Top 15 Nghề nghiệp hấp dẫn nhất ở Mỹ

Mỹ là quốc gia có diện tích lớn thứ ba trên thế giới (sau Nga và Trung Quốc), bao gồm 50 tiểu bang lớn nhỏ. Mỹ có nền kinh tế phát triển nhờ địa hình, tài nguyên thiên nhiên và cơ sở hạ tầng tốt, nhờ vậy cuộc sống người dân cũng từ đó được nâng cao. Vì thế, định cư và có một việc làm tốt ở Mỹ là mơ ước của không ít người. Hãy cùng điểm qua một số nghề nghiệp hấp dẫn nhất tại Mỹ năm 2016 đã được trang tin uy tín Glassdoor công bố:

Nhà quản lý thuế

  • Số vị trí tuyển dụng: 1,574
  • Mức lương bình quân: 108,000 USD
  • Đánh giá cơ hội nghề nghiệp: 3,9
Quản lý thuế là quá trình phân công, tổ chức cho các bộ phận khác trong cơ quan, phối hợp các bộ phận khác trong việc thực hiện các chính sách thuế một cách hiệu quả, chặt chẽ. Các công việc nhà quản lý thuế phải làm bao gồm: quản lý các hoạt động khai thuế, đăng kí thuế, hoàn thuế, giảm u, kiểm tra, đánh giá, cưỡng chế, xử lí vi phạm và giải quyết các vấn đề liên quan khác. Thế nhưng, vì thuế là công tác nhà nước nên việc quản lý phải công khai, minh bạch, thực hiện đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật.
Hình minh họa nhà quản lý thuế
Hình minh họa nhà quản lý thuế

Quản lý tiếp thị

  • Số vị trí tuyển dụng: 2,560
  • Mức lương bình quân: $90,000 USD
  • Đánh giá cơ hội nghề nghiệp: 3.4
Quản lý tiếp thị là người quản lý các định hướng, dự án, phương pháp quảng bá và sử dụng nguồn lực một cách hợp lý. Để tạo ra hiệu quả trong chiến lược quản trị chi phí – lợi ích marketing, người quản lý phải có một sự hiểu biết chi tiết mục tiêu kinh doanh và thị trường mà công ty hoạt động. Ngoài ra, quản lý tiếp thị còn cần một đội ngũ nhân viên kinh nghiệm, làm việc theo quy trình logic, chuẩn xác, như vậy mới mang lại hiệu quả toàn diện.
Hình minh họa quản lý tiếp thị
Hình minh họa quản lý tiếp thị

Lập trình viên di động

  • Số vị trí tuyển dụng: 2,251
  • Mức lương bình quân: $90,000 USD
  • Đánh giá cơ hội nghề nghiệp: 3,8
Trong cuộc sống ngày nay, điện thoại di động là vật dụng phổ biến và không thể thiếu với mỗi người, đặc biệt là sự xuất hiện của smartphone dẫn đến việc nghiên cứu và tạo ra những ứng dụng mới cho di động. Vì vậy, việc đào tạo các lập trình viên di động trở nên cần thiết hơn, lập trình viên di động là nghề dùng ngôn ngữ lập trình để viết và tạo ra, phát triển các phần mềm hữu ích. Có thể kể đến các phần mềm như: mạng xã hội, game, chat, đọc truyện,..là những phần mềm phổ biến và thông dụng ngày nay. Không chỉ ở Mỹ, mà ở Việt Nam đây là ngành nghề còn khá mới và đòi hỏi nguồn nhân lực dồi dào, kiến thức, kinh nghiệm để phát triển ngành kỹ thuật của Việt Nam.
Hình minh họa lập trình viên di động
Hình minh họa lập trình viên di động

Quản lý phát triển phần mềm

  • Số vị trí tuyển dụng: 1,199
  • Mức lương bình quân: $135,000 USD
  • Đánh giá cơ hội nghề nghiệp: 3.4
Phát triển phần mềm là quá trình của các hoạt động của cá nhân, tổ chức giúp cho phần mềm xây dựng được đón nhận và ủng hộ. Đây là quá trình khá quan trọng vì nó quyết định đến năng suất, chất lượng, từ đó mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp, vì vậy công tác quản lý phát triển phần mềm là hết sức cần thiết. Để đạt hiệu quả tốt nhất, người chịu trách nhiệm quản lý phát triển phần mềm cần có kiến thức, xây dựng quy trình làm việc chặt chẽ, hợp lí để phát huy công dụng tối đa. Người quản lý phát triển phần mềm có nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi về sản phẩm của mình, chịu giải quyết mọi vấn đề mà quy trình làm việc xảy ra. Đây là nghề còn khá mới ở Việt Nam, nhưng ở Mỹ đã phát triển, đào tạo nguồn nhân lực dồi dào.
Hình minh họa phần mềm quản lý bán hàng
Hình minh họa phần mềm quản lý bán hàng

Quản lý kiểm toán

  • Số vị trí tuyển dụng: 1,01
  • Mức lương bình quân: $95,000 USD
  • Đánh giá cơ hội nghề nghiệp: 3.9
Quản lý kiểm toán là người thu xếp toàn bộ thông tin, thủ tục, văn bản của công ty để đảm bảo sự vận hành của nó. Người quản lý kiểm toán phải nắm giữ các thông tin về kế toán và hành chính và quản lí để việc đưa ra những phương hướng. Để làm việc có hiệu quả, người quản lý phải căn cứ vào mục tiêu, hiệu quả hoạt động, nguyên nhân vấn đề và cả tâm lí xã hội học. Kiểm toán có nhiều phạm vi khác nhau như: kiểm toán về thông tin, kiểm toán về hiệu quả, kiểm toán tính quy tắc,...do vậy người quản lý kiểm toán cần có chuyên môn, kinh nghiệm dày dặn để hoàn thành tốt công việc.
Hình minh họa quản lý kiểm toán
Hình minh họa quản lý kiểm toán

Quản lý phân tích

  • Số vị trí tuyển dụng: 982
  • Mức lương bình quân: $105,000 USD
  • Đánh giá cơ hội nghề nghiệp: 3.7
Phân tích là quá trình nghiên cứu nội dung công việc nhằm đưa ra hướng cụ thể để tiến hành, thực hiện, nghiên cứu các nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn về công việc. Và quản lý phân tích là quản lý nhân viên phân tích, có trách nhiệm, quyền hạn về dự án đó. Đây là vị trí khá quan trọng vì nếu không biết phân tích công việc, công ty sẽ không có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận, không thể đánh giá chính xác được nội dung của các công việc.
Hình minh họa quản lý phân tích
Hình minh họa quản lý phân tích

Quản lý tài chính

  • Số vị trí tuyển dụng: 1,632
  • Mức lương bình quân: $115,000 USD
  • Đánh giá cơ hội nghề nghiệp: 3.3
Quản lý tài chính là quá trình sử dụng các thông tin phản ánh tình trạng tài chính của công ty, từ đó người quản lý phân tích điểm mạnh và yếu của nó để thành lập, định hướng các kế hoạch kinh doanh cho công ty.
Việc quản lý tài chính bao gồm việc lập các kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn, đồng thời quản lý có hiệu quả vốn hoạt động thực của công ty. Đây là công việc ảnh hưởng trực tiếp đến phương thức và cách thức mà nhà quản lý thu hút vốn đầu tư để thành lập, duy trì và mở rộng công việc kinh doanh, vì vậy nó rất quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp. “ Việc quản lý tài chính không có hiệu quả là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự thất bại của các công ty, không kể công ty vừa và nhỏ hay các tập đoàn công ty lớn. ” Chính vì vậy, người chịu trách nhiệm quản lý tài chính có vai trò rất quan trọng, nên người quản lý cần tập trung phát triển, định hướng các hình thức tài chính thiết thực và hiệu quả nhất cho công ty.
Hình minh họa quản lý tài chính
Hình minh họa quản lý tài chính

Kĩ sư phần mềm

  • Số vị trí tuyển dụng: 49,270
  • Mức lương bình quân: $95,000 USD
  • Đánh giá cơ hội nghề nghiệp: 3.3
Nếu như lập trình viên chỉ làm công việc liên quan đến mã code thì kĩ sư phần mềm lại làm nhiều việc hơn như: thiết kế, gia công phần mềm, xác định sản phẩm phần mềm, chi tiết hóa, phát triển phần mềm, tham gia vào việc phát hành phần mềm, phân tích, bảo trì phần mềm đó,.. Điểm ưu của nghề này là dù khủng hoảng kinh tế đến đâu thì kĩ sư phần mềm ít chịu tác động nhất, vì công nghệ là sản phẩm vẫn phải dùng hàng ngày. Không chỉ ở Mỹ, mà mức lương của kĩ sư phần mềm ở Việt Nam cũng khá cao, từ 1000 - 4000 USD/tháng. Thế nhưng, đây là nghề được coi là khó khăn nhất, vì đòi hỏi sự sáng tạo và tư duy rất cao mới đem lại hiệu quả cho công việc.
Hình minh họa kỹ sư phần mềm
Hình minh họa kỹ sư phần mềm

Quản lý chất lượng

  • Số vị trí tuyển dụng: 3,749
  • Mức lương bình quân: $85,000 USD
  • Đánh giá cơ hội nghề nghiệp: 3.4
Quản lý chất lượng là các hoạt động kiểm soát, định hướng tổ chức nào đó về chất lượng, bao gồm: thành lập chính sách, mục tiêu chất lượng, hoạch định, kiểm soát chất lượng, đảm bảo và cải tiến chất lượng. Người quản lý chất lượng có trách nhiệm đảm bảo quy trình làm việc, làm đúng, làm đủ kế hoạch đã đặt ra để mang đến hiệu quả cần thiết. Việc quản lý chất lượng có nhiều nguyên tắc khắc khe như: định hướng của khách hàng, sự lãnh đạo, sự tham gia của mọi người, việc cải tiến sản phẩm, quan hệ hợp tác với đối tác khác,...Do vậy, hành trình để đạt được chất lượng của một sản phẩm, tổ chức nào đó là cả chặng đường dài, phụ thuộc và định hướng vào nhu cầu ngày một cao của người sử dụng. Và người quản lý chất lượng cần có đủ kinh nghiệm, hướng đi để quản lý công việc tốt nhất.
Hình minh họa qui trình quản lý chất lượng
Hình minh họa qui trình quản lý chất lượng

Cán bộ nghiên cứu giải pháp

  • Số vị trí tuyển dụng: 2,906
  • Mức lương bình quân: $119,500 USD
  • Đánh giá cơ hội nghề nghiệp: 3,5
Cán bộ nghiên cứu giải pháp là tên gọi chung vì nó phân ra thành nhiều ngành, nghề khác nhau như: khoa học, kĩ thuật, nông nghiệp, công nghiệp,...Mỗi ngành đều có những khó khăn, vấn đề nan giải cần đến người nghiên cứu giải pháp để tìm tòi, suy luận ra các phương pháp kịp thời. Vì vậy, để có thể thực hiện tốt công việc nghiên cứu giải pháp thì bạn cần có kiến thức, đầu óc sáng tạo, logic để đưa ra những cách giải quyết tốt nhất, nhanh nhất cho vấn đề. Tuy nhiên, đây cũng là một nghề khá áp lực vì tính chất công việc đòi hỏi kiến thức, kinh nghiệm rất cao nên việc trao dồi, nâng cao bản thân mình hàng ngày là điều quan trọng.
Hình minh họa cán bộ nghiên cứu giải pháp
Hình minh họa cán bộ nghiên cứu giải pháp

Chuyên viên khoa học dữ liệu

  • Số vị trí tuyển dụng: 1,736
  • Mức lương bình quân: 116,840 USD
  • Đánh giá cơ hội nghề nghiệp: 4.1
Khoa học dữ liệu là lĩnh vực liên quan đến dữ liệu ở các dạng khác nhau, là tiếp nối của nhiều ngành khoa học khác nhau như: khai phá dữ liệu, khoa học thống kê, khoa học thông tin, khoa học máy tính...Khoa học dữ liệu ngày càng có vị trí quan trọng trong các công ty, tổ chức, các chuyên viên khoa học dữ liệu là người giải quyết các vấn đề về dữ liệu khi công ty gặp một khối dữ liệu lớn không hề có cấu trúc, trật tự. Quan trọng hơn, các chuyên viên khoa học dữ liệu không có một công việc cố định nào cả, mà họ phải từ kiến thức, kỹ năng về kĩ thuật để sáng tạo ra những cái mới, cái cốt lõi của vấn đề. Họ truyền đạt các khám phá của mình tìm ra và định hướng tiềm năng cho doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp phát triển. Với cuộc sống ngày một hiện đại thì kiến thức, kinh nghiệm của chuyên viên khoa học dữ liệu càng ngày phải được nâng cao hơn mới bắt kịp được xu hướng và khối lượng dữ liệu khủng từng ngày.
Hình minh họa chuyên viên khoa học dữ liệu
Hình minh họa chuyên viên khoa học dữ liệu

Quản lý sản phẩm

  • Số vị trí tuyển dụng: 6,607
  • Mức lương bình quân: $106,000 USD
  • Đánh giá cơ hội nghề nghiệp: 3.3
Quản lý sản phẩm là người có trách nhiệm phụ trách một sản phẩm hay một thương hiệu nào đó được công ty đưa ra, có trách nhiệm với bất kì vấn đề gì liên quan đến sản phẩm đó. Và người quản lý có nhiệm vụ xây dựng, quảng bá, bảo vệ sản phẩm, giúp sản phẩm được ủng hộ và phát triển nhất có thể. Vì vậy, để hoàn thành tốt công việc này, người quản lý cần có chiến lược đúng, logic và kĩ năng, kiến thức nhất định.
Hình minh họa nghề quản lý sản phẩm
Hình minh họa nghề quản lý sản phẩm

Trợ lý bác sĩ

  • Số vị trí tuyển dụng: 3,364
  • Mức lương bình quân: $97,000 USD
  • Đánh giá cơ hội nghề nghiệp: 3.5
Trợ lý bác sĩ là người làm việc dưới sự chỉ đạo của bác sĩ, có thể điều trị và chẩn đoán bệnh của bệnh nhân dưới sự giám sát của bác sĩ. Trợ lý bác sĩ sẽ phải biết bệnh nhân bệnh gì, nguyên nhân do đâu, còn y tá sẽ làm các công việc liên quan, hỗ trợ, trợ lý bác sĩ mới là người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân. Bác sĩ là người chỉ đạo một nhóm, hướng dẫn mọi quy trình điều trị, sau đó y tá và trợ lý bác sĩ sẽ tiếp nhận và trực tiếp chữa trị, chăm sóc bệnh nhân dưới sự giám sát của bác sĩ. Vì vậy, để làm tốt công việc này, không những đòi hỏi chuyên môn mà cần phải có thái độ, nhiệt huyết với công việc, tận tâm với bệnh nhân để mang lại kết quả tốt nhất.
Hình minh họa trợ lý bác sĩ
Hình minh họa trợ lý bác sĩ

Quản lý tạo gắn kết

  • Số vị trí tuyển dụng: 1,356
  • Mức lương bình quân: $125,000 USD
  • Đánh giá cơ hội nghề nghiệp: 3,8
Gắn kết là gì? Là sự kết nối, sự cam kết về cảm xúc, là điều kiện cần thiết cho việc hợp tác giữa đôi bên. Và quản lý tạo gắn kết là người thực hiện nhiệm vụ đó, vì tạo gắn kết giữa nhân viên và công ty là điều quan trọng cực kì. Người quản lý tạo gắn kết sẽ làm cho nhân viên đạt đến cảm xúc đam mê, hăng say với công việc, làm việc hết mình bằng trái tim và tất cả nhiệt huyết. Ngoài ra, người quản lý còn cần gắn kết giữa các nhân viên với nhau, để tình cảm và hiệu quả làm việc được duy trì một cách tốt nhất. Đây không hẳn là một nghề áp lực, nhưng nó đòi hỏi sự tâm lí và nhiệt tình nhiều nhất thì mới gắn kết được mọi người với nhau.
Hình minh họa quản lý tạo gắn kết
Hình minh họa quản lý tạo gắn kết

Quản lý nhân sự


  • Số vị trí tuyển dụng: 3,468
  • Mức lương bình quân: $85,000 USD
  • Đánh giá cơ hội nghề nghiệp: 3.7
Trong các doanh nghiệp, tổ chức, công ty thì nguồn nhân sự là nguồn lực không thể thiếu, vì vậy cần có người quản lý để khai thác và phát triển. Quản lý nhân sự là người chịu trách nhiệm về nhân lực, chỉ huy, đào tạo, sử dụng, khai thác một cách hữu ích để mang lại hiệu quả tốt nhất cho công ty. Vì vậy, để làm tốt công việc thì đòi hỏi ở bạn kiến thức, kinh nghiệm, sự hiểu biết con người ở mọi khía cạnh. Tùy vào mức độ cả công ty mà quản lý nhân sự sẽ đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau, ví dụ ở công ty nhỏ thì quản lý nhân sự sẽ đảm nhận hầu như toàn bộ các vấn đề về nhân lực, còn ở công ty có quy mô lớn thì việc quản lý nhân sự sẽ được phân chia thành nhiều bộ phận khác nhau như: mảng đào tạo, mảng việc làm, mảng phát triển, mảng lợi ích,...
Để thành công trong ngành quản lý nhân sự là khả năng đánh giá và sự suy xét thận trọng chính là chìa khóa tất yếu. Để tồn tại được trong lĩnh vực này, bạn phải là người của mọi người, phải nhiệt tình, cư xử đúng mực và luôn lắng nghe, vì hàng ngày phải tiếp xúc với rất nhiều người, nếu không đủ bản lĩnh thì mảnh đất quản lý nhân sự sẽ không thuộc về bạn.
Hình minh họa quản lý nhân sự
Hình minh họa quản lý nhân sự

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?