Mùa đông miền Bắc thường có những đợt rét đậm rét hại là nguyên nhân khiến nhiều người mắc bệnh về đường phổi, khiến không ít chúng ta bị suy nhược cơ thể, sức khỏe bị ảnh hưởng xấu. Vậy nên, hôm nay toplist sẽ giới thiệu đến bạn các cách giữ ấm cho cơ thể để chúng ta luôn có sức khỏe tốt mỗi khi gió mùa về nhé!
Ăn no, uống đủ
Việc ăn no sẽ cung cấp đủ dưỡng chất giúp cơ thể bạn chống lại được cái lạnh. Nếu bạn thấy đói, cơ thể bạn sẽ rất dễ bị nhiễm lạnh. Bởi vậy, mà mọi người thường khuyên bạn không nên tắm mùa đông khi bạn chưa ăn gì trước đó.
Ngoài ra, bạn cũng cần uống đủ nước vào mùa đông, giúp cơ thể tránh tình trạng bị mất nước, cơ thể cảm thấy mệt mỏi.
Tập thể dục
Mùa đông chúng ta thường lười tập thể dục, thế nhưng, tập thể dục lại là một trong những cách giúp tỏa nhiệt, làm ấm cơ thể rất tốt. Bạn chỉ cần vận động nhẹ nhàng, những bài tập thể dục yoga uyển chuyển hay đi bộ 20 phút vào mỗi buổi sáng sẽ giúp lưu thông máu rất tốt, cung cấp thêm cho bạn chút năng lượng để có một ngày hoạt động làm việc và học tập tốt nhất.
Đừng để chân tay bị lạnh
Không chỉ chú trọng thân thể, bạn cũng cần chăm lo cho đôi tay và đôi chân của mình không bị lạnh giá nếu như bạn không muốn cơ thể bị mắc bệnh viêm phổi.
Bạn có thể ủ ấm đôi tay trong túi áo, túi sưởi hoặc đeo găng tay. Còn đôi chân, bạn nên đi tất và đi giày thật ấm trước khi ra đường. Nếu đôi chân bạn bị lạnh, thì dù bạn có mặc ấm đến đâu bạn vẫn sẽ cảm thấy rất lạnh, cơ thể không ngừng run rẩy. Vì vậy, đừng để đôi tay, đôi chân bạn bị lạnh nhé!
Không uống nước quá nóng trước khi ra đường
Việc uống nước nóng trước khi ra ngoài có thể gây phản tác dụng hoàn toàn và không hề tốt cho sức khỏe của bạn. Do nước nóng sẽ làm cho mạch máu giãn nở và khi bạn ra ngoài trong thời tiết lạnh sẽ làm cơ thể bị mất nhiệt nhanh hơn, từ đó dễ bị nhiễm lạnh đột ngột.
Vì vậy, bạn chỉ nên uống nước nóng sau khi từ ngoài đường trở về nhà để làm ấm cơ thể của mình tốt nhất.
Không tắm muộn và tắm lâu
Từ sau 23 giờ là thời điểm không nên tắm hay gội đầu. Lúc này, nhiệt độ ngoài trời xuống mức thấp nhất, làm các mạch máu trong cơ thể bị co lại, dẫn tới quá trình lưu thông máu kém hơn. Việc tắm, gội vào ban đêm khiến cơ thể dễ bị nhiễm lạnh, huyết áp giảm... rất dễ đột quỵ.
Vào mùa đông, bạn chỉ nên tắm trong khoảng 10-15 phút mỗi lần. Việc tắm quá lâu sẽ gây ra những tác hại khôn lường như làm da bị khô và mất nước. Nguy hiểm hơn là làm nhiệt độ cơ thể hạ thấp quá mức dễ gây ra cảm lạnh, ảnh hưởng tới các mạch máu, huyết áp, dễ dẫn tới ngất xủi.
Không ăn đồ lạnh
Trong thời tiết này, việc ăn đồ lạnh vừa lấy từ tủ lạnh ra sẽ gây khó tiêu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm họng. Do đó, bạn nên tránh ăn những món ăn quá lạnh và nên bổ sung các món cay, nóng ở mức vừa phải để bảo vệ cơ thể của mình tốt hơn.
Ngâm chân bằng nước nóng
Nếu bạn vừa đi ra ngoài về, hoặc bạn bị dính nước mưa vào mùa đông, đừng quên ngâm chân bạn vào nước nóng trước khi bạn muốn đi tắm, sẽ giúp cơ thể bạn bình ổn lại thân nhiệt, cơ thể bạn sẽ không bị sốc nhiệt hay bị ngất.
Trước khi đi ngủ, bạn cũng nên ngâm chân trong nước ấm để lưu thông các mạch máu, giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn.
Day ấn huyệt
Thực ra, huyệt vị không khó tìm như chúng ta vẫn nghĩ, thậm chí có lúc tiện tay mà tìm được, ví dụ huyệt hợp cốc trên bàn tay nằm ở kẽ giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ. Chỉ cần bạn dùng ngón tay trỏ của bàn tay này là tìm được huyệt hợp cốc của bàn tay kia.
Thử xem, khi bạn ấn nhẹ vào có cảm giác tê tê không? Nếu có là đúng. Khi bạn cảm thấy lạnh, hãy luân phiên day ấn huyệt hợp cốc ở hai bàn tay, giúp thúc đẩy tuần hoàn máu của cơ thể.
Không uống rượu
Thường mọi người hay nghĩ một ly rượu mạnh có thể giúp cơ thể bạn tăng nhiệt và giữ ấm cơ thể rất tốt trong thời tiết giá lạnh của mùa đông, nhưng thực tế không phải như vậy, rượu không những không có tác dụng giữ ấm cơ thể, chúng còn làm giảm thân nhiệt.
Đặc biệt, nếu uống rượu say và bạn gặp gió lạnh bạn sẽ dễ mắc phải những bệnh về tim mạch, có thể gây ra đột tử. Vì vậy, thay vì uống rượu, bạn nên uống những thức uống ấm nóng, như: trà gừng, trà...
Nước gừng đường phèn
Nước gừng đường phèn được biết đến là thức uống tốt nhất cho mùa đông. Không những làm ấm cơ thể rất tốt, nước gừng đường phèn còn hạn chế được các bệnh về đường phổi, về tim mạch và huyết quản chúng ta hay mắc phải vào mùa đông.
Bạn nên chuẩn bị cho mình một chai nước gừng đường phèn mang đi học, đi học, uống mỗi khi bạn thấy lạnh, sẽ rất tốt cho cơ thể của bạn. Bạn chỉ cần nghiền một miếng gừng nhỏ thành bột, rồi cho vào cốc trà, cho thêm một ít đường phèn rồi khuấy đều là bạn sẽ có ngay một thức uống rất tốt.
Đi ngủ sớm
Mùa đông nên ngủ sớm dậy muộn. Các chuyên gia sức khỏe đều khuyên chúng ta nên ngủ vào lúc 10 giờ tối, và thức dậy khi mặt trời đã lên cao, như vậy có thể tránh cái giá lạnh buổi sớm, giảm sự chênh lệch nhiệt độ.
Vào lúc 1 giờ sáng, sự phân tiết của tuyến tố thượng thận trên cơ thể người thấp nhất. Lúc này, sức đề kháng đặc biệt yếu, không thể bảo dưỡng làn da. Nếu thường xuyên nghỉ ngơi không tốt, cơ thể sẽ không đủ sức để chống đỡ lại áp lực của cái rét từ bên ngoài. Vào những ngày cực rét, hãy ôm túi chườm nóng đi ngủ sớm!
Mặc quần áo nhiều lớp
Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng, mùa đông chỉ cần mặc hai chiếc áo thật dày thay vì mặc hàng ngàn lớp những chiếc áo mỏng, mà ít ai biết rằng, chỉ cần mặc những chiếc áo mỏng nhiều lớp, bạn đã có thể giữ cho cơ thể khỏi mất đi lượng nhiệt cần có.
Bạn nên mặc bên trong những chiếc áo phông giữ nhiệt hoặc có lớp nỉ sẽ giữ nhiệt rất tốt, bạn nên mặc thêm áo len ở bên ngoài, lớp ngoài cùng bạn có thể mặc áo gió, áo phao để bảo vệ bạn khỏi bị mất nhiệt qua không khí.