Thế giới ngày nay đang hướng đến những gì thịnh vượng, tốt đẹp và làm cho con người cảm thấy hạnh phúc nhất. Các quốc gia đều đưa ra những chính sách, chiến lược phát triển nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân về cả vật chất và cả tinh thần. Năm 2016, Viện nghiên cứu Legatum Institute (London, Anh) vừa công bố báo cáo Chỉ số Thịnh vượng toàn cầu (Prosperity Index) thường niên lần thứ 10. Tổ chức này khảo sát 149 quốc gia trên thế giới, so sánh dựa trên 104 tiêu chí để xếp hạng. Họ không chỉ nhìn vào các số liệu truyền thống như GDP bình quân, số người có việc làm, mà còn bổ sung số server internet an toàn trong cả nước hay mọi người có cảm thấy thời gian nghỉ ngơi mỗi ngày hiện tại là đủ hay không. Sau đó, các tiêu chí này sẽ được xếp vào 9 nhóm lớn, gồm Chất lượng Kinh tế, Môi trường Kinh doanh, Quản trị, Giáo dục, Y tế, An ninh – An toàn, Tự do Cá nhân, Quan hệ Xã hội và Môi trường Tự nhiên. Toplist sẽ liệt kê danh sách một số nước đứng đầu về chất lượng cuộc sống, sự giàu có, mạnh khỏe, tiên tiến và hạnh phúc nhất dựa theo bản thống kê và khảo sát này
Canada
Canada có chỉ số thịnh vượng cao hơn nhiều nước láng giềng – Mỹ, theo Legatum Institute. Canada đứng thứ 3 về Quan hệ Xã hội và Môi trường Kinh doanh, đồng thời đứng thứ 2 về Tự do Cá nhân.
Theo Chỉ số Thịnh vượng, Canada là quốc gia của cây cối. Và người dân nước này cũng được tự do cá nhân cao nhất trong các nước được khảo sát.

Phần Lan
Phần Lan là một trong những quốc gia thịnh vượng ở Bắc Âu. Họ cũng có chính sách quản trị tốt nhất thế giới, theo Legatum Institute.
Phần Lan là quốc gia có chính sách quản lý tốt thứ 5 thế giới. Tuy nhiên, kinh tế chỉ xếp thứ 33 khiến quốc gia này tụt bậc so với năm trước đó.
Chính phủ Phần Lan luôn chú trọng gắn giáo dục với nghiên cứu và sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế, trong đó hiện nay tập trung vào công nghệ thông tin. Theo xếp hạng của Ủy ban Sáng tạo châu Âu (EIS), Phần Lan được xếp là nền kinh tế sáng tạo thứ ba thế giới, vượt xa mức trung bình của châu Âu và Mỹ.
Không chỉ phát triển công nghệ, khoa học kỹ thuật bậc nhất thế giới, với nền kinh tế ổn định, vững chắc mà đất nước này còn tập trung đầu tư, chú trọng vào con người và giáo dục. chính vì thế mà những chỉ số con người ở đây đạt mức cao, con người có cuộc sống thoải mái và hạnh phúc.

New Zealand
New Zealand xếp đầu trong cả Quan hệ Xã hội và Chất lượng Kinh tế, đồng thời đứng thứ nhì về Môi trường Kinh doanh và Quản trị. Sự gắn kết cộng đồng cao đã giúp New Zealand xếp hạng cao nhất về tài nguyên xã hội. Họ cũng là quốc gia thịnh vượng nhất không thuộc châu Âu.
Đây là đất nước có những chỉ số về kinh tế và con người ở mức cao nhất trên thế giới. Những con số này chuyển biến theo hướng tích cực. Con người nơi đây được sống và làm việc trong môi trường tốt nhất, điều kiện đảm bảo nhất để có thể phát triển toàn diện, sáng tạo và học tập, nghiên cứu đạt chất lượng tốt nhất.

Na Uy
Na Uy đã 7 năm liên tiếp được xếp hạng là quốc gia thịnh vượng nhất thế giới, theo Legatum Institute. Tuy nhiên, năm nay, họ rơi xuống vị trí thứ nhì. Nước này đứng thứ 3 về tiêu chí Quản trị. Họ cũng là quốc gia duy nhất nằm trong top 10 tại tất cả tiêu chí.
Phần lục địa của Na Uy có bốn mùa riêng biệt với những tiết trời khác nhau mang lại những cảm giác khoan khoái.
Có sự khác biệt theo mùa lớn trong ngày. Tại các vùng phía bắc Vòng Cực Bắc, mặt trời mùa hè có thể không bao giờ xuống dưới đường chân trời, vì thế Na Uy được miêu tả là "Vùng đất của Mặt trời lúc nửa đêm". Trong mùa hè, người dân ở phía nam Vòng Cực Bắc có ánh sáng mặt trời trong vòng gần 20 giờ trong ngày.
Các chỉ số về kinh tế và con người nơi đây xếp ở mức cao trên thế giới, chất lượng cuộc sống với các thiết bị công nghệ, khoa học kỹ thuật vượt bậc đã mang đến cho Na Uy một nền kinh tế lớn mạnh, thịnh vượng. Bên cạnh đó, đầu tư con người cũng rất được chú trọng với các công trình công cộng, trường học, bệnh viện được trang bị đầy đủ thiết bị công nghệ tiên tiến nhất hiện nay nhằm đáp ứng, phục vụ tối đa nhu cầu con người.

Thụy Sĩ
Thụy Sĩ có một nền kinh tế ổn định, thịnh vượng và công nghệ cao, có được của cải lớn. Năm 2011, quốc gia này được xếp hạng giàu có nhất thế giới về bình quân đầu người ("giàu" được xác định bao gồm tài sản tài chính và phi tài chính), trong khi Báo cáo Của cải Toàn cầu Credit Suisse 2013 cho thấy rằng Thụy Sĩ có lượng của cải bình quân đầu người cao nhất trong năm đó.
Không những thế, hệ thống giáo dục của Thụy Sĩ cũng đáng để cho thế giới học tập. Hệ thống giáo dục với các trường học, Viện Nghiên cứu đạt chất lượng cao với các thành tựu khoa học lớn trong nước lẫn thế giới.
Thụy Sĩ thường xuyên đứng top đầu danh sách này nhờ Giáo dục tuyệt vời (xếp thứ 1) và Y tế được đánh giá cao (thứ 3).
