Top 10 Món ăn ngon từ quả vải và cách làm đơn giản tại nhà

Trái vải có những đặc tính kháng ung thư vô cùng mạnh mẽ nhờ vào nguồn hợp chất polyphenol dồi dào. Mùa hè là thời gian lý tưởng để nhâm nhi nhiều loại trái cây và vải nằm trong số những trái ngon và bổ không thể bỏ qua. Vải là loại trái cây quý với “ngoại hình” đỏ thắm như dâu tây, bên trong là thịt mềm màu trắng đục. Giữa trưa hè nóng nực mà được tận hưởng hương vị ngọt ngào, thơm tho của trái vải thì thật chẳng có gì sướng bằng. Và trong bài viết hôm nay toplist xin giới thiệu đến bạn các món ăn ngon từ quả vải.

Vải chiên xù

Nguyên liệu: (Cho 4 người)

  • Vải 500 gr
  • Phô mai 60 gr
  • Bột mì 100 gr
  • Bột chiên xù 80 gr
  • Trứng gà 2 quả
  • Dầu ăn 100 ml
  • Dụng cụ thực hiện: Chảo, bếp, dao, tô, thớt, kéo,...

Cách làm:

  • Sơ chế nguyên liệu: Vải bóc vỏ, dùng kéo cắt phần cuống trái vải lấy hạt vải ra khỏi cùi rồi để riêng qua 1 bên. Phô mai cắt hạt lựu vừa ăn và vừa để nhét vào trái vải. Cho phần nhân phô mai vào trong trái vải đã được tách hạt trước đó.
  • Tẩm bột: Cho 2 quả trứng vào một cái tô, đánh đều cho lòng đỏ và lòng trắng hòa quyện. Lăn trái vải qua từng lớp bột bắp, trứng rồi lại bột bắp, trứng và cuối cùng là lăn qua một lớp bột xù. Làm tương tự cho đến khi hết phần vải đã chuẩn bị.
  • Chiên vải: Bắc chảo dầu lên bếp cho sôi rồi nhẹ nhàng thả vải vài chiên ngập dầu, đến khi thấy vải vàng đều thì vớt ra.
  • Thành phẩm: Vải nhân phô mai chiên xù với lớp vỏ vàng giòn, bên trong là phần thịt vải trắng cùng với nhân phô mai chảy ra trông rất hấp dẫn. Cắn vào một cái sẽ cảm nhận được cảm giác giòn tan từ lớp vỏ ngoài kết hợp với phần thịt vải ngọt thanh mát và cuối cùng là lớp phô mai mằn mặn béo ngậy bên trong. Chấm thêm tí tương ớt, hương vị thêm phần thơm ngon. Đây là một món ăn vặt có thể chinh phục trái tim của tất cả mọi người tại mọi lứa tuổi.
Vải chiên xù
Vải chiên xù
Vải chiên xù
Vải chiên xù

Chè vải sương sáo

Nguyên liệu:

  • 1 ít trái vải tươi tách hạt (khoảng 300 g)
  • Sương sáo trắng
  • 1 hộp sữa tươi
  • 1 ít nước cốt dừa
  • Đường thốt nốt
  • Đường cát
  • 150 g hạt sen khô

Cách làm:

  • Hạt sen khô rửa sạch ngâm khoảng 30 phút
  • Vải tươi bóc vỏ tách hạt.
  • Hòa 1 gói bột sương sáo trắng với 180 ml sữa tươi, 150 ml nước lọc cùng 3 thìa đường cát cùng 2 thìa nước cốt dừa. Sau đó đợi bột sương sáo tan ra đem đun sôi. Với cách làm như này bạn sẽ có những miếng thạch sương sáo cực thơm và ngậy nhé. Đổ thạch vào khuôn đợi nguội cho vào tủ lạnh.
  • Cho hạt sen vào nồi đun sôi ninh nhừ. Khi hạt sen mềm cho đường thốt nốt vào. Tùy theo sở thích bạn cho độ ngọt nhé. Đun thêm khoảng 3 phút nữa.
  • Với vải tươi sau khi bóc vỏ bỏ hạt nếu thích ngọt bạn có thể sên vải với 1 ít đường còn không thì cho luôn vào nồi chè sen đun khoảng 3-5 phút cho vải ngấm vị ngọt là được
  • Khi chè sen chín ta cho thạch sương sáo vào nếu thích thêm vài viên đá. Mùa vải đã đến bạn thử làm món chè vải sương sáo kiểu này ăn chơi nhé!
Chè vải sương sáo
Chè vải sương sáo
Chè vải sương sáo

Canh mướp đắng vải thiều

Nguyên liệu:

  • 10 quả vải thiều tươi
  • 1 quả mướp đắng
  • 2 cánh gà.
  • Ngoài ra còn các gia vị khác như gừng, bột canh, bột ngọt, hạt tiêu, rượu gạo, nước tương…
  • Nếu không dùng cánh gà, bạn có thể thay đổi khẩu vị bằng tôm khô, sườn non, thịt thăn, mọc…

Cách làm:

  • Cánh gà chặt thành miếng nhỏ ướp với gia vị, hạt tiêu, rượu và một thìa nước tương. Mướp đắng rửa sạch, bổ đôi theo chiều dọc. Lọc bỏ ruột và hạt rồi cắt thành từng miếng kích thước 5 x 5 cm. Vải thiều bóc vỏ lấy cùi, bỏ hạt.
  • Gà sau khi ướp gia vị chừng 20 phút, thêm khoảng 600 ml nước, cho lên bếp hầm với lửa nhỏ, mở vung. Thỉnh thoảng vớt bỏ bọt sủi trẳng nổi lên trên.
  • Dùng khoảng 1 lạng gừng đập dập cho vào nồi hầm. Khi thấy gà đã mềm, lần lượt cho mướp đắng, vải thiều và hầm thêm chừng 2 – 3 phút nữa. Sau đó nêm gia vị cho vừa miệng.
Canh mướp đắng vải thiều
Canh mướp đắng vải thiều
Canh mướp đắng vải thiều
Canh mướp đắng vải thiều

Gà nấu vải

Nguyên liệu:

  • 1kg thịt ức gà hoặc đùi gà, 500g cà rốt
  • 300g vải tươi
  • 1 củ hành trắng
  • vài tai nấm đông cô khô
  • 5 muỗng canh dầu hào
  • 2 tép tỏi
  • 1 củ hành khô
  • muối, dầu ăn.
  • Bún, mì hoặc bánh mì để ăn kèm

Cách làm:

  • Băm nhỏ 2 tép tỏi và hành khô. Hành trắng cắt múi cau. Thịt gà róc xương để riêng, cắt thịt thành miếng vừa ăn. Cho một nửa phần hành tỏi băm vào gà cùng với dầu hào, ướp khoảng 1 tiếng hoặc để trong tủ lạnh qua đêm.
  • Cho một chút dầu ăn vào nồi, phi thơm chỗ hành tỏi còn lại rồi cho phần thịt gà vào xào sơ đến khi thịt săn lại. Xúc thịt ra để riêng. Cho hành trắng vào nồi xào sơ. Thả phần xương gà vào, đổ nước ngập. Vớt bọt thường xuyên và hầm trong khoảng 1 tiếng.
  • Cà rốt gọt vỏ, tỉa hoa và cắt khúc vừa ăn. Nấm đông cô ngâm nước cho nở mềm. Lột vỏ và bỏ hạt vải. Nếu dùng vải hộp, bạn để riêng phần cái và nước.
  • Khi nước dùng gà đã trong và ngọt, bạn vớt xương gà ra. Cho vào nồi phần thịt gà đã xào, nấm đông cô và cà rốt. Nếu dùng vải hộp bạn cho nước vải vào cùng. Hầm đến khi thịt gà và cà rốt chín mềm.
  • Nêm nếm lại nước dùng với muối và đường. Cho vải vào và nấu thêm khoảng 10 phút để vải không bị nát.

Ngoài cách sử dụng cánh gà bạn có thể thay thế bằng thịt băm, tôm…. Món canh vải thiều mướp đắng rất tốt cho sức khỏe vào mùa hè.

Gà nấu vải
Gà nấu vải
Gà nấu vải

Chè vải hạt sen

Nguyên liệu: (Cho 2 người)

  • Vải thiều 500 gr
  • Hạt sen tươi 100 gr (đã bỏ tâm sen đắng bên trong)
  • Dầu chuối 1 ít
  • Đường 100 gr (có thể gia giảm tuỳ khẩu vị)
  • Nước lọc 1 lít


Cách làm:

  • Tách vải và nấu hạt sen: Lột vỏ vải rồi dùng dao tách hột ra khỏi phần thịt vải. Sau đó rửa sạch lại. Đun sôi 1 lít nước sau đó cho hạt sen tươi đã rửa sạch vào nấu khoảng 10 phút, hớt bọt, tắt bếp. Cho tiếp 100gr đường vào, trộn đều, vớt hạt sen ra, giữ lại phần nước trong nồi.
  • Nhồi hạt sen vào vải: Hạt sen sau khi nấu xong để cho ráo nước thì lần lượt nhồi vào bên trong thịt vải.
  • Nấu chè: Đun sôi phần nước luộc hạt sen, thả vải và hạt sen còn dư lại vào nước đường nấu thêm khoảng 3 phút nữa, cuối cùng bạn cho vài giọt dầu chuối vào, vớt bọt để nước được trong. Vậy là xong rồi.
  • Thành phẩm: Để cho chè nguội thì múc ra chén, có thể thêm chút đá bào để thưởng thức. Vị ngọt thơm và thanh mát của món chè vải hạt sen sẽ khiến mùa hè của bạn thêm thú vị hơn nhiều đấy!
Chè vải hạt sen
Chè vải hạt sen
Chè vải hạt sen

Gỏi vịt quay trái vải

Nguyên liệu:

  • Thịt vịt ngon
  • Vải thiều
  • Xoài xanh,
  • Húng
  • ớt đỏ
  • Hành tím hành tây, gừng,
  • Nước mận xốt
  • Vừng, lạc, giấm và đường.

Cách làm:

  • Lọc thịt vịt quay, xé nhỏ thịt vịt quay ra. Vải bóc bỏ hạt và trộn với các nguyên liệu khác, pha nước sốt trộn vừa miệng và thưởng thức thôi.
  • Vị ngọt thơm tự nhiên của vải ngấm sâu vào trong từng thớ thịt vịt, nhưng khi ăn những miếng thịt vịt quay này vẫn giòn tan trên đầu lưỡi. Vị chua rôn rốt, giòn sần sật của xoài xanh làm cho món ăn thêm hấp dẫn.
Gỏi vịt quay trái vải
Gỏi vịt quay trái vải
Gỏi vịt quay trái vải
Gỏi vịt quay trái vải

Thạch vải thanh long

Nguyên liệu: (Cho 5 người)

  • Nước 800 ml
  • Vải 15 trái
  • Đường trắng 120 gr
  • Bột rau câu dẻo 10 gr
  • Siro thanh long 15 ml

Cách làm:

  • Sơ chế vải: Bạn bóc vỏ và bỏ hạt vải rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn sau đó lọc lấy nước cốt vải.
  • Nấu rau câu: Cho 800ml nước cùng đường và bột rau câu chung trong 1 cái nồi, bật lửa nhỏ đun lên và khuấy đều để không bị vón cục, khoảng 1 phút thì nhấc xuống. Chia nồi nước trên vào 2 phần nhỏ bằng nhau, một phần đổ nước cốt vải, phần còn lại đổ siro thanh long và khuấy đều. Múc 2 muỗng canh thạch vải đổ vào khuôn và hong trước gió cho thạch se mặt thì đổ 2 muỗng canh thạch thanh long lên trên. Khi lớp thạch trước đã se mặt thì múc tiếp 2 muỗng canh thạch vải rồi 2 muỗng canh thạch thanh long, cứ như vậy bạn đổ màu thạch xen kẽ sao cho đều nhau và làm thành nhiều tầng lớp cho hấp dẫn. Lưu ý: Để rau câu lâu bị đông bạn hãy đặt rau câu trên bếp âm ấm.
  • Thành phẩm: Sự kết hợp giữa thanh long và vải tạo ra một vị ngọt thanh dễ chịu, ngoài ra sự kết hợp này còn giúp bạn thanh lọc và làm mát cơ thể trong những ngày hè oi bức khó chịu nữa đó.
Thạch vải thanh long
Thạch vải thanh long
Thạch vải thanh long
Thạch vải thanh long

Sữa chua vải

Nguyên liệu: Cho 3 người

  • Vải tươi 16 trái (khoảng 100gr)
  • Sữa chua không đường 180 ml
  • Kem tươi 60 ml (fresh cream)
  • Sữa đặc 2 muỗng canh
  • Hạt dẻ cười 1 ít
  • Cánh hoa hồng khô 1 ít

Cách làm:

  • Xay trái vải: Tách vỏ 16 trái vải và cho khoảng 14 trái vải tươi vào máy xay và xay nhuyễn. Phần còn lại cắt đôi dùng trang trí.
  • Làm sữa chua vải: Cho 180ml sữa chua, 2 muỗng canh sữa đặc và 60ml kem tươi vào tô rồi cho phần vải đã xay vào và trộn đều đến khi các nguyên liệu hòa quyện với nhau.
  • Đổ khuôn và nướng: Khử trùng các ly đựng sữa chua bằng nước sôi và lau khô. Cho hỗn hợp sữa chua vải đã trộn vào đến khoảng 3/4 ly. Lấy giấy bạc bọc phần miệng ly lại. Mách nhỏ: Sử dụng giấy bặc bọc miệng ly sẽ giúp sữa chua không bị vàng trong quá trình nướng gây mất thẩm mỹ thành phẩm.
  • Cho các ly sữa chua vào mâm nước rồi đổ nước vào sau đó cho vào lò nướng 10 - 12 phút tại nhiệt độ 160 độ C. Mách nhỏ: Bạn nhớ bật lò nướng ở nhiệt độ 170 độ C trước 15 phút để lò ổn định nhiệt nhé!
  • Sau thời gian nướng lấy sữa chua ra và cho nước mát vào mâm để làm nguội sữa chua.
  • Thành phẩm: Khi sữa chua nguội cho 1 ít trái vải tươi, 1 ít hạt dẻ cười tách đôi cùng 1 cánh hoa hồng lên trên mặt để trang trí cho đẹp mắt là xong.

Món sữa chua ngọt dịu chua nhẹ lại thêm mùi thơm đặc trưng của trái vải kết hợp với độ béo của sữa đặc và kem tạo nên nhiều tần hương vị. Đây là món tráng miệng mà bạn nên thực hiện thử cho gia đình thưởng thức.

Sữa chua vải
Sữa chua vải
Sữa chua vải
Sữa chua vải

Vải thiều nhân sữa chua

Nguyên liệu: Cho 2 người

  • Vải 16 quả
  • Sữa chua 100 gr
  • Sữa đặc 40 gr
  • Nước cốt dừa 80 gr
  • Bột cơm dừa 10 gr

Cách làm:

  • Sơ chế vải: Vải sau khi mua về các bạn tách ra khỏi cành, lột bỏ khoảng 1/3 vỏ vải phía trên đầu. Dùng 1 con dao mũi nhọn hoặc đầu sau của muỗng tách xung quanh hạt với cơm vải để loại bỏ hạt đi. Tiếp theo bạn lột bỏ hết phần vỏ còn lại của chúng rồi xếp cơm vải nằm ngay ngắn, gọn trong 1 chiếc dĩa.
  • Làm nhân và cho vào trái vải: Tiến hành làm nhân bằng cách cho 100gr sữa chua, 40gr sữa đặc và 80gr nước cốt dừa vào một cái chén. Khuấy cho cả 3 nguyên liệu đó hòa lại làm một, tạo thành một hỗn hợp đồng nhất là được. Kế tiếp, dùng 1 chiếc muỗng múc hỗn hợp nhân vừa trộn đổ vào trong cơm vải, đến khi nào đầy quả vải thì ngừng lại. Bạn tiếp tục thực hiện đến khi cho nhân vào hết số cơm vải đã tách hạt đó.
  • Cho vải vào ngăn đá: Sau đó, bạn dùng màng bọc thực phẩm bọc kín số vải ở trên dĩa lại rồi cho vào trong ngăn đá tủ lạnh. Làm đông vải trong khoảng 2 tiếng là được.
  • Thành phẩm: Vậy là sau 2 tiếng chờ đợi bạn đã hoàn thành món vải băng tuyết cực hot rồi.
Vải ăn vào mát lạnh, cơm vải đông lại ăn hơi cứng giòn kết hợp với phần nhân sữa chua thơm béo cực ngon.
Vải thiều nhân sữa chua
Vải thiều nhân sữa chua
Vải thiều nhân sữa chua

Vải nhồi tôm

Nguyên liệu:

  • 300gr tôm,
  • 1 muỗng cà phê muối
  • 1 muỗng cà phê bột bắp
  • 1/4 cà phê tiêu sọ xay
  • 12 trái vải đóng hộp
  • 1 ít ớt bột
  • xà lách
  • ngò trang trí.
  • Nước sốt: 1 chén nước dùng gà, 1 muỗng cà phê dầu, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột bắp pha loãng, 2 lòng trắng trứng gà.

Cách làm:

  • Tôm lột vỏ, quết nhuyễn. Ướp với muối, bột năng, tiêu. Rắc bột năng vào bên trong trái vải. Xà lách, ngò rửa sạch.
  • Chia tôm thành 10 viên bằng nhau. Nhồi tôm vào trong trái vải, xếp tôm ra đĩa rồi cho vào xửng hấp với lửa lớn từ 6-8 phút cho tôm chín từ bên trong.
  • Nước sốt: nấu sôi nước dùng với muối và dầu ăn. Rưới bột năng và lòng trắng trứng vào, khuấy đều cho sền sệt. Lót xà lách dưới đĩa sâu, xếp trái vải lên trên, rải ngò, rắc bột ớt và rưới nước sốt lên trên.

Bạn cũng có thể làm món vài nhồi tôm thịt như ở dưới video.

Vải nhồi tôm
Vải nhồi tôm
Vải nhồi tôm thịt

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?