Top 5 Lý do vì sao 70% diện tích Tây Ban Nha trống rỗng

Tây Ban Nha tên đầy đủ là Vương Quốc Tây Ban Nha. Là một vương quốc có diện tích rất lớn khoảng: 504.782 km2. Tây Ban Nha còn là một cường quốc kinh tế lớn được xếp thứ 9 thế giới và thứ 5 tại Châu Âu. Thủ đô Madrid là một trong những thành phố phát triển sầm uất nhất của vương quốc này. Tuy nhiên 70% diện tích Tây Ban Nha lại trống rỗng và gần như không có người sinh sống. Hãy cùng Toplist tìm hiểu lý do vì sao lại xảy ra điều kì lạ này nhé.

Hơn 15% dân số Tây Ban Nha được sinh ra ở nước ngoài

Hơn 15% dân số Tây Ban Nha được sinh ra ở nước ngoài. Thậm chí phần lớn trong số họ còn sinh ra bên ngoài châu Âu, từ thuộc địa cũ của Tây Ban Nha trên khắp Mỹ Latinh. Điều này khiến Tây Ban Nha đứng thứ 4 trong số các quốc gia nhập cư ở châu Âu và thứ 10 trên thế giới. Trong suốt thế kỷ 20, từ 1900 đến 2000, mặc dù tổng dân số của Tây Ban Nha tăng gần gấp đôi nhưng dân số ở nông thôn của Tây Ban Nha lại có sự sụt giảm không hề nhẹ. Trong thời gian gần đây, dân số Tây Ban Nha hầu như không phát triển.


Giai đoạn 2011 - 2021, dân số cả nước chỉ tăng 0,12%, mức tăng trưởng thấp nhất được ghi nhận tại Tây Ban Nha kể từ khi bắt đầu lưu trữ hồ sơ giữa năm 1833 và 1846. Phần lớn là do tỷ lệ sinh ở Tây Ban Nha cực kỳ thấp, nhiều người đã chỉ trích chính phủ Tây Ban Nha về các chính sách hỗ trợ người dân. Trong các nước Tây Âu, Tây Ban Nha là quốc gia chi ngân quỹ quốc gia ít nhất để hỗ trợ cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, chỉ giới hạn ở mức 0,5% của GDP. Vì vậy, nhiều người Tây Ban Nha đã lựa chọn di cư sang nước ngoài để được hưởng mức sống tốt hơn là ở lại đất nước của mình.

Hơn 15% dân số Tây Ban Nha được sinh ra ở nước ngoài
Hơn 15% dân số Tây Ban Nha được sinh ra ở nước ngoài
Hơn 15% dân số Tây Ban Nha được sinh ra ở nước ngoài
Hơn 15% dân số Tây Ban Nha được sinh ra ở nước ngoài

Sự mất cất bằng về đầu tư cơ sở hạ tầng và các tiện nghi cơ bản

Năm 1970, khi chương trình công nghiệp hóa đầu tiên của Turewell diễn ra, hàng chục ngàn người đã di cư để tìm cơ hội làm việc tốt hơn. Kết quả của quá trình này là để lại những ngôi làng nhỏ bé, nơi có điệu kiện sinh sống thường khó khăn với mùa đông lạnh giá trên núi cao, chỉ có những tiện ích xã hội rất cơ bản và thiếu sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Chưa hết, 40% dân số còn lại tại vùng đất vốn đã rất thưa thớt đó tiếp tục phải đối mặt với việc thiếu internet và cả tỉnh có một chuyến tàu siêu chậm duy nhất di chuyển với tốc độ chỉ 30 km/h. Hình ảnh này đã từng xuất hiện trên phương tiện truyền thông xã hội Tây Ban Nha như một sự chế nhạo sau video cho thấy ngay cả một chiếc máy kéo đã vượt qua chuyến tàu siêu chậm đó. Việc này thể hiện khoảng cách giàu nghèo rất rộng tại đây, khi mà các vùng đất phát triển của Tây Ban Nha như Madrid được coi là một trung tâm công nghệ lớn cho toàn bộ lục địa châu Âu với nhiều tuyến đường sắt cao tốc di chuyển nhanh gấp 10 lần đoàn tàu chạy chậm kia.


Chính vì sự hỗn loạn, thiếu đầu tư cơ sở hạ tầng, các vùng nông thôn Tây Ban Nha chắc chắn sẽ là những nơi ít hấp dẫn hơn để sống, khiến những người dân nơi đây di chuyển đi và thậm chí kém hấp dẫn các nhà đầu tư. Tất cả chỉ là một vòng luẩn quẩn và nhà nước Tây Ban Nha đã dường như thực hiện được rất ít biện pháp nhằm đảo ngược tình thế này trong nhiều thập kỷ và đó chính là một trong những lý do tính đến thời điểm bây giờ, 90% dân số Tây Ban Nha sống trong phạm vi chỉ 30% diện tích đất trong khi 10% dân số còn lại sẽ sống rải rác trong phạm vi 70% diện tích đất nước.

Sự mất cất bằng về đầu tư cơ sở hạ tầng và các tiện nghi cơ bản
Sự mất cất bằng về đầu tư cơ sở hạ tầng và các tiện nghi cơ bản
Sự mất cất bằng về đầu tư cơ sở hạ tầng và các tiện nghi cơ bản
Sự mất cất bằng về đầu tư cơ sở hạ tầng và các tiện nghi cơ bản

Tây Ban Nha không gia nhập liên hiệp quốc gia cho đến năm 1955 và không tham gia cộng đồng kinh tế châu Âu

Tây Ban Nha không gia nhập liên hiệp quốc gia cho đến năm 1955 và không tham gia cộng đồng kinh tế châu Âu tiền thân của liên minh châu Âu cho đến khi 1986. Ban đầu, quốc gia này thành lập các đảng chính trị độc lập và công đoàn trong nước trong thời gian chế độ độc tài đã bị cấm và theo đuổi một nền kinh tế chính sách của Otarchi. Điều này đã khiến Tây Ban Nha phải gánh hậu quả về sự hủy diệt trên diện rộng từ nội chiến kinh tế Tây Ban Nha vẫn còn trì trệ trong nhiều thập kỷ. Tình trạng này tạo ra một cuộc di cư lớn từ Tây Ban Nha của những người xung đột với chế độ hoặc những người đang trải qua kinh tế khó khăn và kết quả là Tây Ban Nha trải qua nhiều thập kỷ di cư ròng ra khỏi đất nước.


Thị trường tự do và cải cách công nghiệp đã biến đổi hoàn toàn Tây Ban Nha cổ xưa và trì trệ trước đây, nền kinh tế gần như lột xác với những khoản vốn khổng lồ nước ngoài đầu tư vào quốc gia này. Các khu công nghiệp xung quanh đất nước xứ Basque phía Bắc bờ biển Barcelona và Madrid bùng nổ với việc làm và cơ hội phát triển đã thu hút hàng triệu bạn trẻ Tây Ban Nha từ khắp vùng nông thôn. Chính điều này đã dẫn đến những cuộc di dân lớn lại đây.

Tây Ban Nha không gia nhập liên hiệp quốc gia cho đến năm 1955 và không tham gia cộng đồng kinh tế châu Âu
Tây Ban Nha không gia nhập liên hiệp quốc gia cho đến năm 1955 và không tham gia cộng đồng kinh tế châu Âu
Tây Ban Nha không gia nhập liên hiệp quốc gia cho đến năm 1955 và không tham gia cộng đồng kinh tế châu Âu
Tây Ban Nha không gia nhập liên hiệp quốc gia cho đến năm 1955 và không tham gia cộng đồng kinh tế châu Âu

Cấu trúc địa hình của Tây Ban Nha

Tây Ban Nha là một quốc gia sở hữu rất nhiều dãy núi và được xếp hạng cao nhất trong bảng xếp hạng độ cao trung bình của các quốc gia liên minh châu Âu. Địa hình của Tây Ban Nha có thể chia làm 3 miền chính: Miền trung tâm Meseta, các miền núi khác và miền đất thấp. Miền trung tâm Meseta có thể coi như một vùng cao nguyên khổng lồ ở trung tâm Tây Ban Nha với độ cao trung bình từ 610 đến 700 m. Được bao quanh bởi những vùng núi, miền trung tâm Meseta dốc thoai thoải về phía Tây, nơi có những con sông đổ sang Bồ Đào Nha.


Dãy trung tâm Sistema là xương sống của vùng, chia miền trung tâm Meseta thành hai khu vực phía Bắc và phía Nam. Ngoài ra, những ngọn núi Cantabrian ở phía Tây Bắc Pyrenees dọc theo biên giới với Pháp, trực tiếp cắt ngang qua phía Đông Nam, khu vực này quá xa so với phần còn lại của Tây Âu. Do địa hình hiểm trở chỉ có số ít các làng và thị trấn nhỏ, phải mất hơn 45 phút lái xe chỉ để đi từ làng này qua làng khác. Địa hình chủ yếu là đồi núi dẫn đến việc cơ sở giao thông kém phát triển và lạc hậu, khu vực này không có các tuyến đường sắt cao tốc như các khu trung tâm dẫn đến việc di chuyển không thuận tiện, do đó tập trung rất ít dân cư. Dân cư tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn xung quanh trung tâm và bờ biển Địa Trung Hải và Đại Tây Dương ở miền Nam và miền Bắc.

Cấu trúc địa hình của Tây Ban Nha
Cấu trúc địa hình của Tây Ban Nha
Cấu trúc địa hình của Tây Ban Nha
Cấu trúc địa hình của Tây Ban Nha

Cuộc nội chiến Tây Ban Nha

Tây Ban Nha đã trải qua nhiều cuộc nội chiến và nổi loạn, do cả hai phe cải cách và bảo thủ tiến hành nhằm dành chính quyền từ tay đối phương. Trong khi những người thuộc trường phái cải cách tìm cách xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế thủ cựu để thành lập một hình mẫu nhà nước mới, phần lớn những người theo phái bảo thủ trong hệ thống chính trị của Tây Ban Nha tìm cách làm chệch hướng những cải cách đó và duy trì chế độ quân chủ. Những người ủng hộ vương triều Carlos, còn được gọi là những người Carlistas và dòng dõi của ông tập hợp dưới khẩu hiệu "Chúa, Đất nước, Nhà vua" và đấu tranh cho chủ nghĩa chuyên chế truyền thống của Tây Ban Nha, cũng như Đức tin Công giáo, chống lại chủ nghĩa tự do và sau này, chủ nghĩa cộng hòa của chính phủ Tây Ban Nha thời gian đó.


Có một số lý do dẫn đến chiến tranh, trong đó bao gồm nhiều vấn đề căng thẳng kéo dài trong nhiều năm. Tây Ban Nha đã trải qua một số chế độ cai trị kể từ sau cuộc Chiến tranh Napoleon từ đầu thế kỷ 19. Vương triều của vua Alfonso XIII kéo dài từ năm 1887 tới năm 1924, được thay thế bởi chế độ độc tài quân sự của Primo de Rivera. Tới năm 1928, chế độ này được kế tiếp bằng một vương triều kéo dài hai năm, cho tới khi nền Đệ nhị Cộng hòa được thành lập năm 1931. Nền cộng hòa được lãnh đạo bởi một liên minh các đảng cánh tả và trung dung.


Họ tiến hành một số cải cách gây ra nhiều tranh cãi, như luật Đất đai năm 1932, phân bố đất nông nghiệp cho nhiều nông dân nghèo. Hàng triệu người Tây Ban Nha vốn sống trong sự nghèo khổ cùng cực dưới sự cai trị khắc nghiệt của giới lãnh chúa chủ đất trong một hệ thống giống như chế độ phong kiến. Các cải cách đó cộng với các hoạt động chống đối giáo hội và sự trục xuất người Hồi giáo cũng như việc cắt giảm và cải cách quân đội, gây ra sự chống đối mạnh mẽ từ tầng lớp thượng lưu lãnh đạo cũ. Tây Ban Nha tiếp tục hoạt động hiệu quả như một nhà nước cánh hữu độc tài trong nhiều thập kỷ. Vì lịch sử lâu dài của cuộc nội chiến và chính phủ tập trung chính sách trong 50 năm qua đã khiến các vùng nông thôn của Tây Ban Nha mất đi 28% dân số.

Cuộc nội chiến Tây Ban Nha
Cuộc nội chiến Tây Ban Nha
Cuộc nội chiến Tây Ban Nha
Cuộc nội chiến Tây Ban Nha

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?