Để có được những tác phẩm nghệ thuật như tượng, bát, chén, tranh, ảnh ,... chúng ta không thể không nhắc đến những người thợ đã làm ra nó. Sự kì diệu của những tuyệt tác là nhờ những đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân lành nghề. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu về một số nghệ nhân nổi tiếng của Việt Nam được vinh danh.
Nghệ nhân Tôn Nữ Thị Hà
Được sách Guinness Việt Nam công nhận là “Người làm nhiều nghề nhất”, bà Tôn Nữ Thị Hà đã làm 16 nghề khác nhau như: Nấu ăn, trồng cây kiểng, ngành y, nhiếp ảnh, vẽ chân dung, đúc chậu, dạy nghề đầu bếp, phiên dịch, pha rượu, làm bánh mứt… Thế nhưng nấu ăn vẫn là nghề được xem là thành công nhất của bà.
Bà Tôn Nữ Thị Hà sinh năm 1943, người gốc Huế. Nổi tiếng là truyền nhân duy nhất của ẩm thực cung đình Huế, chế biến nhiều món ăn đặc sắc, bà được nhiều người biết đến và ngưỡng mộ. Với sự cố gắng giữ gìn và quảng bá nền ẩm thực cố đô đến nhiều nơi trên thế giới, bà đã được vinh danh là nghệ nhân ẩm thực hàng đầu Việt Nam cùng nghệ nhân Bùi Thị Sương, Phạm Ánh Tuyết tại lễ tôn vinh các Danh hiệu Du lịch năm 2017 diễn ra trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế Hà Nội VITM.Có lẽ, niềm hạnh phúc với bà là bảo tồn, lưu giữ văn hóa ẩm thực Huế theo thời gian cũng như ẩm thực Việt Nam vang danh khắp năm châu. Như lời thực khách khi thưởng thức món ăn của bà đã từng thốt lên: “Đến khi thưởng thức những món ăn này, tôi mới hiểu rằng trước đây người Pháp đã không hiểu gì về sức mạnh Văn hóa Việt Nam”.
Nguyễn Hữu Thạo
Nghệ nhân nhân dân Trần Văn Độ
Hơn 50 năm miệt mài với nghề gốm, Nghệ nhân nhân dân Trần Văn Độ, ở xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội đã tạo dựng được kho di sản gồm hơn 70 bài men gốm, trong đó nhiều dòng gốm cổ, quý, được ông nghiên cứu và phục dựng thành công. Những sản phẩm gốm độc đáo, mang hồn cốt Việt được hình thành từ bàn tay tài hoa của ông đã vang xa trong và ngoài nước.
Dành tâm huyết cả đời cho gốm Bát Tràng, nghệ nhân Trần Văn Độ đã nhận nhiều giải thưởng như: Huy chương bàn tay vàng toàn quốc, danh hiệu Nghệ nhân nhân dân…được thành phố Hà Nội vinh danh là “Công dân ưu tú thủ đô”. Đây là những phần thưởng xứng đáng dành cho người thợ gốm đã dành nhiều tâm huyết trong việc lưu giữ vốn văn hóa quí báu của thủ đô.Nghệ nhân ẩm thực Hà thành Phạm Ánh Tuyết.
Không chỉ được tôn vinh là nghệ nhân nấu ăn hàng đầu Việt Nam, nghệ nhân ẩm thực Phạm Ánh Tuyết còn được mệnh danh là “cuốn sách sống” về nghệ thuật ẩm thực Hà Nội, là người “lưu giữ” những tinh hoa của ẩm thực Hà thành.
Ở độ tuổi gần 70 với nhiều năm đứng bếp, nghệ nhân ẩm thực Phạm Ánh Tuyết vẫn là cái tên được giới đầu bếp trong và ngoài nước nể phục khi nhắc đến. Với nghệ nhân Ánh Tuyết: “Những cái gì cha ông để lại đều có bề dày lịch sử, tôi nhận thấy đó là điều quý giá hàng trăm năm nay nên tôi sẽ luôn cố gắng giữ lấy cái hồn ẩm thực đó”.Trong lễ tôn vinh các Danh hiệu Du lịch năm 2017, nghệ nhân Ánh Tuyết đã được tôn vinh danh hiệu Nghệ nhân nấu ăn hàng đầu Việt Nam. Không chỉ vậy, nghệ nhân Ánh Tuyết cũng là người được chọn để chủ trì xây dựng thực đơn và chuẩn bị bữa tiệc đón tiếp 21 vị nguyên thủ Quốc gia trong hội nghị APEC năm 2018 tại Đà Nẵng, Việt Nam.
Với nghệ nhân Ánh Tuyết, nấu ăn là nghệ thuật, món ăn sẽ làm nên hồn đất nước, lưu lại những ký ức tốt đẹp cho những người luôn hướng về quê hương, dân tộc. Người nấu ăn cũng là người truyền tải văn hoá và lưu giữ tinh hoa ẩm thực xứ sở mình. Bà cũng luôn mong muốn truyền cho thế hệ trẻ nét văn hóa ẩm thực Hà Nội gốc bằng chính cái tâm của một người đầu bếp lão luyện.
Nguyễn Văn Trung
Hầu Thanh Tĩnh
Hầu Thanh Tĩnh là nghệ nhân phổ biến điệu múa tắc xình khi là trưởng thôn của thôn Đồng Tâm - xã Tức Tranh - huyện Phú Lương - Thái Nguyên. Thôn Đồng Tâm năm 1995 được chọn là nơi thí điểm xây dựng làng văn hóa đầu tiên của huyện Phú Lương. Để tìm ra một nét văn hóa cộng đồng trong đời sống nhân dân thì ông Tĩnh đã không ngại đi tìm hiểu. Và kết quả đạt được là ông đã tìm ra điệu múa tắc xình đơn giản. Bằng những nguyên liệu đơn giản như tre, nứa thì một sản phẩm âm nhạc ra đời hỗ trợ cho điệu múa mà ai cũng có thể tham gia. Điệu múa ấy đã được truyền dạy cho các thế hệ sau. Hơn thế nữa, sự miệt mài của người tìm ra điệu múa đó cũng được đền đáp xứng đáng. Điệu múa tắc xình được Bộ VHTT và DL công nhận là di sản văn hóa pho vật thể cấp quốc gia năm 2014.
Nghệ nhân Phạm Anh Đạo
Không thể nghe nhưng bù lại nghệ nhân khiếm thính Phạm Anh Đạo - nghệ nhân gốm vuốt tay trẻ nhất làng gốm Bát Tràng lại có “bàn tay vàng”, biến nắm đất vô tri trở thành những chiếc bình gốm, những chiếc vò nghệ thuật khiến nhiều người mê mẩn.
Nghệ nhân Phạm Anh Đạo sinh năm 1977, trong một gia đình có truyền thống làm gốm ở Bát Tràng. Khi còn nhỏ, bị đau ốm liên miên, gia đình đã phải tìm mọi cách để chữa chạy. Những liều thuốc kháng sinh liều cao đã cứu được anh, song từ đó mà đôi tai anh gần như bị điếc, khiến khả năng nói và diễn đạt của anh trở nên rất khó khăn. Lò gốm của anh mỗi mẻ chỉ làm vài chục đến vài trăm sản phẩm, không có cái nào giống nhau. Mỗi khi vuốt xong sản phẩm, anh lại ngoéo chỗ này, vặn chỗ kia một ít, làm cho cái lõm, cái lồi, nước men cũng loang lổ. Những sản phẩm gốm vuốt tay của nghệ nhân Phạm Anh Đạo đã được khách hàng - những “fan” hâm mộ của anh - mua với tất cả niềm yêu thích và đôi khi họ trả vượt qua giá niêm yết trên mỗi sản phẩm. Sự “định giá” đặc biệt này không phải người bán hàng nào cũng may mắn có được.Nguyễn Đăng Vông
Phan Thị Thuận
Phan Thị Thuận được mệnh danh là mẹ của những thợ dệt lạ kỳ. Năm nay bà 62 tuổi, quê ở xã Phùng Xá - huyện Mỹ Đức - Hà Nội. Đây là nơi nổi tiếng với nghề trồng dâu, nuôi tằm và dệt lụa. Tuy nhiên, Sự dệt lạ kì bằng những con tằm đã khiến bà trở thành người nổi tiếng. Tâm huyết và công sức bỏ ra để tìm hiểu những con tằm đan kén, kéo tơ đã cho bà những ý nghĩ sáng tạo của việc dệt lụa. Bà đã sử dụng những con tằm thay cho nhân công lao động dệt để dệt nên những tấm chăn bông tơ mà không thợ lành nghề nào có thể làm được. Sự sáng tạo của bà đã đoạt giải nhất đề tài sáng tạo của nhà nông năm 2015 vừa qua.
Nghệ nhân trà Nguyễn Cao Sơn
Nghệ nhân Nguyễn Cao Sơn sinh năm 1980. Sau khi tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, Nguyễn Cao Sơn bắt đầu việc nghiên cứu trà. Năm 2014, Nguyễn Cao Sơn được chọn làm đại diện quảng bá văn hóa Trà Việt tại ngôi nhà di sản 87 Mã Mây, Hà Nội.
Năm 2017, kết hợp với Sở Du lịch Hà Nội giới thiệu văn hóa trà của người Việt tại Ngày Hàn Quốc tại Hà Nội. Năm 2018, đại diện Việt Nam giới thiệu văn hóa trà tại Nhật Bản. Cũng năm này, giới thiệu quảng bá văn hóa trà Việt Nam tại Paris, Pháp. Cùng năm, tham dự cuộc thi trà thế giới AVPA do Bộ Nông nghiệp Pháp tổ chức. Đoạt 3 giải thưởng dành cho trà ngon. Mở văn phòng đại diện quảng bá Trà Việt tại Paris, Pháp. Năm 2019, đoạt 6 giải thưởng về trà tại AVPA.
Có trong tay 9 giải thưởng về trà do Bộ Nông nghiệp Pháp trao tặng, nghệ nhân trà Nguyễn Cao Sơn vẫn thấy mình cần làm nhiều hơn cho trà Việt, muốn trà Việt được nhiều người biết đến, và biết đến với đúng tên trà Việt.
Nghệ nhân Ý Lan
Với những bộ sưu tập tuyệt vời, nghệ nhân tranh cát Ý Lan được xem là người phụ nữ có đôi tay vàng. Trước đây, bà dạy về nấu ăn và săn sóc da. Đến năm 43 tuổi, bà tìm được niềm yêu thích đặc biệt với cát và sáng tạo những tác phẩm tuyệt vời đến nay. Để tìm được những màu cát ưng ý nhất, bà đã tự đi tìm và sưu tập các loại cát của Việt Nam và đến nay, con số ấy đã lên đến 81 màu.
Số màu cát tự nhiên mà bà tìm được nhiều đến mức từng được ghi danh vào Kỷ lục Guinness Việt Nam - Người tìm được nhiều màu cát nhất với 30 màu vào năm 2004. Đến năm 2008, bà đã phá vỡ kỷ lục của chính mình khi tìm đến 81 màu và tiếp tục ghi danh vào sách kỷ lục ASEAN. Đến nay, bà đã có riêng cho mình một bộ sưu tập tranh cát mà nhiều nghệ sĩ trên thế giới đều ao ước - trên 3000 bức về nhiều mảng đề tài như chân dung, phong cảnh, kiến trúc, thư pháp, biểu tượng...Nghệ nhân ẩm thực Bùi Thị Sương
Nghệ nhân ẩm thực Bùi Thị Sương là một trong 3 nghệ nhân ẩm thực hàng đầu Việt Nam được vinh danh trong lễ tôn vinh các Danh hiệu Du lịch năm 2017. Bà cũng là một trong những thành viên sáng lập ra Hội đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn và làm giám khảo của nhiều chương trình, cuộc thi nấu ăn toàn quốc.
Với hai công trình nghiên cứu đặt nền móng cho việc giảng dạy đại học và xếp bậc trong ngành ẩm thực là “Món ăn đặc sản ba miền” và “Tiêu chuẩn xếp bậc kỹ thuật nghề nấu ăn và làm bánh Việt Nam” cùng hơn 40 năm làm việc, giảng dạy, không ngừng tham gia vào các hoạt động quảng bá ẩm thực, nghệ nhân Bùi Thị Sương được xem như Đại sứ văn hóa ẩm thực Việt Nam.Với những cống hiến không mệt mỏi, năm 2009, bà đã được Ban chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam trao tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian cùng huy hiệu “Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian Việt Nam”.Sau nhiều năm miệt mài giảng dạy, nghiên cứu, nghệ nhân Bùi Thị Sương đã xuất bản 2 cuốn sách nổi tiếng là Phở và các món nước và cuốn Tinh hoa món cuốn Việt. Trong lễ tôn vinh các Danh hiệu Du lịch năm 2017 diễn ra tại Hội chợ Du lịch quốc tế Hà Nội VITM, bà cũng đã được tặng danh hiệu Nghệ nhân nấu ăn hàng đầu Việt Nam cùng với 2 nghệ nhânTôn Nữ Thị Hà và Phạm Ánh Tuyết. Cho đến nay, nghệ nhân Bùi Thị Sương vẫn tiếp tục hành trình trên con đường ẩm thực với nhiều hoạt động ý nghĩa để hệ thống lại kiến thức, chia sẻ với học trò, bạn bè những món ăn hay, lạ, đẹp… với mong muốn nghiên cứu và phát triển kho tàng món ăn quý giá để để lại cho đời sau.
Tô Thanh Sơn
Nguyễn Văn Thành
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Thành ở làng Phú Xuyên - Hà Nội. Ông là nghệ nhân khá trẻ tuổi (38 tuổi) được mọi người biết đến với nghề nặn tò he. Ông là nghệ nhân có tay nghề điêu luyện của làng nghề chuyên nặn những hình trân dung và hình các con vật trong 12 con giáp. Tay nghề của ông được thể hiện trước bạn bè trong và ngoài nước để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng mỗi người. Năm 2015, ông được nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú Việt Nam và là nghệ nhân tò he trẻ nhất của làng nghề này.