Top 10 Loại nấm độc nhất thế giới

Trên thế giới có rất nhiều loại nấm trong đó có những loài ăn được, dùng làm thực phẩm nhưng cũng có những loại nấm độc. Nếu ăn phải những loại nấm độc này, bạn sẽ bị tổn thương hệ thần kinh, gan, thận,... hoặc thậm chí là gây tử vong. Hãy cùng Toplist khám phá những loại nấm được mệnh danh là độc nhất thế giới để có thể tránh được những hậu quả đáng tiếc nhé.

Nấm bàn tay tử thần

Nấm bàn tay tử thần có tên khoa học là Podostroma Cornu Damae, sở dĩ có cái tên này là do hình dạng của nấm rất giống bàn tay người đang nhô lên từ lòng đất và khi ăn phải có thể gây tử vong.
Độc tố chính trong loại nấm này chính là Mycotoxin trichothecene - hợp chất gây ra những triệu chứng khó chịu và dẫn đến tử vong sau một vài ngày. Chất độc này tác động lên tất cả các bộ phận của cơ thể nhưng chủ yếu là gan, thận, não,... làm suy giảm tế bào máu, khiến nạn nhân giống như bị nhiễm độc phóng xạ hoặc bệnh bạch cầu.
Nấm bàn tay tử thần
Nấm bàn tay tử thần

Nấm False Morel

Nấm False Morel có tên khoa học Gyromitra esculenta, có hình dạng giống não người, là một trong những món ăn khá phổ biến ở bán đảo Scandinavia và vùng Đông Âu. Đây là loại nấm độc khá đặc biệt bởi nếu ăn sống nó, bạn sẽ bị mất mạng, song nếu được nấu chín đúng cách, chúng sẽ trở thành món ăn có hương vị tuyệt vời.
Độc tố trong nấm chính là Gyromitrin, khi vào cơ thể người sẽ chuyển thành Monomethylhydrazine (MMH) - chất có ảnh hưởng đến gan, hệ thần kinh và thận. Nạn nhân sẽ có triệu chứng thường gặp như tiêu chảy, nôn mửa, đau đầu, chóng mặt và có thể rơi vào trạng thái hôn mê sâu và tử vong sau một tuần.
Nấm False Morel
Nấm False Morel

Nấm đôi cánh thiên thần

Nấm đôi cánh thiên thần có tên khoa học Pleurocybella Porrigens, sở dĩ nấm có tên như vậy bởi theo nhiều người, khi ăn phải loại nấm này bạn có khả năng hóa thành thiên thần, linh hồn lên thiên đàng mãi mãi. Tuy nhiên, trước khi bị liệt vào danh sách những loại nấm độc nhất thế giới thì đây từng được xem là thực phẩm. Phải đến khi có 17 người chết trong tổng số 60 người Nhật Bản bị ngộ độc khi ăn phải chúng trong năm 2004 thì loại nấm này mới được khuyến cáo là nấm độc.
Nấm đôi cánh thiên thần có màu trắng, sống ở những nơi ẩm thấp và hiện tại các nhà khoa học chưa thể xác định được các độc tố của loại nấm này.
Nấm đôi cánh thiên thần
Nấm đôi cánh thiên thần

Nấm thiên thần hủy diệt (Destroying Angels)

Nấm thiên thần hủy diệt (Destroying Angels) thuộc họ Amanitaceae, là loại nấm cực độc có khả năng phá hủy hoàn toàn cơ thể bằng độc tố Amatoxin. Độc tố đi vào cơ thể sẽ gây ra các triệu chứng ban đầu như chuột rút, đau bụng, mê sảng, co giật, nôn mửa và tiêu chảy, sau đó khi được hấp thụ sẽ gây ra những tổn thương vĩnh viễn cho thận và đặc biệt là các tế bào gan. Biện pháp duy nhất để cứu người bị trúng độc đó chính là ghép gan, chạy lọc thận.
Nấm thiên thần hủy diệt (Destroying Angels)
Nấm thiên thần hủy diệt (Destroying Angels)

Nấm mũ tử thần (Death Cap)

Nấm mũ tử thần (Death Cap) có tên khoa học Amanita phalloides, là thủ phạm trong phần lớn các ca tử vong do ăn nấm tình cờ hoặc đầu độc có chủ đích. Đây là loại nấm có nguồn gốc ở châu Âu, thường mọc bên dưới những cây sồi trong rừng và có hình dạng giống nhiều loại nấm ăn được nên gây ra nhầm lẫn.
Amatoxin chính là độc tố có trong loại nấm mũ tử thần, nguyên nhân gây đến tổn thương về gan và thận vĩnh viễn. Ước tính, chỉ cần 30g chất độc này đủ để giết chết một người trưởng thành. Điều khiến bạn cần lưu ý, là ngay cả khi nấu chín, sấy khô hoặc làm đông lạnh thì độc tính của loại nấm này cũng không thay đổi.
Nấm mũ tử thần (Death Cap)
Nấm mũ tử thần (Death Cap)

Nấm Webcap

Nấm Webcap có tên khoa học Cortinarius rubellus, đây là một trong những loại nấm độc nhất thế giới bởi chỉ cần ăn phải một lượng nhỏ hoặc chỉ mới nếm vào nhổ ra ngay cũng đủ gây chết người. Chất Orellanine có trong nấm là một loại độc tố cực mạnh, tác động trực tiếp lên thận và hiện chưa có thuốc giải. Nếu may mắn thoát khỏi cái chết khi ăn phải nấm này thì bạn sẽ phải chạy thận suốt đời hoặc phải cấy ghép thận.
Nấm Webcap
Nấm Webcap

Nấm mũ đầu lâu mùa thu (Autumn Skullcap)

Nấm mũ đầu lâu mùa thu (Autumn Skullcap) có tên khoa học Galerina marginata, là loại nấm thường mọc trên những thân cây đã chết và có mặt ở khắp nơi trên thế giới. Cũng giống như nhiều loại nấm độc khác, loại nấm này trông giống như một loại nấm bình thường, có thể làm thực phẩm, song chất Amatoxin bên trong nó lại khiến gan của bạn bị tổn thương vĩnh viễn, dẫn tới suy gan và gây ra tử vong.
Nấm mũ đầu lâu mùa thu (Autumn Skullcap)
Nấm mũ đầu lâu mùa thu (Autumn Skullcap)

Nấm Deadly Dapperling

Deadly Dapperling là loại nấm thuộc họ Lepiota, thường mọc trong các khu rừng thông ở châu Âu và Bắc Mỹ. Đây là loại nấm có chứa chất Amatoxin - chất có khả năng gây ra 80 - 90% ca tử vong do ngộ độc nấm.
Nếu ăn phải chất độc này mà không được điều trị thì khả năng gây ra tử vong lên tới 50% và 10% nếu điều trị kịp thời. Khi bị ngộ độc, triệu chứng ban đầu sẽ là đau bụng, rối loạn tiêu hóa, sau đó bệnh nhân sẽ bị suy gan dẫn đến tử vong.
Nấm Deadly Dapperling
Nấm Deadly Dapperling

Nấm Conocybe Filaris

Conocybe Filaris là loại nấm thường mọc trên các bãi cỏ và có nguồn gốc ở khu vực Thái Bình Dương, phía Tây Bắc nước Mỹ. Nếu ăn phải nấm này thì chất Amatoxin trong nấm sẽ khiến nạn nhân có các triệu chứng buồn nôn, đau bụng, sau đó sẽ bị suy gan và dẫn đến tử vong. Chính bởi điều này mà Nấm Conocybe Filaris được liệt vào danh sách những loại nấm độc nhất trên thế giới.
Nấm Conocybe Filaris
Nấm Conocybe Filaris

Nấm tán bay (Fly Agaric)

Nấm tán bay (Fly Agaric) có tên khoa học Amanita muscaria, là loại nấm có ngoại hình bắt mắt, trông giống như những cây nấm trong truyện cổ tích. Mũ nấm có màu đỏ kèm theo là những đốm trắng, nấm thường mọc dưới những tán mục, ẩm ướt.
Tuy nhiên, đây là một trong những loại nấm độc nhất thế giới, chất độc chứa trong nấm tán bay là Muscinol và Axit Ibotenic. Những chất có khả năng tác động lên hệ thần kinh trung ương gây buồn nôn, buồn ngủ xen kẽ, kích động,... và còn có thể gây ra ảo giác. Đặc biệt, với những người có bệnh lý tim mạch ăn phải nấm này có thể bị tử vong.
Nấm tán bay (Fly Agaric)
Nấm tán bay (Fly Agaric)

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?