Top 5 Trường phái tâm lý có tầm ảnh hưởng nhất ở Việt Nam

Tâm lý ngày càng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người hiện nay. Những lý thuyết về tâm lý con người nói chung và ngành tâm lý học nói riêng trở nên thật bổ ích, bởi nó cung cấp cho chúng ta những nền tảng căn bản, cơ sở để hiểu được chính bản thân mình và hiểu được người khác một cách dễ dàng hơn. Từ đó cuộc sống, các mối quan hệ xung quanh chúng ta trở nên thật dễ dàng, đơn giản mà không quá phức tạp như chúng ta vẫn nghĩ.

Trường phái tâm lý học nhân văn

Theo trường phái tâm lý học nhân văn, con người không bị những lực mạnh mẽ lôi kéo, mang tính bản năng như Freud đã khẳng định, cũng không bị điều khiển bởi môi trường như những người theo thuyết hành vi chỉ ra. Thay vào đó, con người là những sinh vật năng động bẩm sinh là tốt và có khả năng lựa chọn cuộc đời, số phận, tương lai của chính mình. Nhiệm vụ của con người là cố gắng vì sự phát triển tích cực.

Tiêu biểu cho trường phái này có C. Roger, ông nhấn mạnh những cá nhân có xu hướng tự nhiên hướng tới sự phát triển tâm lý và sức khỏe - một tiến trình được hỗ trợ bằng sự quan tâm tích cực tới những người xung quanh.

A. Maslow là một đại diện tiêu biểu nữa cho trường phái này. Lý thuyết của ông được Việt Nam áp dụng rất nhiều trong lĩnh vực tâm lý và được ứng dụng rộng rãi khi giải thích các hiện tượng xã hội. Lý thuyết của ông nói về 5 loại nhu cầu kết thành thang nhu cầu Maslow, bao gồm:
Nhu cầu sinh lý
Nhu cầu an toàn
Nhu cầu yêu thương
Nhu cầu xã hội
Nhu cầu tự thể hiện
Các nhu cầu được vẽ theo trình tự từ dưới lên của thang, nhu cầu tự thể hiện chính là nhu cầu cao nhất. LÝ thuyết có thể giải thích các vấn đề học đường, những vấn đề gia đình, trong cuộc sống hằng ngày và cả trị liệu tâm lý.
Tháp nhu cầu 5 bậc của Maslow
Tháp nhu cầu 5 bậc của Maslow
Chân dung Maslow - đại diện trường phái tâm lý học nhân văn
Chân dung Maslow - đại diện trường phái tâm lý học nhân văn

Trường phái tâm lý học hành vi

Những người theo trường phái này tìm cách để hiểu sự kích thích từ môi trường cụ thể nhằm kiểm soát những kiểu hành vi cụ thể. Họ phân tích những điều kiện môi trường về trước - những thứ có trước hành vi và thiết lập trạng thái cho một sinh vật phản ứng hay kìm nén phản ứng. Hành vi phản ứng đó chính là mục tiêu mà họ nghiên cứu, nó là hành động được hiểu, được dự đoán và được kiểm soát.

Xu hướng tâm lý này được mở đầu bởi J. Watson, người đã lập luận rằng nghiên cứu tâm lý nên tìm hiểu nghiên cứu những quy luật chi phối phản ứng giữa các loài.

Sau đó, B. F. Skinner đã mở rộng tầm ảnh hưởng của thuyết này bằng cách phân tích cả những hậu quả của hành vi và đưa ra khái niệm mới về hành vi được củng cố bằng hiệu quả của hành vi đó. Mô hình hành vi đã có sự mở rộng và phát triển.

Trường phái tâm lý học về hành vi mà ngày này đang được Việt Nam áp dụng nhiều nhấn mạnh vào các khái niệm như hành vi, phản ứng, hành vi tạo tác, củng cố tích cực, củng cố tiêu cực hay sự trừng phạt. Lý thuyết này có ý nghĩa lớn, đóng góp không nhỏ vào việc trị liệu tâm lý.

Đặc biệt, những nguyên tắc theo trường phái hành vi được áp dụng rộng rãi trong các vấn đề về con người, đặc biệt là trẻ em. Nó đã cung cấp những phương pháp giáo dục mang tính đúng đắn, nhân văn hơn đối với trẻ em ở trong môi trường gia đình, môi trường trường học và cả môi trường cộng đồng.
Watson - người đặt nền móng cho tâm lý học hành vi
Watson - người đặt nền móng cho tâm lý học hành vi
Skinner - người phát triển và mở rộng trường phái tâm lý học hành vi
Skinner - người phát triển và mở rộng trường phái tâm lý học hành vi
Trúc Nguyễn 2019-06-06 10:34:29
dịch là "tâm lý động học" cũng chưa đúng lắm, sao không dùng hẳn thuật ngữ được dân chuyên ngành thường sử dụng là "phân tâm học" nhỉ?

Trường phái văn hóa - xã hội

Các nhà tâm lý áp dụng trường phái văn hóa - xã hội để nghiên cứu sự khác nhau khi so sánh giữa các nền văn hóa dựa trên nguyên nhân và kết quả của hành vi.

Tiêu biểu cho trường phái này có Bandura. Ông cho rằng nhân cách con người chủ yếu được tạo thành thông qua sự học tập xã hội. Chính là học tập trong các môi trường sống xung quanh mình. Các yếu tố về văn hóa, con người, truyền thông hay phong tục đều có ảnh hưởng nhất định đến nét tính cách của con người. Môi trường xung quanh hoàn toàn có thể tác động đến nhân cách, tính cách của một chủ thể khi tiếp xúc hay sống trong đó.
Bandura - người đưa ra lý thuyết học tập xã hội
Bandura - người đưa ra lý thuyết học tập xã hội

Trường phái tâm lý học nhân thức

Trung tâm của trường phái tâm lý học nhận thứcsuy nghĩ tất cả tiến trình hiểu biết của con người bao gồm tham gia, nghĩ, nhớ và hiểu.
Họ tin tưởng rằng, hành vi ở mức độ nào đó chỉ được quyết định bởi sự kiện môi trường có trước và hậu quả của các hành vi trong quá khứ. Một số hành vi quan trọng nhất xuất hiện từ những suy nghĩ mới lạ, không phải từ cách dự đoán. Suy nghĩ vừa là kết quả vừa là nguyên nhân của những hành động công khai.

Tâm lý học nhận thức nghiên cứu những tiến trình tinh thần cao hơn, như nhận biết, ký ức, sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định ở nhiều cấp độ cao thấp khác nhau. Họ có thể kiểm tra cơ thể trong nhiều kiểu nhiệm vụ nhận thức khác nhau, sự hồi tưởng về những sự kiện thời thơ ấu, hoặc những thay đổi về khả năng ghi nhớ trong suốt cuộc đời.

Nhờ tập trung vào những tiến trình tinh thần, trường phái này rất có triển vọng phát triển ở trên thế giới và Việt Nam.
Suy nghĩ - trung tâm trường phái tâm lý học nhận thức
Suy nghĩ - trung tâm trường phái tâm lý học nhận thức

Trường phái tâm lý động học

Theo trường phái tâm lý động học, hành vi được thúc đẩy hoặc được kích hoạt bởi sức mạnh mãnh liệt bên trong. Những hành động của con người xuất phát từ bản năng được thừa hưởng, thúc đẩy sinh học và nỗ lực nhằm giải quyết những xung đột giữa nhu cầu cá nhân và đòi hỏi của xã hội. Tình trạng đời sống sẽ khuấy động tâm lý và những xung đột tạo ra sức mạnh cho hành vi. Sinh vật ngừng phản ứng khi nhu cầu của nó được đáp ứng và động lực của nó bị cắt giảm. Mục đích chính của hành động chính là giảm bớt sự căng thẳng.

Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, nhà vật lý học người Áo S. Freud đã phát triển gần như đầy đủ những nguyên tắc của tâm lý động học.
Ông cho rằng, con người bị lôi kéo, thúc đẩy bởi một mạng lưới phức tạp của những sức mạnh bên trong và cả bên ngoài. Bản chất của con người không phải luôn mang tính lý trí mà là được thúc đẩy bởi những động cơ nằm trong vô thức mỗi người.

Bản chất con người gồm 3 khối:
Cái Nó: cái bản năng, hoạt động theo nguyên tắc khoái cảm
Cái Tôi: Cái tôi hiện thực, hoạt động theo nguyên tắc thực tế
Cái Siêu tôi: cái thuộc về đạo đức, chuẩn mực của một xã hội, một cộng đồng người, hoạt động theo nguyên tắc đạo đức.
Nhân cách con người cũng xuất phát từ 3 khối đó, theo trường phái tâm lý động học. Không chỉ thế, Freud còn nêu ra các giai đoạn phát triển của nhân cách một con người, đặc biệt là thời thơ ấu.

Đây là một trường phái tâm lý đang có sự phát triển ở phương Tây nói chung và Việt Nam nói riêng. Tâm lý động học sẽ là một xu hướng giải thích tuyệt vời cho các hoạt động như tham vấn, trị liệu.
Freud - đại diện tiêu biểu cho trường phái tâm lý động học
Freud - đại diện tiêu biểu cho trường phái tâm lý động học

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?