Mọi người thường chú ý đến Nhật Bản nhờ vẻ đẹp mong manh của những cánh hoa anh đào nhưng Nhật Bản lại thu hút mình bởi nền ẩm thực truyền thống rất đặc biệt. Có thể, mình chưa có cơ hội đặt chân đến Nhật Bản và mình chỉ có cơ hội thử những món ngon của đất nước Mặt Trời mọc này ở Việt Nam nhưng chỉ mới chừng đó thôi cũng đủ làm mình thích thú rồi. Thật sự những món ăn truyền thống của Nhật vừa đảm bảo cả phần nhìn và phần vị đấy!
Yakitori
Donburi
Donburi là từ dùng để chỉ tất cả các loại cơm được chế biến đặt nhân lên phần cơm nấu chín đã nén chặt trong tô tròn - loại vốn được người Nhật cổ sử dụng như cơm hộp ăn trưa giản tiện. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp Donburi xuất hiện tại cả những nhà hàng đặc sản cũng như có thể tìm thấy trên thực đơn của tất cả các loại nhà hàng quán ăn.
Donburi được xác định là xuất hiện và cùng bắt đầu phổ biến trong thời Edo. Khi đó, người ta nấu cơm và nén vào một chiếc tô tròn, bên trên đặt thịt lươn nướng cùng một số loại rau, muối chua, đậy nắp kín lại và đem theo bên mình.
Một số loại donburi phổ biến nhất là gyudon (cơm thịt bò), katsudon (cơm với tonkatsu), tendon (cơm với tempura), oyakodon (cơm với thịt gà và trứng), tekkadon (cơm với thịt cá ngừ – maguro), và kaisendon (cơm với hải sản sống).
Ramen
Ramen là loại mì cũng rất nổi tiếng và cũng được xem là một trong những món mì mang đậm nét thuần túy của người Nhật sau Udon, Soba hay Somen.
Theo 1 số tài liệu vào năm 1665, lãnh chúa Tokugawa Mitsukuni chính là người đầu tiên được nếm thử món mì của Trung Quốc do một Khổng gia thết đãi. Sau đó năm 1884 một cửa hàng ở thành phố Hakodate đã quảng cáo thông tin phục vụ món “Soba Nam Kinh” trên Thời báo Hakodate. Mì soba Nam kinh chính thức được xuất hiện tại Yokohama vào giữa thời đại Meij và mì Ramen chính thức được phục vụ taị Rairaiken ở Asakusa vào năm 1910.
Thành phần của một tô mì Ramen sẽ bao gồm: Sợi mì được làm từ bột lúa mì, nước, muối và nước tro tàu. Hình thức sợi mì Ramen cũng khá phong phú nhưng về cơ bản, tất cả đều giống nhau về nguyên liệu và công thức. Nước súp mì Ramen được hình thành từ sự hòa quyện giữa Dashi và Tare. Dashi cho mì Ramen được nấu từ xương gà, xương heo, xương bò, khô cá bào, tảo bẹ, cá mòi, nấm Shiitake, hải sản, hành tây,... Tare là những gia vị được cho vào nước dùng Dashi để tạo hương vị cho món mì. Gia vị Tare của Ramen gồm có Shio, Shoyu và Miso. Ngoài ra, Ramen còn một số thành phần khác như rau tươi, thịt heo, rau củ khô và trứng luộc.
Sashimi
Tonkatsu
Sushi
Cơm trà xanh Ochazuke
Cơm trà xanh Ochazuke được xem là món cơm trộn được chế biến nhiều nhất và vô cùng được yêu thích bởi du khách cũng như người Nhật Bản. Một bát cơm trà xanh Ochazuke được tạo nên bởi các thành phần cơ bản sau: cơm nóng – rong biển – lát cá hồi – thịt lợn – mơ muối – một số hải sản sống (mực, trứng cá…)… và nước trà xanh nóng. Nước trà dùng trong Ochazuke không phải là các loại trà nhiều hương vị mà chỉ đơn giản là trà xanh ''độc nhất vô nhị'' của Nhật Bản, và vì thể các hương vị của các thành phần trong bát cơm trộn đặc trưng này không bị mất đi. Ngoài ra người ta có thể dùng thêm, chế biến thêm một số thành phần khác tùy vào khẩu vị của từng vùng. Wasabi cũng có thể được trộn thêm trong món cơm này nếu có các hải sản sống, hải sản nướng… trong món ăn.
Ochazuke thường được người Nhật ăn Ochazuke vào mùa lạnh, vị trà nóng quyện với các thành phần không thể thiếu sau của Ochazuke khiến món ăn này được yêu thích trên khắp các vùng của nước Nhật.
Mì Udon
Cơm cà-ri Kare Raisu
Cơm cà-ri (Kare Raisu) là cơm trộn với nước sốt cà ri mang đậm chất Nhật Bản, có thể được ăn kèm với thức ăn mặn như tonkatsu. Cà-ri không phải là một gia vị có nguồn gốc Nhật Bản, nhưng đã được sử dụng tại Nhật Bản trong hơn một thế kỷ trở lại đây. Kare Raisu là một món ăn rất phổ biến, và các nhà hàng Kare Raisu rẻ tiền có ở nhiều nơi đặc biệt là trong và xung quanh các ga tàu.
Cà ri Nhật Bản khác so với cà ri của Ấn Độ, cà ri Ấn Độ được nấu thành từ rất nhiều loại gia vị và thảo mộc, có khi lên đến 20 loại gia vị cho một nồi cà ri và thường sử dụng thịt gà hay thịt cừu; cà ri Nhật Bản chỉ nấu bằng bột cà ri và sử dụng thịt heo (miền Đông Nhật Bản), thịt bò (miền Tây Nhật Bản). Đây chắc chắn sẽ là một trải nghiệm ẩm thực độc đáo của bạn ngay tại xứ sở Phù Tang đấy nhé!
Kaiseki Ryori
Shabu-shabu
Tempura
Lẩu bò Sukiyaki
Tiếp đến là món Sukiyaki, đây là món lẩu nổi tiếng tại Nhật được chế biến ngay tại trên bàn ăn bằng cách nấu chung những lát thịt bò xắt mỏng cùng các loại rau, đậu phụ và mì sợi. Món này được dùng trong một nồi lẩu rất nông làm bằng hợp kim sắt. Nguyên liệu chính của lẩu sukiyaki là thịt bò thái mỏng và nấm, đậu phụ, hành, shirataki….
Những miếng thịt bò thượng hàng đi kèm trong lẩu thường được thái thật mỏng, nhúng sơ qua nước lẩu rồi chấm vào chén trứng gà sống đánh nhuyễn, độ nóng của thịt bò làm trứng chín và tạo thành một lớp mỏng bao quanh bên ngoài. Vị mềm ngọt của thịt bò hòa cùng vị béo bùi của trứng rất hấp dẫn, một khi đã ăn thì chắc hẳn bạn chỉ có ghiền bởi độ ngon của nó mà thôi.
Không chỉ các thực khách đến Nhật thích món ăn này vì sự độc đáo cũng như độ thơm ngon của nó mà các gia đình Nhật cũng khá chuộng món ăn này. Các thành viên trong gia đình thường ngồi quay quần bên nồi Sukiyaki nghi ngút khói và thưởng thức món ăn nóng hổi, thơm ngon này.
Bánh xèo Okonomiyaki
Bánh nhân bạch tuộc Takoyaki
Cơm nắm Onigiri
Cơm nắm Onigiri Nhật Bản là một món cơm rất quen thuộc đối với người dân Nhật Bản cũng như du khách tham quan. Hương vị thơm ngon không thể chối từ, mới lạ từ vị giòn dai của rong biển quyện lại lớp cơm phủ mềm mịn cùng nhiều loại nhân khác nhau đã trở thành một món ăn không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi người dân Nhật. Những nắm cơm nấu chín được gọi là Onigiri hoặc Omusubi được bán trong các cửa hàng tiện lợi, các phòng ăn trong tầng hầm của cửa hàng bách hóa và các nhà hàng đặc sản.
Những nắm cơm này thường nhỏ vừa ăn, được nêm thêm muối và thường chứa nhân như umeboshi (quả mơ muối Nhật Bản), okaka (cá ngừ và rong biển konbu khô bào mỏng), hoặc cá hồi.