Top 13 Đặc sản ngon và nổi tiếng nhất Thanh Hóa

Thanh Hóa là nơi chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Nơi đây sản sinh ra nhiều vị anh hùng dân tộc cùng với các danh lam thắng cảnh nổi tiếng, và cũng không thiếu những đặc sản làm ngây ngất các du khách bốn phương. Ẩm thực xứ Thanh từ lâu đã vang danh gần xa với nhiều món ăn phong phú, thơm ngon và rất lạ miệng. Hãy cùng Toplist điểm danh những món ngon này nhé!

Mắm cáy và mắm tép

Mắm cáy được làm từ con vật cùng tên, tương tự con cua nhưng nhỏ hơn. Cáy bắt về sẽ được sơ chế sạch sẽ, tách yếm ra rồi đem đi giã nhuyễn. Cho muối vào trộn đều rồi bỏ vào chum đậy kín lại. Để bình trong mát độ khoảng 10 ngày rồi đem ra phơi nắng khoảng 1 tuần. Cuối cùng là cho thính gạo hòa với men gạo vào chum để khử bớt mùi cáy và tạo ra vị ngon đặc trưng. Dùng mắm cáy để chấm rau luộc hay thịt luộc thì đúng là ngon không thể tả.


Một loại mắm khác ở Thanh Hóa cũng rất nổi tiếng đó là mắm tép. Người xứ Thanh ngày xưa hay làm mắm tép để tiến vua. Ngày nay thì mắm tép phổ biến hơn rất nhiều rồi. Tép sau khi đánh bắt về được sơ chế sạch sẽ. Trộn tép với thính gạo và muối sau đó bỏ vào chum. Sau một tháng, tép và thính gạo đã ngấu, hòa quyện vào nhau tạo thành màu gạch rất bắt mắt.


Muốn mắm dậy mùi và ngon hơn thì trước khi ăn người địa phương hay chưng mắm qua mỡ hành hoặc bỏ hấp nồi cơm. Bát mắm tép nóng hổi ăn với cơm trắng thôi cũng hết được mấy bát.


Địa chỉ: Ba Làng, Tĩnh Gia, Thanh Hóa

Giá: 20.000 đồng/chai

Mắm cáy và mắm tép
Mắm cáy và mắm tép

Canh đắng

Canh đắng là đặc sản nổi tiếng của đồng bào dân tộc Mường ở Ngọc Lặc, Thanh Hóa. Đúng như tên gọi của nó, canh có vị đắng từ lá đắng hay còn gọi là lá mật vịt. Nếu như lần đầu tiên ăn, bạn sẽ phải rung mình về vị đắng của nó, có thể nói là chưa có loại canh nào mà đắng đậm đến vậy.


Nhưng khi ăn quen, thì chắc chắn bạn sẽ nghiện món canh đắng này. Nếu có dịp lên Ngọc Lặc thì đừng quên thưởng thức món canh đặc biệt này nhé!

Canh đắng là món ăn nổi tiếng của đồng bào Mường Thanh
Canh đắng là món ăn nổi tiếng của đồng bào Mường Thanh

Rượu Chi Nê

Rượu Chi Nê có hương vị đặc trưng là do được sản xuất từ chính loại gạo địa phương trồng được. Nguồn nước nấu rượu là được lấy từ nguồn nước ngầm ở làng Chi Nê và các làng lân cận. Nước cộng gạo kết hợp với loại men được làm từ 36 vị thuốc do người dân nơi đây tự bào chế qua quá trình chưng cất sẽ cho ra đời thứ thức uống tuyệt vời.


Rượu Chi Nê có mùi thơm nồng nàn. Mới mở nắp chai ra đã ngửi thấy ngào ngạt hương thơm của gạo nếp hòa quyện với vị thuốc bắc thoang thoảng. Khi uống, rượu Chi Nê không gây cảm giác nóng rát hay đắng ngắt mà cảm giác ngược lại rất nhẹ nhàng. Vị tê tê, cay cay nơi đầu lưỡi làm người uống lâng lâng, bay bay ngay từ những ngụm đầu tiên.

Rượu Chi Nê
với mùi vị riêng sẽ làm cho người ta uống một lần là sẽ nhớ mãi. Loại đặc sản có 1 không 2 này nhất định phải cho người thân cơ hội thưởng thức, không là sẽ đáng tiếc lắm đấy.


Địa chỉ: làng Chi Nê, xã Cầu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa

Giá: từ 50.000 đồng/lit

Rượu được ủ men theo phương thức gia truyền
Rượu được ủ men theo phương thức gia truyền

Nem chua

Nem chua là đặc sản Thanh Hóa nức tiếng gần xa, không ai không biết đến. Đến xứ Thanh mà chưa ăn nem chua hay mua nem chua về làm quà thì có khác gì chưa đến. Nem chua có nhiều loại, người ta dựa vào hình dạng và cách làm để chia thành nem dài, nem vuông, nem cối, nem thính,… Nguyên liệu chính để làm đặc sản nem chua Thanh Hóa là thịt lợn mông nạc, lá đinh lăng, lá ổi, thính và các loại gia vị như ớt, tỏi cắt lát. Một số nơi còn cho thêm bì lợn vào để ăn cho đỡ ngán.


Nem chua vốn là thịt sống lên men nên có thể khó ăn với một vài người nhưng mà ai đã ăn được rồi thì chắc chắn sẽ nghiện. Thịt lợn ăn dai dai, chua chua kèm với thính cực thơm. Người địa phương thường ăn kèm nem với tương ớt hay mắm tỏi.


Địa chỉ: 409 Lê Hoàn, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa

Giá: 3.000đ/1 cái

Nem chua - đặc sản mang thương hiệu của Thanh Hóa
Nem chua - đặc sản mang thương hiệu của Thanh Hóa

Bưởi tiến vua

Bưởi tiến vua hay còn gọi là bưởi Luận Văn lúc nhỏ cũng có màu xanh như bưởi bình thường nhưng khi già thì chuyển sang màu vàng rồi đỏ hẳn như gấc. Tất cả bộ phận từ vỏ đến cùi, đến cả tép đều có màu đỏ tươi rất đẹp mắt. Đây chính là lý do vì sao đây được chọn là loại trái cây tiến vua. Người ta cho rằng màu sắc này sẽ mang lại may mắn, thịnh vượng cho người ăn nó.


Bưởi tiến vua ăn ngọt thanh, tép bưởi đều mọng nước nom đã muốn ăn. Bưởi tiến vua ngon nhất khi ăn cùng muối tôm. Mùa hè mà có vài múi bưởi để lạnh cùng chén muối ăn thì ngon số một.


Địa chỉ: xã Thọ Xương, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Giá: 135.000 đồng/kg

Bưởi tiến vua
Bưởi tiến vua

Bánh răng bừa

Bánh răng bừa (hay bánh tẻ, bánh lá )là loại bánh được gói bằng lá chuối hoặc lá dong, nhân bánh gồm thịt ba chỉ, mộc nhĩ, hạt tiêu và hành khô băm nhỏ đã xào chín, vỏ bánh được làm từ gạo tẻ xay mịn. Bánh có thể được đem hấp hoặc luộc tới khi chín. Khi chín có mùi thơm của thịt ba chỉ, mộc nhĩ, hạt tiêu hòa với mùi bột gạo tỏa ra mùi thơm ngào ngạt, khó cưỡng. Sở dĩ gọi là bánh răng bừa là bởi vì hình dáng của bánh giống chiếc răng bừa - một dụng cụ của người dân. Đây là loại thức ăn dân dã và quen thuộc của nhiều vùng Bắc Bộ.


Bánh răng bừa ăn càng nóng lại càng ngon. Cảm giác cầm trên tay chiếc bánh nóng hổi lật qua lật lại để bóc được lớp vỏ ngoài thật sự rất thú vị. Người địa phương chấm bánh răng bừa với nước mắm mặn có thêm chút tiêu. Miếng bánh dẻo dẻo, nhân bên trong thơm lừng rất dễ ăn. Mấy ngày đông mà có được chiếc bánh răng bừa nóng hổi trên tay thì còn gì bằng.


Địa chỉ: làng Tứ Trụ, xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Giá: 30.000 đồng/10 chiếc

Bánh răng bừa ăn kèm nước mắt ớt ngon tuyệt
Bánh răng bừa ăn kèm nước mắt ớt ngon tuyệt

Bánh gai Tứ Trụ ( Bánh gai Thọ Xuân )

Bánh gai Tứ Trụ là loại bánh đặc sản thuộc xã Thọ Diện, huyện Thọ Xuân. Bánh được chia làm 2 phần: Vỏ và nhân bánh. Vỏ bánh được làm từ gạo nếp, bao bên ngoài là lá gai được phơi khô còn phân nhân bên trong đậu xanh, dừa, hạt sen và mỡ lợn. Chiếc bánh có ngon hay không phụ thuộc nhiều nhất vào lá gai. Những chiếc lá không quá già cũng không quá non ngấm mùi hơi xương được giã lấy nước rồi trộn với bột bánh, phần còn lại để gói lại những chiếc bánh vuông vức.


Bánh gai dẻo dẻo, cắn mới miếng đầu đã đến phần nhân ngập miệng. Vị lá gai thoang thoảng ngai ngái tạo nên hương vị rất riêng của món ăn đặc sản. Nếu có dịp đi qua Thanh Hóa, hãy tìm tới láng Mía và nếm thử bánh gái Tứ Trụ và đừng quên mua đem về làm quà nhé.


Địa chỉ: Làng Mía, xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Giá: 5.000 đồng/chiếc

Một cột bánh gai tứ trụ gồm 5 bánh
Một cột bánh gai tứ trụ gồm 5 bánh
Thưởng thức từng miếng bánh gai thơm ngon, bùi ngọt mang hương vị quê hương cùng nhâm nhi tách trà xanh thì có lẽ không gì bằng
Thưởng thức từng miếng bánh gai thơm ngon, bùi ngọt mang hương vị quê hương cùng nhâm nhi tách trà xanh thì có lẽ không gì bằng

Gỏi cá nhệch

Gỏi cá nhệch là món ngon vô cùng nổi tiếng ở vùng quê Nga Sơn - Thanh Hóa. Nếu ở những vùng khách thường ăn gỏi cá với mắm tôm thì gỏi cá nhệch lại ăn với chẻo nhệch. Đây là bí quyết làm nên sự khác biệt của món đặc sản này. Chẻo nhệch được chế biến từ xương cá xay nhuyễn chưng cùng mẻ chua và các loại gia vị đặc trưng khác.


Chẻo sau khi làm xong, có màu đỏ sậm, đặc sánh, đậm đà, váng mỡ và thơm nức mũi. Rau ăn cùng với gỏi cá là lá sung, húng, mùi tàu, răm, đinh lăng, lá sung, mơ tam thể cùng khế, chuối xanh…


Giá: 150.000đ - 200.000đ 1 đĩa

Gỏi cá nhệch - đặc trưng của vùng chiếu cói Nga Sơn, Thanh Hóa
Gỏi cá nhệch - đặc trưng của vùng chiếu cói Nga Sơn, Thanh Hóa

Phi Cầu Sài

Phi là loài hải sản sống ở nước mặn lẫn nước lợ nhưng có nhiều ở vùng ven biển Cầu Sài – Thanh Hóa. Ít ai biết rằng loài hải sản có tên rất lạ này từng là sản vật tiến vua. Phi có hình dạng như trai biển, ruột dày trắng ngần. Trong đó phi cầu Sài là loại ngon và đậm đà nhất. Phi thường sống dưới cát và phải dựa bào con nước mới có thể đào được phi. Công việc đào phi rất gian nan nhưng mang đến món ngon cho đời xem ra người xứ Thanh không nề hà gì.

Phi có thể chế biến thành các món khác nhau. Nếu muốn thưởng thức hương vị tinh nguyên bạn có thể ăn tái. Ngoài ra các món như nấu canh, rán khi kếp hợp cùng gia vị lại càng làm tăng hương vị của phi. Đặc biệt phi phải được ngâm sạch cát và chế biến sống thì món ăn mới được xem là đúng chuẩn ngon.



Địa chỉ: Hải Lộc (Hậu Lộc), Lạch Ghép (Quảng Xương), Lạch Hới (Sầm Sơn).

Giá: 120.000 - 150.000 đồng/kg

Phi Cầu Sài
Phi Cầu Sài

Chè lam Phủ Quảng

Chè lam Phủ Quảng là đặc sản Thanh Hóa được gọi với cái tên thân thương “quà quê”. Loại chè lam này được lấy theo tên của huyện Vĩnh Lộc ngày xưa. Đây là món ăn vặt dân dã và cũng là đặc sản làm quà tiện mua lại tiện mang về. Nguyên liệu chính để làm chè lam là gạo nếp. Gạo để làm chè làm không xay luôn từ gạo tự nhiên mà phải được vo thật trắng sau đó rang cho bóng vàng lên rồi để nguội thì mới xay ra được mẻ bột như ý. Đậu phộng rang vàng rồi tách vỏ và giã nhỏ vừa phải.


Chè làm ngon nhất khi thưởng thức cùng với trà. Cái vụ chan chát của trà hòa quyện với vị ngọt của mật mía, bùi của đậu phộng rang, dẻo thơm của gạo nếp,… một cách rất tự nhiên. Nếu có dịp tới được chợ phiên xã Vĩnh Thành hoặc thị trấn Vĩnh Lộc thì bạn nhớ mua chè lam Phủ Quảng đúng chuẩn vị nhất.


Địa chỉ: Lê Thị Hoa, P. Lam Sơn, Thành phố Thanh Hóa

Giá: 20.000 đồng/bịch

Chè Lam - Đặc sản nổi tiếng của Thanh Hóa
Chè Lam - Đặc sản nổi tiếng của Thanh Hóa

Miến dong Thanh Hóa

Miến dong Cẩm Thủy “gây thương nhớ” cho biết bao người bởi 3 điểm khác biệt với những loại miến khác. Đó là miến được sản xuất hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên, có quy trình sản xuất tỉ mỉ và vị thơm đặc trưng của dong riềng. Miến dong Cẩm Thủy được chế biến từ 100% bột củ dong riềng. Dĩ nhiên, dong riềng trước khi sử dụng đều được xác định nguồn gốc rõ ràng. Loại miến này hoàn toàn không có chất phụ gia, không có chất bảo quản, chất tẩy trắng nên đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng khi sử dụng.


Miến dong Thanh Hóa khác biệt bởi mùi vị rong riềng. Hương thơm dịu nhẹ này làm tăng thêm sự hấp dẫn cho món ăn. Sợi miến có màu sắc xanh lục màu đục tuy không quá trắng sáng nhưng cũng khá bắt mắt và tạo cảm giác thật chất cho sản phẩm.


Địa chỉ: Quốc lộ 217, thị trấn Cẩm Thủy, TP. Thanh Hóa

Giá: 70.000 đồng/kg

Miến dong Thanh Hóa
Miến dong Thanh Hóa

Chả tôm

Chả tôm là món ăn vô cùng độc đáo và lạ miệng với những ai khi mới lần đầu đến Thanh Hóa. Được làm từ tôm bóc vỏ, thịt ba chỉ với hành tím, tỏi xay nhuyễn tạo thành hỗn hợp nhân, bao bọc bên ngoài là chiếc bánh phở nhỏ bằng bàn tay. Chả được kẹp vào vỉ, đem nướng trên than hoa. Khi chín ăn cùng rau sống và chấm với nước mắm pha loãng cùng đu đủ xanh thái mỏng, sung thái lát, ớt, tỏi, dấm, đường....


Địa chỉ: Phố Đào Duy Từ, Lê Thị Hoa, Nhà Thờ...

Gía: 10.000 - 30.000 đồng/1 đĩa.

Chả tôm trở thành món ăn được yêu thích với hương vị bùi ngọt khó quên
Chả tôm trở thành món ăn được yêu thích với hương vị bùi ngọt khó quên

Bánh đa Minh Châu

Nếu bạn đang tìm đặc sản khô Thanh Hóa làm quà mang về cho dễ, thì bánh đa nem Minh Châu rất đáng cân nhắc. Đúng như tên gọi, loại bánh đa này là sản phẩm của người dân làng Minh Châu, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa. Bước đến cổng làng chưa nghe tiếng người đã ngửi được mùi bánh đa nem thơm nức mũi.


Bánh đa Minh Châu thơm mùi gạo đặc trưng. Bánh cuốn trả giò cuốn nào cuốn nấy tròn trịa, đều tăm tắp. Chiên lên lớp vỏ không bị bể mà vàng đều, ăn giòn rồm rộm. Người xứ Thanh cũng hay dùng bánh đa Minh Châu nhúng nước để cuộn nem cuốn chấm mắm nêm. Bánh tráng Minh Châu mà chấm vào mắm cáy hay mắm tép thì là combo không thể bỏ lỡ.


Địa chỉ: làng Minh Châu, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Giá: 10.000 đồng/chục

Bánh đa Minh Châu
Bánh đa Minh Châu

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?