ những thói quen xấu này.


Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần lưu ý không nên tập cho trẻ thói quen đi ngủ với một bình sữa, nước trái cây hay nước ngọt... điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn trong khoang miệng của trẻ phát triển và gây trẻ em bị sâu răng hàm.


Thêm nữa, tuyệt đối không nên tập cho trẻ những thói quen xấu như mút tay, ngậm ti giả, đẩy lưỡi, chống cằm, liếm môi... Nếu phát hiện con trẻ có thói quen này, cha mẹ nên giúp trẻ loại bỏ ngay, giúp phòng ngừa hiệu quả tình trạng trẻ bị móm.

Trẻ nhỏ thường có nhiều thói quen xấu: đẩy lưỡi, mút tay, ngậm ti giả, cắn ngón tay hoặc chống cằm...
Trẻ nhỏ thường có nhiều thói quen xấu: đẩy lưỡi, mút tay, ngậm ti giả, cắn ngón tay hoặc chống cằm...

Đưa bé đên gặp nha sĩ khi được 6 tháng tuổi

Để đảm bảo việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng cho bé, mẹ nên đưa trẻ đến nha sĩ khi trẻ được 6 tháng tuổi để khám sức khỏe răng miệng, kiểm tra để phát hiện các dạng sâu răng đặc biệt do cách cho trẻ ăn (hoặc do bú bình) và kịp thời có biện pháp phòng ngừa sâu răng. Mẹ không nên chờ đến khi trẻ bị sâu răng hoặc đau răng mới đưa trẻ đến gặp nha sĩ.


Các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám răng 6 tháng/lần theo sự chỉ định của bác sĩ để dễ dàng theo dõi và chăm sóc tình trạng sức khỏe của bé. Kịp thời phát hiện những bệnh mà bé gặp phải để bác sĩ đưa ra biện pháp chữa trị.

Mẹ nên đưa trẻ đến nha sĩ khi trẻ được 6 tháng tuổi để khám sức khỏe răng miệng
Mẹ nên đưa trẻ đến nha sĩ khi trẻ được 6 tháng tuổi để khám sức khỏe răng miệng

Đau răng hay viêm lợi ở trẻ có thể là biểu hiện của hệ tiêu hóa hoạt động không được tốt

Vi khuẩn gây ra các vấn đề về răng miệng cũng có thể tấn công vào hệ tim mạch của bé. Theo một nghiên cứu, các bác sĩ đã chứng minh rằng nguy cơ mắc bệnh tim mạch do các vấn đề về răng miệng ở trẻ nhỏ cao hơn gấp 4 lần ở người trưởng thành. Vấn đề ở đây chính là hệ miễn dịch còn chưa thật sự khỏe mạnh để chống lại vi khuẩn của bé.


Chính vì thế, nếu bé bị đau răng hay viêm lợi, điều đó có nghĩa là hệ tiêu hóa của bé hoạt động không được tốt. Hãy đưa bé đến các phòng khám nha khoa để có hướng điều trị đúng cách ngay từ đầu.

Đau răng hay viêm lợi ở trẻ có thể là biểu hiện của hệ tiêu hóa hoạt động không được tốt
Đau răng hay viêm lợi ở trẻ có thể là biểu hiện của hệ tiêu hóa hoạt động không được tốt

Cha mẹ là tấm gương lý tưởng nhất

Cha mẹ đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe răng miệng của con em mình. Các bậc phụ huynh cần tập cho con mình thói quen vệ sinh răng miệng như chải răng và sử dụng chỉ nha khoa. Tuy nhiên, ảnh hưởng quan trọng nhất đối với trẻ sẽ đến từ việc quan sát những thói quen tốt của chính bạn.


Hãy hướng dẫn bằng ví dụ cụ thể và chứng minh tầm quan trọng của răng đối với sức khỏe tổng thể và chất lượng cuộc sống sau này. Có hàm răng chắc khỏe sẽ giúp bé có một sức khỏe tổng thể khỏe mạnh và có ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống và tương lai của trẻ sau này.

Cha mẹ đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe răng miệng của con em mình.
Cha mẹ đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe răng miệng của con em mình.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?