Top 5 Điểm đến chết chóc thu hút dân phượt nhất

Với nhiều bạn trẻ, cảm hứng muốn khám phá những điều mới lạ luôn là một trong những điều kích thích họ muốn đi đây đi đó, giúp họ thoát khỏi vỏ bọc thường ngày, tìm đến những chân trời xa lạ. Cái tên “phượt” đã trở nên quá phổ biến hiện nay, nó không phân biệt tuổi tác hay giới tính, chỉ cần có chung niềm đam mê khám phá những vùng đất, địa danh nổi tiếng, thú vị, ... Tất cả mọi người đều có thể bắt đầu một cuộc hành trình mới đầy thú vị cho riêng mình. Tuổi trẻ đầy nhiệt huyết, sống và khát khao được khám phá. Bạn hãy cùng Chúng tôi ghé qua những địa điểm du lịch mạo hiểm nhất trên thế giới này nhé, biết đâu, một trong số chúng lại là điểm đến tiếp theo của bạn?

Cổng địa ngục ở Turkmenistan

"Cổng địa ngục" này tọa lạc tại làng Derweze thuộc sa mạc Karakum, tỉnh Ahal. Đây là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn của Turkmenistan, thu hút sự chú ý đặc biệt của nhiều du khách đến đây tham quan bởi nét đẹp độc đáo và vô cùng hiếm có.


Do được mệnh danh là "Cổng địa ngục" nên cái tên này cũng đủ làm kinh hoàng cho một số du khách yếu tim. Cổng địa ngục này là một mỏ khí thiên nhiên được các nhà khoa học Liên Xô khoan trúng vì lầm tưởng mỏ dầu khí vào năm 1971. Lượng khí metan quá lớn dưới lòng đất được thải ra sau khi giàn khoan bị sụt lún và miệng hố mở rộng, gây ra sự ô nhiễm môi trường và làm không ít người nhiễm độc dẫn đến tử vong. Và hơn 40 năm qua, ngọn lửa vẫn cứ cháy mãi trong lòng hố, gây kích thích trí tò mò của khách du lịch toàn thế giới.


Hàng năm có rất nhiều vị khách ưa mạo hiểm tìm đến cánh cổng này để thỏa trí tò mò và khám phá của mình. Nhưng điều thực sự khủng khiếp ở đây chính là nếu bạn đứng gần miệng hố quá 5 phút, bạn sẽ chết vì nhiễm độc khí gas. Vì vậy đây không phải là một nơi dễ chịu để tìm đến cho tất cả mọi người.

"Cổng địa ngục" ở Turkmenistan
Vào tháng 11/2013, nhà thám hiểm George Kourounis là người đầu tiên thâm nhập xuống hố Darvaza
Vào tháng 11/2013, nhà thám hiểm George Kourounis là người đầu tiên thâm nhập xuống hố Darvaza

Hồ bơi của Quỷ (Thác Victoria, Zambia)

Nằm ở đầu nguồn thác nước Victoria ở biên giới của Zambia và Zimbabwe nổi tiếng của châu Phi, hồ bơi của Quỷ là một trong những điểm đến thách thức những tín đồ ưa mạo hiểm. Bơi trên miệng tử thần này là một trải nghiệm đầy mạo hiểm nhưng cũng không kém phần thú vị của bất cứ ai tới thăm nơi đây, họ đều muốn thực hiện một lần trong đời, bởi nó nằm cheo leo ngay trên đầu nguồn của ngọn thác.


Khi nước từ thác Victoria đổ xuống giữa biên giới 2 đất nước này và dâng lên ở mức độ nhất định, các du khách ưa thám hiểm được phép đến đây bơi lội, mặc dù nơi đây dễ xảy ra tai nạn chết người nếu trượt ngã xuống. Trải dài hơn 1,5 km, thác Victoria được xem là dải nước rơi lớn nhất thế giới, nước đổ từ cao xuống gầm réo ngày đêm đã tạo nên màn sương mù phản chiếu ánh sáng mặt trời lấp lánh và tuyệt đẹp. Đây là một trong những nơi không thể hấp dẫn hơn của dân đam mê du lịch mạo hiểm.

Hồ bơi của Quỷ
Hồ bơi của Quỷ
Ngắm cầu vồng ở Hồ bơi của Quỷ
Ngắm cầu vồng ở Hồ bơi của Quỷ

"Xích đu tử thần" tại Banos (Ecuador)

Nằm lơ lửng bên vách núi ở độ cao 2.660m, chiếc xích đu của ngôi nhà cây độc đáo trên núi tại Banos, Ecuador còn được biết đến là xích đu gây đau tim nhất trên thế giới với tên gọi “Xích đu tử thần”. Ngôi nhà cây ở đây thực ra là một trạm quan trắc địa chân để quan sát núi lửa Tungurahua gần đó. Chiếc xích đu được treo ngay bên cạnh cho du khách cảm giác thót tim khi đu đưa trên miệng khe núi sâu hun hút, và ngay bên dưới là vực sâu thăm thẳm nhưng quang cảnh hết sức ấn tượng. Chính điều này đã kích thích những tay du lịch vừa thích mạo hiểm và vừa ưa lãng mạn.


Khi bạn ngồi trên xích đu này, bạn có thể ngắm nhìn được quang cảnh của núi lửa Tungurahua. Ngoài ra, nhiều du khách còn được thử cảm giác vừa phấn khích vừa sợ hãi, giật mình khi chứng kiến những đám mây bao quanh họ và khoảng không sâu thẳm phía dưới. Nơi đây cũng là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Ecuador, nhưng không dành cho những người “yếu tim” đâu nhé.

"Xích đu tử thần" ở Ecuador
Ngắm nhìn quang cảnh khi ngồi trên xích đu
Ngắm nhìn quang cảnh khi ngồi trên xích đu

Núi Hoa Sơn (Trung Quốc)

Hoa Sơn là một trong 5 ngọn núi thuộc Ngũ Nhạc Danh Sơn của Trung Quốc, thuộc đoạn đông dãy Tần Lĩnh ở phía nam tỉnh Thiểm Tây, cách thành phố Tây An khoảng 100km về phía đông. Năm 1990, Hoa Sơn được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.


Được mệnh danh là con đường leo núi nguy hiểm bậc nhất thế giới, đỉnh Hoa Sơn ở Trung Quốc khiến nhiều người phải “thót tim” mặc dù chỉ mới nhìn qua hình ảnh. Để lên được đỉnh Hoa Sơn, bạn phải chinh phục những "nấc thang" chạy dọc theo sườn núi cao 1.800m (khoảng 4.000 bậc thang). Sau khi leo xong các bậc thang cheo leo bằng đá này, các du khách còn phải bám người vào vách núi để đi men theo đường làm bằng ván gỗ mới có thể lên được đỉnh núi. Đa số những người lựa chọn con đường này chủ yếu là những tay leo núi chuyên nghiệp, ưa khám phá và vô cùng mạo hiểm. Nếu du khách không muốn mạo hiểm và mất sức, họ có thể bỏ tiền ra để đi cáp treo lên đỉnh núi.

Vách núi cheo leo
Vách núi cheo leo
"Nấc thang lên thiên đường" vô cùng nguy hiểm

Tảng đá Pedra da Gavea (Brazil)

Pedra da Gavea là một ngọn núi của rừng Tijuca ở Rio de Janeiro (Brazil), được mở cho công chúng bởi một nhóm người dân địa phương từ những năm đầu của thế kỷ 19. Pedra da Gávea chính là tảng đá nguyên khối lớn nhất thế giới, tọa lạc gần một bờ biển tại Brazil. Nó nằm ở độ cao hơn 800m so với mặt đất và khung cảnh mở ra từ trên đỉnh núi thật sự rất ngoạn mục. Từ trên mỏm núi này nhìn xuống là một cảm giác thật đáng sợ nhưng không ngăn được những tín đồ ưa mạo hiểm tới khám phá và chinh phục.


Thời gian và các yếu tố của thiên nhiên đã làm cho tảng đá biến dạng đi rất nhiều, một mặt của nó trông giống như mặt người. Để lên được đỉnh của tảng đá "siêu to khổng lồ" này và chụp hình sống ảo, du khách sẽ phải leo dọc theo một con đường dốc thẳng đứng vô cùng khó khăn và nguy hiểm. Nhưng chắc chắn nếu du khách đã trải qua trải nghiệm này thì sẽ rất đáng nhớ và đáng giá.

Tảng đá Pedra da Gavea (Brazil)
Tảng đá Pedra da Gavea (Brazil)
Tảng đá không dành cho những người
Tảng đá không dành cho những người "yếu tim"

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?