Các ngôi chùa là một phần quan trọng và linh thiêng trong tín ngưỡng tôn giáo người dân địa phương. Sở hữu kiến trúc độc đáo cùng truyền thuyết lịch sử ly kỳ, những ngôi đền, chùa cổ kính và nổi tiếng trên khắp thế giới luôn trở thành điểm đến hấp dẫn du khách. Trên thế giới có rất nhiều các ngôi đền, chùa đẹp với kiến trúc độc đáo. Sau đây, Toplist giới thiệu tới bạn đọc những ngôi đền, chùa đẹp nhất trên thế giới.
Angkor Wat (Campuchia)
Quần thể đền Angkor Wat chính là địa điểm du lịch Campuchia nổi tiếng nhất. Đây cũng là một trong bảy kỳ quan thế giới được UNESCO công nhận. Có thể nói đây chính là di sản vĩ đại nhất mà người Khmer để lại cho hậu thế. Toàn bộ quần thể kiến trúc nổi bật và đặc sắc lối điêu khắc cổ đại. Những ngọn tháp, đền đài, phù điêu và hành lang mênh mông đều làm từ đá tảng, xếp chồng lên nhau nhìn rất tự nhiên, ngay cả ở trên nóc vòm. Họa tiết trang trí bằng đá như tượng Phật, vũ nữ, chiến binh và những hình hoa sen minh họa sử thi Ramayana và Mahabharata đều rất sống động, mềm mại.
Kiến trúc ngôi đền mô phỏng theo hình ngọn núi Meru vĩ đại của Ấn Độ, ngọn tháp trung tâm cao nhất tới 65m tượng trưng cho núi Meru huyền thoại, năm ngọn tháp xung quanh tương ứng với năm đỉnh núi. Toàn bộ kiến trúc này được xây bằng đá sa thạch và đá tổ ong. Tất cả những khối đá lớn đó được xếp chồng lên nhau mà không có chút chất kết dính hay bê tông cốt thép nào cả. Quần thể di tích Angkor là niềm tự hào của người dân Campuchia. Hai khu đền chính là Angkor Wat (nghĩa là đền Đế Thiên) và Angkor Thom (nghĩa là đền Đế Thích). Đây là hai trong năm ngôi đền của quần thể nổi tiếng nhất mà bạn nên đi trước tiên nếu không có đủ thời gian tham quan nhiều.
Wat Rong Khun (Thái Lan)
Có lẽ khi nhắc đến xứ sở chùa Vàng bạn sẽ nghĩ ngay đến những ngôi chùa vàng nổi tiếng ở Thái Lan đúng không nhưng đến với Wat Rong Khun - ngôi chùa chỉ toàn màu trắng vô cùng độc đáo này bạn còn thấy ngạc nhiên và thích thú hơn nhiều nữa đấy. Được bình chọn vào top những ngôi chùa đẹp nhất trên thế giới, không những vậy nơi đây còn trở thành biểu tượng văn hóa quốc gia của đất nước Thái Lan vô cùng xinh đẹp.
Ngoài tên gọi chính là Wat Rong Khun thì người Việt mình còn gọi là Chùa trắng Thái Lan bởi toàn bộ công trình có màu trắng. Được kết hợp với lối kiến trúc chùa cổ điển của Thái và phong cách siêu thực, bạn sẽ rất ngỡ ngàng khi chiêm ngưỡng một thiết kế độc đáo đến như vậy. Bước vào ngôi chùa, quan sát xung quanh, bạn cũng đủ choáng ngợp với vẻ đẹp của màu trắng tinh khiết như có tuyết rơi hiện hữu ở khắp mọi nơi. Bạn có thể thấy xung quanh ngôi chùa chính là một công viên có hồ cá cảnh và những tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp màu trắng. Bạn cũng sẽ ngạc nhiên là tại sao những chạm trổ và điêu khắc lại có thể tinh xảo đến như vậy, chỉ đứng ngắm nhìn hoài từ công trình này công trình khác mãi không biết chán.
Vẻ đẹp của chùa Wat Rong Khun Thái Lan thực sự khiến bạn bị mê hoặc, nếu đứng nhìn từ bên hồ nước bạn sẽ thấy hình bóng của chùa nghiêng xuống mặt nước mới huyền ảo làm sao. Các chi tiết trang trí đều có những ý nghĩa riêng, phản ánh được những triết lý sâu xa của Phật giáo, không chỉ vậy còn có ý nghĩa ca ngợi sự trong sạch, gìn giữ mình của Người trước những cám dỗ, dục vọng và trí tuệ của con người. Đi vào khám phá bên trong đền bạn còn thấy rất nhiều những tranh ảnh của nhiều nghệ sĩ, nhân vật nổi tiếng như Keanu Reeves, Michael Jackson, Elvis Presley, Superman, Spiderman… được treo ở đây.
Chùa Vàng Punjab (Ấn Độ)
Ngôi chùa được xây dựng bên cạnh một hồ nước yên tĩnh ở Punjab, Ấn Độ. Đây tương truyền là nơi yêu thích của Đức Phật khi đến hành thiền. Guru Nanak, người sáng lập đạo Sikh sau này cũng đến chùa để suy ngẫm, thiền. Chùa vàng của đạo Sikh được xây trên đảo nhỏ này tượng trưng cho sự tự do vô hạn. Chùa có nhiều biểu tượng trang nghiêm, hình dạng như một chiếc ô làm bằng đá cẩm thạch, mạ vàng và cả đá quý. Vẻ đẹp kiến trúc nguy nga, không gian tĩnh lặng đầy quyến rũ và lòng hiếu khách nồng nhiệt là những gì chờ đón du khách tại chùa Vàng. Nơi đây lấy tên gọi chùa Vàng từ Harmandir Sahib lộng lẫy nằm ở trung tâm quần thể, chính giữa một hồ nước thiêng. Đây là ngôi đền thiêng liêng nhất của đạo Sikh, địa điểm quy tụ tín đồ theo nhiều tín ngưỡng khác nhau.
Ở phía tây hồ nước có một con đường đắp cao dẫn đến Harmandir Sahib. Hãy chiêm ngưỡng những bức tường bằng đá cẩm thạch được trang trí vô cùng tinh xảo, tầng trên mạ vàng, mái vòm sáng bóng và nội thất thiếp vàng sang trọng. Lắng nghe tiếng tụng kinh Gurmukhi của các thầy tu vang vọng đến khắp nơi trong quần thể. Kính cẩn quan sát những người theo đạo kiên nhẫn chờ đợi để bày tỏ lòng thành kính với sách kinh Guru Granth Sahib của đạo Sikh.
Ngôi chùa nằm ở trung tâm lịch sử sôi động của Amritsar. Từ đây, du khách chỉ mất 10 phút để đi bộ đến những danh lam, thắng cảnh quan trọng của thành phố như Chợ Katra Jaimal Singh và công viên tưởng niệm Jaillanwala Bagh. Du khách có thể sử dụng dịch vụ xe buýt miễn phí để di chuyển giữa ngôi đền và ga Amritsar Junction. Chùa Vàng mở cửa hàng ngày và không thu phí tham quan. Hãy nhớ bỏ giày dép, che kín đầu và rửa tay chân trước khi vào đền. Khi dạo bước quanh hồ nước, du khách nhớ đi theo chiều kim đồng hồ. Trung tâm thông tin ở lối vào chính có hướng dẫn viên và sách giới thiệu.
Đền Borobudur (Indonesia)
Ngôi đền này được xây dựng theo hình ảnh một bông hoa sen nổi trong một hồ nước lớn, giống như các Đức Phật được sinh ra. Ngôi đền nằm ở miền Trung đảo Java. Số phận của ngôi đền cũng rất long đong. Nó bị bỏ hoang một ngàn năm trước, rồi lại bị tro bụi bao phủ sau vụ phun trào núi lửa khủng khiếp Merapi. Ngôi đền được phát hiện năm 1814. Và sau đó được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Tại ngôi đền với còn 504 bức tượng Phật đặt ở các vị trí khác nhau. Đền Borobudur được coi là ngôi đền Phật giáo lớn và lâu đời nhất thế giới.
Nhìn từ xa, ngôi đền giống như một ngọn đồi hay một kim tự tháp với nhiều tượng Phật và bảo tháp. Viếng đền tháp Borobudur bắt đầu từ cổng phía Đông, đi theo chiều kim đồng hồ, mỗi tầng đều có bậc thang để trèo lên tầng cao hơn, hết tầng này tiếp nối tầng khác. Kiến trúc tổng quát của ngôi đền có thể chia làm ba phần từ thấp lên cao, tượng trưng cho ba cảnh giới của Ta-bà: các tầng thấp nhất là dục giới, tiếp theo là Sắc giới và những tầng trên cùng là Vô sắc giới. Ở trên vách đá các tầng thấp hiện ra những cảnh tượng điêu khắc của dục giới, phô bày những cảnh tượng của dục giới, gồm đủ loại chúng sinh như quỷ đói, súc sinh, loài người, các cảnh tượng tham lam, những xung năng thấp kém, tham dục và hận thù.
Các tầng trên là cảnh tượng của Sắc giới gồm những bậc thánh nhân, và sau hết là các thiên nhân thuộc Vô sắc giới. Những tầng cao hơn hết kể lại sự tích tiền thân của Đức Phật trong nhiều kiếp trước, sau đó là ngày đản sinh, ngày Đức Phật từ bỏ cung điện đi tìm đạo, ngày đạt được Giác ngộ, và ngày Đức Phật thành đạo…Đối với các tín đồ Phật giáo dưới vương triều Sailendra, thì Borobudur là đại diện cho Phật giáo thực nghiệm. Họ có thể dễ dàng hình dung quá trình tu luyện của bản thân qua kiến trúc đền.
Tu viện Nest Tiger (Bhutan)
Đây là nơi thờ Guru Rinpoche, người được suy tôn là Đức Phật thứ hai. Ngôi chùa này nằm ở vị thế cùng kiến trúc có một không hai. Nest Tiger nằm trên vách đá núi cao ở thung lũng Paro, thuộc dãy Himalaya hùng vĩ. Theo truyền thuyết, Guru Rinpoche đã đến được đây bằng một con hổ trắng biết bay, ông đến đây để chinh phục các linh hồn ma quỷ cố gắng chinh phục ý chí của mình. Tu viện Nest Tiger được cho là một trong những nơi đẹp nhất ở Bhutan.
Với độ cao hơn 3.000m, tu viện nằm cheo leo trên một vách núi đá granit cao chót vót giữa những tầng mây bồng bềnh nhìn xuống thung lũng Paro. Nhìn từ xa, cả quần thể tu viện trông vô cùng kỳ vĩ và uy nghiêm. Tu viện bao gồm 4 điện chính và 8 hang động xung quanh, tuy nhiên chỉ có 4 hang động cho phép khách vào tham quan. Bên cạnh đó, còn có những khu nhà ở của người dân được thiết kế thích hợp với từng loại địa hình vách đá, hang động. Nhằm tạo sự thuận tiện trong việc di chuyển, người ta đã cho xây các bậc cấp và lối đi lát bằng đá cùng một số cây cầu gỗ nối giữa các ngôi điện của tu viện với nhau. Một điểm nhấn độc đáo khiến bao du khách thích thú khi đến đây là cơ hội được ngắm nhìn thung lũng Paro từ trên cao xuống thông qua những góc ban công xinh xắn của mỗi ngôi điện.
Đền Gawdawpalin (Myanmar)
Ngôi đền Gawdawpalin được xây dựng từ thời vua Narapatisithu (1174 - 1211) và hoàn tất trong triều đại vua Htilominlo (1211 - 1235). Ngôi đền là ngôi chùa ở độ cao thứ hai ở Bagan, Myanmar. Đền cao hai tầng, có ba tầng hiên thấp phía dưới và bốn tầng hiên cao phía trên. Đền Gawdawpalin là một ngôi chùa Phật giáo nằm ở Bagan, Miến Điện. Việc xây dựng chùa bắt đầu từ thời Narapatisithu và hoàn thành vào ngày 26 tháng 3 năm 1227 dưới triều đại của Htilominlo. Đền Gawdawpalin là ngôi đền cao thứ hai ở Bagan. Ngôi đền có bố cục tương tự Đền Thatbyinnyu.
Cao 197ft, Gawdawpalin là một trong những ngôi đền Bagan lớn nhất và hùng vĩ nhất, mặc dù không có nghĩa là truyền cảm hứng nhất, với bàn thờ và sàn gạch hiện đại bên trong. Được xây dựng dưới triều đại Narapatisithu và hoàn thành dưới thời Nantaungmya, nó đã coi thành tích lên ngôi của thời kỳ cuối Bagan. Tên của nó có nghĩa là "Nền tảng mà Homage được trả tiền". Cầu thang lên sân thượng trên cùng được đóng cửa cho du khách.
Prambanan (Indonesia)
Prambanan ở Indonesia là ngôi đền thờ các vị thần tối cao của đạo Hindu, nơi ghi dấu một thời lịch sử oai hùng của vương quốc Medang. Đáng tiếc là một trận động đất đã phá hủy đi nhiều chưa, đền, tháp tại đây. Ngày nay, Prambanan trở thành điểm tham quan hấp dẫn dành cho du khách yêu thích lịch sử và tôn giáo của Indonesia. Prambanan là một quần thể đền thờ Hindu ở Trung Java, cách thành phố Yogyakarta khoảng 18km về hướng Đông, quần thể di tích này cũng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, là niềm tự hào của du lịch Indonesia.
Đối tượng được thờ trong đền là Trimurti, ba vị thần tối cao của đạo Hindu gồm thần sáng tạo Brahma, thần hủy diệt Shiva và thần tái sinh Vishnu. Theo những bia ký để lại thì có thể ngôi đền được xây dựng vào năm 850 dưới thời vua Rakai Pikatan của vương quốc Medan. Một số thông tin cho rằng việc xây dựng đền Prambanan là để ganh đua với tu viện Phật giáo Borobudur. Vào thời kì đỉnh cao của mình Prambanan đón hàng ngàn nghìn tu sĩ và các môn đệ của họ sống quan quần thể này. Vào thế kỉ XVI một trận động đất lớn đã phá hủy ngôi đền này, lúc này Prambanan chỉ còn là những phế tích. Đầu thế kỉ thứ XIX một nhà thám hiểm người Anh đã tìm thấy quần thể phế tích này nhưng đến đầu thế kỉ XX mới được tái thiết và phục chế lại. Ngày nay đền Prambanan trở thành một điểm đến hấp dẫn trong các tour du lịch Indonesia.
Chùa Shwedagon (Myanmar)
Ngôi chùa Phật giáo mạ vàng này cao đến 98 m cùng các bộ phận trang trí cũng bằng vàng. Ước tính số vàng để xây dựng chùa Shwedagon khoảng 9 tấn vàng. Chùa nằm trong lòng thủ đô của Myanmar, phía tây của hồ Kandawgyi. Tại đây cũng lưu giữ 4 báu vật thiêng của các tín đồ Phật giáo, gồm gậy của Phật Câu Lưu Tôn, lọc nước của Phật Câu Na Hàm, mảnh áo của Phật Ca Diếp và 8 sợi tóc của Phật Thích Ca. Trải rộng trên diện tích 50.000 m2, chùa Shwedagon được xây dựng trên ngọn đồi thiêng Singuttara, với tháp cao nhất lên tới 99m. Đứng từ bất cứ đâu ở thành phố, bạn cũng có thể nhìn thấy công trình ấn tượng này. Chính phủ đã ban quy định các tòa nhà xây ở khu vực thành phố Yangon không được vượt quá chiều cao của chùa Shwedagon (tính cả nền đất là 160 m).
Toàn bộ khu vực chùa đều có các tòa tháp Phật giáo dát vàng với kiến trúc tinh xảo, nhưng tòa tháp chính khổng lồ vẫn là trung tâm chú ý của mọi tín đồ và du khách. Một lối đi trải thảm quanh tháp giúp người tới thăm chùa tránh khỏi nền đá nóng dưới ánh mặt trời, do tất cả phải cởi bỏ giày dép từ cổng chùa. Tháp nằm trên một nền vuông cách mặt đất 6,4 m, nổi bật hẳn so với các tháp xung quanh. Quanh tháp chính có 4 tháp nhỏ hơn ở bốn hướng và hơn 60 tháp nhỏ rải rác. Tổng chiều cao của tháp chính là 99 m. Tháp có một chiếc chuông lớn được dát vàng toàn bộ, mỗi năm chuông lại được dát một lớp mới.
Đền Thiên Đường (Trung Quốc)
Đền Thiên Đường được xây dựng từ năm 1406 - 1420 dưới thời Hoàng đế Vĩnh Lạc. Ông cũng là người chịu trách nhiệm cho việc xây dựng Tử Cấm Thành hoành tráng. Sau đó thì đền được mở rộng và xây dựng thêm nhiều công trình mới xung quanh. Vào thế kỷ 18, vua Càn Long đã ra lệnh trùng tu toàn bộ đền Thiên Đường. Khi ghé thăm nơi đây, khách du lịch sẽ thấy được lối kiến trúc cổ đại ấn tượng của người Trung Quốc xưa. Ngôi đền này được xây dựng ở thời nhà Minh, tức khoảng hơn năm thế kỉ trước, nằm trong một khuôn viên rộng lớn, khoảng 2,7 triệu mét vuông. Đền có đặt một bức tường phía Nam hình chữ nhật tượng trưng cho đất, một bức tường hình tròn tượng trưng cho trời.
Thiên Đường xây dựng trên một khu đất rộng 2.730.000 m: Phía ngoài được bao bọc bởi hai lớp tường có hình vòng cung ở mặt phía bắc, hai góc phía nam hình vuông, thể hiện thuyết “Trời tròn, đất vuông”. Tổng thể kiến trúc Thiên đàn có ba công trình chủ yếu là: Hoàn Khưu đàn, Hoàng Khung Vũ và Kỳ Niên điện. Nằm trên trục của tổng thế kiến trúc có một bệ đá dài 360 m, rộng 29,4 m cao 2,5 m gọi là Đan bệ kiều hay còn gọi là Thần Đạo. Ngày nay, đây là nơi nhiều nhạc sĩ, vũ công và các nghệ nhân biểu diễn nghệ thuật khác tụ họp và luyện tập cho các màn biểu diễn võ thuật và các môn nghệ thuật khác. Khi ghé thăm nơi đây, khách du lịch sẽ thấy được lối kiến trúc cổ đại ấn tượng của người Trung Quốc xưa.
Đền Sri Rangam (Ấn Độ)
Ngôi đền này thuộc đạo Hindu và nằm ở vùng Srirangam. Nó được coi là một trong những ngôi đền quan trọng thờ thần Vishnu. Đền được nằm ở vùng đất rộng 63 ha. Ngôi đền Srirangam nổi tiếng bởi những kim tự tháp nhiều màu sắc có lối vào từ dưới mặt đất. Toàn bộ công trình có 21 kim tự tháp, trong đó kim tự tháp cao nhất tới 15 tầng, tức khoảng 60 m. Đây là ngôi đền dùng để thờ thần Ranganatha, một hình dáng nghỉ ngơi của thần Vishnu. Ngôi đền được xây dựng theo lối kiến trúc Dravidian, một lối kiến trúc được hình thành ở phía nam Ấn Độ. Lối kiến trúc này đã phát triển mạnh mẽ và đạt đến đỉnh cao vào thế kỉ 16. Ta có thể bắt gặp lối kiến trúc này ở các ngôi đền của đạo Hindu không chỉ ở Ấn Độ mà còn ở Ăng-cô-vát, Campuchia.
Những chiếc cổng đền như thế này của đạo Hindu thường được trang trí rất cầu kì với những màu sắc sặc sỡ. Chiếc cổng chính, còn được biết đến với tên gọi Rajagopuram (đền tháp hoàng tộc), cao tới 72 mét và bao gồm 11 tầng với kích thước nhỏ dần khi lên đến đỉnh. Không những ấn tượng về chiều cao, ngôi đền còn trải rộng trên diện tích hơn 6 héc ta vuông, với chu vi vòng ngoài dài hơn 4 cây số, và hiên ngang trở thành ngôi đền lớn nhất Ấn Độ và một trong những quần thể kiến trúc tôn giáo lớn nhất thế giới. Về kết cấu, ngôi đền bao gồm 7 lớp tường đồng tâm bao quanh khép kín, trong đó có 21 toà tháp (gopuram), 39 gian nhỏ, 50 điện thờ, 953 cột trụ và rất nhiều hồ nước ở bên trong. Khu vực vòng ngoài của ngôi đền có những cửa hàng đồ ăn, hoa và các đồ vật bày bán.