Thực thi chiến lược marketing tốt, không chỉ gúp doanh nghiệp tăng nhận diện thương hiệu, mà còn đem lại hiệu quả doanh thu rõ rệt. Ngược lại, nếu làm sai, sẽ giống như việc bạn đang ném tiền qua cửa sổ. Đối với các doanh nghiệp nhỏ khi luôn bị sức ép về kết quả kinh doanh và dòng tiền đem lại, thì cách đầu tư đúng đắn vào marketing phải cân đo đong đếm rất rất kỹ lượng. Bài viết này chỉ ra các mẹo marketing và bán hàng hiệu quả, giúp các startup có thể tăng doanh số bán hàng, quảng cáo tốt hơn, và tiết kiệm được nhiều tiền hơn.
Thực hiện PR
Một trong những giải pháp quảng cáo hữu hiệu chính là có chiến lược PR – “giao tiếp cộng đồng” tốt. PR hiệu quả là cách mang lại những bài xã luận ủng hộ cho sản phẩm, nâng cao vị thế, tăng doanh thu và xây dựng một thương hiệu lớn. Để có cơ hội xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, hãy đưa cho họ những thứ họ đang tìm kiếm: Những xu thế hợp thời, những lợi ích gì mà sản phẩm hay công ty bạn có thể đem lại để giúp phát triển cuộc sống con người và nền kinh tế. Những câu chuyện được tạo ra vì lợi ích của thế giới này luôn đáng được đưa tin, do đó nếu bạn cho mọi người thấy công ty bạn có vai trò như thế nào với mọi người, chắc chắn sẽ luôn có những bài báo hay miễn phí dành cho bạn.
Nếu bạn có những chiến dịch PR trên báo chí, TV, các phương tiện truyền thông media, đó sẽ là một điều tuyệt vời cho thương hiệu. Tất nhiên các chiến dịch PR đòi hỏi cách làm khôn khéo để không bị quá lố, đồng thời chi phí cũng rất cao. Nhưng tiền nào của nấy mà, hiệu quả về thương hiệu và doanh thu là điều rõ rệt.
Tầm quan trọng của hình ảnh
Có đến 85% người dùng Internet có ấn tượng nhiều hơn với các hình ảnh minh họa so với các con chữ thông thường. Con số đó đã nói lên sức mạnh tiềm ẩn của hình ảnh trong marketing online, nhất là đối với truyền thông mạng xã hội. Đúng là việc có ý tưởng tốt, nội dung hấp dẫn mới là yếu tố khiến người đọc quan tâm đến vấn đề đang được viết đến. Nhưng để có được sự chú ý đầu tiên, thì hình ảnh minh họa đi kèm phải trông bắt mắt và ấn tượng.
Hình ảnh trong Marketing Online còn mang sứ mệnh truyền cảm xúc đến người dùng. Một thiết kế đẹp và chuẩn là khi bắt được tâm lý nhóm đối tượng khách hàng nhắm đến, sử dụng màu sắc đúng chủ đề và cấu trúc phù hợp sẽ mang lại những cảm xúc khác nhau. Đơn giản dễ hiểu chúng ta sẽ lấy ví dụ như thương hiệu mỹ phẩm hoặc bất cứ sản phẩm nào khác có nguồn gốc từ thiên nhiên, thì màu xanh chủ đạo sẽ mang lại đúng cảm giác an toàn, sạch và lành tính. Để tạo cảm giác nhanh chóng, tiện lợi cho các dịch vụ giao hàng nhanh và khẩn cấp, thiết kế sẽ sử dụng những gam màu nóng như màu đỏ hoặc vàng. Từ đó tăng thêm phần tin tưởng vào dịch vụ, sản phẩm của khách hàng cho doanh nghiệp.
Đo lường hiệu quả
Khi triển khai một chiến dịch Content marketing, đầu tiên, bạn phải xác định được mục tiêu, đối tượng của mình lần này là gì. Mặc dù việc sản xuất nội dung chất lượng, hấp dẫn cũng góp một phần rất quan trọng, nhưng, mọi vấn đề sẽ chẳng là gì nếu nội dung đó không giúp bạn đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra, nhất là trong lĩnh vực bán hàng trực tuyến. Trong bất kỳ chiến dịch tiếp thị nào, đo lường và theo dõi hiệu quả những tiêu chuẩn, mục tiêu đề ra thông qua lợi tức đầu tư ROI là điều cốt yếu. Mặc dù hiện nay có rất nhiều công cụ để đo lường hiệu quả của nội dung, nhưng Google Analytics luôn chứng tỏ được tính ưu việt của công cụ “một cửa” mà hầu hết các website đã lựa chọn sử dụng từ buổi đầu. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, bạn cũng sẽ gặp đôi chút khó khăn khi lượng dữ liệu công cụ này cung cấp quá nhiều, có thể gây khó khăn cho marketer để xác định chính xác thông tin cần thiết nhất.
Chiến dịch marketing mà không thể đo lường được, là một chiến marketing thất bại. Nếu như bạn kết hợp xong xong cả các hình thức quảng cáo như Fb ads, Google ads, đồng thời cả công việc SEO-tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, nhưng không đo lường được hiệu quả của từng kênh, chắc chắn bạn sẽ không thể nhận ra kênh nào đang đem lại nguồn lợi chính cho doanh thu. Chiến dịch marketing hiệu quả, không chỉ về việc tặng nhận diện thương hiệu, mà nó còn gắn chặt với những con số về doanh thu.
Quảng cáo trên nhiều định dạng
Khách hàng khó có thể chấp nhận mua sản phẩm của bạn ngay lần đầu tiên biết tới. Thông thường, họ sẽ cần cả một quy trình tiếp nhận, ghi nhớ về thương hiệu quả bạn qua nhiều lần tiếp xúc khác. Vậy nên, bạn cần phải xây dựng hình ảnh của mình trên nhiều kênh khác nhau để đảm bảo hiệu quả. Khi khách hàng thấy bạn ở mọi nơi, từ Google đến Facebook, từ Youtube đến các ấn phẩm thiết kế ngoài trời, sẽ nhiều khả năng bạn được nhớ tới hơn khi họ gặp vấn đề mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể giải quyết.
Trân trọng khách hàng cũ
Để phát triển việc kinh doanh, các doanh nghiệp thường có xu hướng tập trung vào việc tìm kiếm khách hàng mới hoặc mở rộng phân khúc thị trường. Nhưng thu hút sự chú ý và chăm sóc khách hàng hiện tại là một vấn đề hết sức quan trọng, và rất cần thiết để giúp doanh nghiệp của bạn phát triển bền vững. Bí quyết để có doanh thu nhiều lần từ khách hàng hiện tại chính là theo dõi các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến hành vi của khách hàng. Với những chuyên gia sales, khách hàng cũ và thường xuyên chiếm tới 80% doanh số, số còn lại đến từ khách hàng mới.
Giúp khách hàng cảm thấy họ được trân trọng: xuất phát từ nhu cầu được hiểu, tôn trọng và tôn vinh của mỗi người. Việc này có thể được thực hiện bằng những hành động đơn giản như: lưu và nhớ thông tin khách hàng, thực hiện những chương trình khách hàng trung thành, thường xuyên gửi email để quan tâm hỏi han tình hình khách hàng. Tạo ra niềm vui bất ngờ cho khách hàng: mặc dù công việc có thể là yếu tố giúp bạn và khách hàng có mối quan hệ nhưng mỗi chúng ta đều có nhiều thứ để quan tâm bên cạnh công việc. Chỉ cần tinh ý một chút, kết nối nhiều hơn với mạng xã hội cũng như các công cụ khác là bạn có thể biết được những sự kiện đặc biệt của khách hàng. Và một lời chúc chân thành vào ngày sinh nhật không hề khó khăn, nhưng có thể lại dễ dàng là con át chủ bài giữ chân khách hàng của bạn. Không cần những sự đầu tư quá lớn nhưng sự quan tâm tinh tế luôn là điểm cộng lớn với bất kỳ người bán hàng nào.
Suy nghĩ khác biệt
Xu hướng marketing đã có những sự thay đổi rõ rệt trong nhiều năm trở lại đây. Sự xuất hiện của các nền tảng digital, công cụ tìm kiếm hay mạng xã hội. Điều này tạo ra những cách marketing với “0 đồng” chi phí. Nhưng chính vì sức hút như vậy, mà chắc chắn doanh nghiệp nào cũng sẽ nhảy vào digital marketing, do đó sức cạnh tranh là vô cùng lớn. Vậy nên cũng giống như nhiều yếu tố đóng góp cho sự thành công, bạn cũng cần có tư duy marketing sáng tạo và khác biệt.
Quảng bá về sản phẩm trước khi ra mắt
Đừng đợi đến ngày phát hành thực tế mới bắt đầu nói với mọi người về sản phẩm mới của bạn. Hãy bắt đầu quảng cáo sản phẩm vài tuần trước khi khởi chạy thực sự - và giúp thị trường mục tiêu của bạn nhận ra tên và / hoặc sản phẩm. Nhận dạng tên là chìa khóa để đưa khách hàng thử sản phẩm của bạn - hãy đảm bảo rằng tên sản phẩm của bạn đã được biết tới trên thị trường trước khi sản phẩm có sẵn.
Trước khi ra mắt sản phẩm, hãy để một vài người quan trọng sử dụng (và sau đó viết về) sản phẩm của bạn. Cung cấp sản phẩm của bạn cho các blogger, biên tập viên, nhà báo và những người có ảnh hưởng là một cách tuyệt vời để tạo ra sự quan tâm và hứng thú đối với sản phẩm. Người dùng thực tế sẽ cung cấp lời chứng thực về sản phẩm mới sắp được phát hành, từ đó làm tăng sự sẵn sàng của khách hàng để theo dõi quá trình ra mắt của bạn.
Nhận phản hồi của khách hàng
Nếu bạn đang hoạt động trong kinh doanh thương mại điện tử, thông tin phản hồi, đánh giá của khách hàng chính là yếu tố cốt lõi của các chiến lược marketing và sales. Trong thời đại hiện nay, bạn có sức mạnh của công nghệ và Internet hỗ trợ phía sau, đối với ngành du lịch, thì đây quả là một điều tuyệt vời, bởi nhờ thế có rất nhiều các kênh, phương tiện ra đời để phục vụ các hoạt động kinh doanh. Cũng chính vì vậy, khách hàng có thể hoàn toàn dễ dàng kết nối với doanh nghiệp, và doanh nghiệp cũng nhanh chóng thu thập được phản hồi hay đánh giá từ phía khách hàng.
Xấu hay tốt, bạn sẽ đều cần biết khách hàng nói gì về mình. Nếu như bạn không cung cấp cho khách hàng một nơi để họ có thể nhận xét hoặc phàn nàn về bạn, họ sẽ tìm được một nơi khác để thực hiện, nơi mà bạn khó lòng kiểm soát được tính xác thực của nội dung.
Bán sự lợi ích
Người bán hàng giỏi không phải là người biết thuyết phục khách hàng mà là người biết cách tối đa hóa lợi ích cho khách hàng. Nếu như thuyết phục có nghĩa là khiến khách hàng chấp nhận lời đề nghị mà người bán đưa ra, thì tối đa hóa lợi ích khách hàng chính là làm hài lòng khách hàng. Lựa chọn thứ hai rõ ràng mang lại hiệu quả bền vững cho cả đôi bên.
Khách hàng không sử dụng một sản phẩm, họ tiêu dùng cùng lúc nhiều thứ. Vậy nên, trước mỗi quyết định mua hàng, người mua thường cân nhắc đồng thời cả tiện ích sản phẩm đó và lợi ích tổng thể của mình. Cùng một sản phẩm, mỗi khách hàng có sự cảm nhận về nó khác nhau, lợi ích mà nó mang lại cho mỗi khách hàng cũng khác nhau. Trong thực tế, người bán thường chỉ quan tâm đề cao sản phẩm của mình mà quên mất việc hỏi xem điều kiện sử dụng sản phẩm cá biệt của mỗi khách hàng có phù hợp không.
Lắng nghe khách hàng
Lắng nghe khách hàng để biết rõ phản ứng của họ là một công cụ hữu hiệu khi doanh nghiệp muốn các sản phẩm hay kế hoạch xúc tiến kinh doanh, cũng như chính sách hoạt động của mình trở nên hiệu quả hơn. Doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển nếu không quan tâm lắng nghe khách hàng. Lắng nghe khách hàng để xem xét và chắt lọc những góp ý, khuyến nghị của khách hàng để đưa ra những thay đổi nhằm cải thiện dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp. Khi khách hàng than phiền, người tiếp thị hay bán hàng của doanh nghiệp phải luôn quan tâm. Với thái độ lắng nghe nghiêm túc, sẽ thu thập được những lời chỉ dẫn thiết thực của khách hàng, những ý kiến này hoàn toàn có lợi cho doanh nghiệp.
Trong câu chuyện với khách hàng, người tiếp thị hay bán hàng phải lắng nghe khách hàng nói, khi thấy bạn đang lắng nghe họ sẽ tự cởi lòng mình, dốc bầu tâm sự, mong muốn được chia sẻ, qua đó có thể hiểu được khách hàng, biết được họ đang nghĩ gì, có mong muốn gì. Chính thái độ tôn trọng, chấp nhận, không phản đối của người tiếp thị hay bán hàng khi lắng nghe sẽ tạo khoảng cách gần gũi hơn, thân thiện hơn giữa họ và khách hàng.