Top 8 Điều sẽ xảy ra với cơ thể bạn nếu bạn bỏ qua những triệu chứng này

Bạn đã bao giờ đeo một chiếc nhẫn sâu vào ngón tay hoặc bàn chân, hay không thể đi vừa với đôi giày yêu thích của bạn vì chân bạn đang bị sưng lên mà không rõ lý do chưa? Đây là tình trạng sưng tấy do tích tụ chất lỏng trong cơ thể đó. Toplist đã tìm hiểu những lý do phổ biến nhất gây sưng tấy ở một số bộ phận trên cơ thể và cách loại bỏ.

Nội tiết tố

Suy giảm nội tiết tố là một lý do khác của sự tích tụ chất lỏng trong cơ thể. Nếu bạn bị căng bụng, sưng phù chân hay tăng cân, rất có thể đó là chứng phù nội tiết tố.


Những gì bạn nên làm: Thay đổi chế độ ăn uống: ăn thức ăn giàu protein và giảm lượng thức ăn ngọt, cay và mặn. Hãy đến gặp bác sĩ nội tiết hoặc bác sĩ phụ khoa để lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Nội tiết tố
Nội tiết tố

Sử dụng thuốc

Sưng tấy có thể xảy ra do bạn dùng một số loại thuốc gây kích ứng đối với cơ thể - ví dụ như thuốc hạ sốt, giảm đau hoặc thuốc tránh thai.


Những điều bạn nên làm: Nếu bạn uống thuốc gây sưng tấy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được điều trị hiệu quả nhất. Bác sĩ có thể sẽ kê đơn cho bạn những loại thuốc ít tác dụng phụ hơn.

Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc

Bệnh tim

Sưng tấy ở chân và bụng có thể là dấu hiệu của bệnh tim nếu các biểu hiện này của bạn có kèm theo các cơn đau tức ngực, mệt mỏi hoặc khó thở.


Những điều bạn nên làm: Không nên điều trị phù nề tim tại nhà. Bạn nên đến gặp bác sĩ tim mạch ngay lập tức.

Bệnh tim
Bệnh tim

Thói quen sinh hoạt

Những người phải đứng hoặc ngồi nhiều trong ngày do tính chất công việc hoặc lười, ít vận động hay tập thể dục thường xuyên có thể bị phù nề chân.


Những điều bạn nên làm: Những người có công việc ít vận động nên thường xuyên nghỉ giải lao để tập luyện một chút. Bạn cũng nên dừng bắt chéo chân quá lâu. Nếu bạn đứng nhiều giờ trong ngày, hãy tận dụng cơ hội để ngồi, tự xoa bóp, đi giày thoải mái nhất có thể.

Thói quen sinh hoạt
Thói quen sinh hoạt

Mất nước

Ở giai đoạn mất nước ban đầu, cơ thể bạn sẽ bắt đầu tích tụ chất lỏng cho giai đoạn sau. Do đó, mắt cá chân, cổ tay và phần dưới bụng của bạn có thể bị sưng tấy lên.


Những gì bạn nên làm: Uống ít nhất 1,2 lít nước mỗi ngày và tránh các chất kích thích như cà phê, rượu và đồ uống có ga.


Nguồn: BRIGHTSIDE

Mất nước
Mất nước

Dị ứng

Nếu vết sưng tấy kèm theo cảm giác ngứa ngáy và những nốt mẩn đỏ thì đó là biểu hiện chứng tỏ cơ thể bạn đang bị dị ứng.


Những gì bạn nên làm: Nếu vết sưng đang phát triển nhanh chóng và chạm vào cổ và mặt, bạn cần đến bệnh viện khẩn cấp. Nếu vết sưng nhỏ, bạn có thể sử dụng thuốc kháng histamine.

Dị ứng
Dị ứng

Phù nề do ăn quá nhiều muối

Định mức muối được khuyến nghị mỗi ngày là 5 g (0,17 oz) hoặc 1 muỗng cà phê. Nếu chúng ta hấp thụ nhiều hơn với thức ăn, cơ thể chúng ta sẽ bắt đầu tích tụ chất lỏng.


Những gì bạn nên làm: Hạn chế tiêu thụ muối. Nếu thức ăn có vẻ nhạt nhẽo, hãy sử dụng các loại thảo mộc và gia vị.

Phù nề do ăn quá nhiều muối
Phù nề do ăn quá nhiều muối

Bệnh thận

Sưng phù xuất hiện trên mặt chủ yếu vào buổi sáng có thể là dấu hiệu của các vấn đề về thận. Ngoài ra, bạn cũng có thể cảm thấy đau vùng thắt lưng và thay đổi màu sắc của nước tiểu nữa.


Những gì bạn nên làm: Thực hiện theo một chế độ ăn kiêng hợp lý. Nằm ngửa khi ngủ (nằm sấp khi ngủ có thể dẫn đến phù nề vùng mặt). Và đi khám bác sĩ chuyên khoa thận trước khi quá muộn.

Bệnh thận
Bệnh thận

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?