Top 20 Sai lầm nguy hiểm khi uống thuốc bạn nhất định phải biết

Tại Việt Nam, mỗi năm có tới hơn 700 nghìn người phải nhập viện thì uống thuốc sai cách. Uống thuốc là để chữa bệnh, nhưng uống thuốc sai cách không những khiến bệnh không khỏi mà còn gây ra những tác dụng phụ, làm cơ thể càng yếu hơn. Dưới đây, Toplist xin được chia sẻ những sai lầm lớn khi uống thuốc để bạn có thể tránh trong chăm sóc sức khỏe hàng ngày.

Nghiền nát ra uống

Thực sự, những thuốc viên cứng hay có bao phim bọc bên ngoài không chỉ có tác dụng chống “vị đắng” cho bạn khi uống mà còn giúp thuốc từ từ trong cơ thể, không để cơ thể "vội vàng" hấp thụ hoàn toàn thuốc một cách quá nhanh, dẫn đến không hiệu quả. Nếu bạn nhai thuốc, nghiền nát thuốc sẽ dễ gây ra ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.


Có một ví dụ đơn giản cho bạn hình dung như sau: Thuốc chứa thành phần omeprazole được nghiên cứu chế tạo để tới khi đến ruột mới bắt đầu tan hết. Nếu bạn nhai nát ra quá sớm, thuốc sẽ giảm bớt đi tác dụng của mình, thậm chí là mất tác dụng.

Nghiền nát ra uống
Nghiền nát ra uống
Nghiền nát ra uống
Nghiền nát ra uống

Uống thuốc bị nôn lại uống bổ sung thay thế

Hiện tượng nôn khi vừa uống thuốc xảy ra khá nhiều trong cuộc sống thường ngày, nhất là ở trẻ em. Tuy nhiên, việc uống thuốc bổ sung vào chỗ thuốc đã bị nôn ra không phải lúc nào cũng có thể áp dụng. Bạn phải nhớ lại hoặc kiểm tra xem bạn đã nôn ra bao nhiêu thuốc, thời gian bị nôn sau khi uống thuốc là bao lâu thì mới quyết định xem có nên uống lại thuốc hay không.


Thuốc khi uống xong ít nhiều “ngấm” vào cơ thể, nếu uống bổ sung không đúng sẽ gây quá liều, dẫn đến sốc thuốc.

Uống thuốc bị nôn lại uống bổ sung thay thế
Uống thuốc bị nôn lại uống bổ sung thay thế
việc uống thuốc bổ sung vào chỗ thuốc đã bị nôn ra không phải lúc nào cũng có thể áp dụng.
việc uống thuốc bổ sung vào chỗ thuốc đã bị nôn ra không phải lúc nào cũng có thể áp dụng.

Uống thuốc theo toa của người khác

Bạn bị bệnh giống với người thân của mình, điều đó không có nghĩa là bạn có thể uống được loại thuốc mà người đó sử dụng. Tác dụng phụ của thuốc phụ thuộc vào điều kiện y tế của từng cá nhân và khả năng chịu đựng thuốc của họ.

Tác dụng phụ của thuốc phụ thuộc vào điều kiện y tế của từng cá nhân và khả năng chịu đựng thuốc của họ.
Tác dụng phụ của thuốc phụ thuộc vào điều kiện y tế của từng cá nhân và khả năng chịu đựng thuốc của họ.
Hãy đến gặp bác sĩ để được kê loại thuốc phù hợp với mình
Hãy đến gặp bác sĩ để được kê loại thuốc phù hợp với mình

Nhầm tên thuốc

Việc dùng thuốc không chính xác ngày càng tăng lên khi mà người mua thuốc không rõ về tên hay bao bì của sản phẩm thuốc mình định mua. Trên thị trường có những sản phẩm thuốc có cái tên gần giống nhau hay na ná cách phát âm đối với thuốc Tây khiến cho người đi mua thuốc dễ bị nhầm lẫn. Mua nhầm và uống nhầm thuốc quả thực là rất tệ hại.


Cách tốt nhất dành bạn là ghi tên của sản phẩm thuốc mình đã dùng ra giấy để mang đi mua thuốc, hoặc mang theo toa thuốc của bác sĩ để các dược sĩ hiểu là bạn đang muốn mua thuốc gì. Đừng vì nhớ "mang máng" tên thuốc mà mua nhầm, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể.

Nhầm tên thuốc
Nhầm tên thuốc
Mua nhầm và uống nhầm thuốc quả thực là rất tệ hại.
Mua nhầm và uống nhầm thuốc quả thực là rất tệ hại.

Uống thuốc với sữa, trà, cafe…

Canxi có trong sữa có thể làm cản trở mức hấp thu của một số loại thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, thậm chí gây hại. Ngoài ra, các loại nước hoa quả, trà, cafe hay rượu đều có tương tác với thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, thậm chí gây ngộc độc tai hại. Cách đúng nhất là dùng nước lọc ấm.

Uống thuốc với sữa, trà, cafe…
Uống thuốc với sữa, trà, cafe…
Cách đúng nhất là dùng nước lọc ấm
Cách đúng nhất là dùng nước lọc ấm

Nuốt thuốc khô

Một số người không dùng nước mà nuốt thuốc luôn, khiến thuốc không trôi được xuống mà mắc lại ở thực quản làm tổn thương thực quản. Mặt khác do không có đủ nước để làm tan, một số loại thuốc sẽ kết thành sỏi ở trong cơ thể.

Nuốt thuốc khô là sai lầm nhiều người mắc
Nuốt thuốc khô là sai lầm nhiều người mắc
Uống đủ nước cùng thuốc vô cùng quan trọng
Uống đủ nước cùng thuốc vô cùng quan trọng

Nằm ngay sau khi uống thuốc

Sau khi uống thuốc nếu bạn đi nằm ngay thì chỉ có khoảng 1/2 thuốc đi được đến dạ dày, còn lại sẽ vướng và tan vào thực quản. Từ đó dễ gây kích ứng thực quản, thậm chí tổn thương vách thực quản. Do vậy, sau khi uống thuốc thì bạn nên cố gắng ngồi thêm một lúc, hoặc có thể đi bộ nhẹ nhàng 5 - 10 phút để thuốc hoàn toàn đi vào dạ dày, tránh mọi rủi ro cho sức khỏe.

Nằm ngay sau khi uống thuốc
Nằm ngay sau khi uống thuốc
Sau khi uống thuốc nếu bạn đi nằm ngay thì chỉ có khoảng 1/2 thuốc đi được đến dạ dày, còn lại sẽ vướng và tan vào thực quản
Sau khi uống thuốc nếu bạn đi nằm ngay thì chỉ có khoảng 1/2 thuốc đi được đến dạ dày, còn lại sẽ vướng và tan vào thực quản

Lạm dụng thuốc

Theo nghiên cứu của Đại học Boston, việc lạm dụng thuốc quá thời gian khuyến cáo (nhiều hơn một tuần) có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng như chảy máu đường ruột và thậm chí là đột quỵ.

việc lạm dụng thuốc quá thời gian khuyến cáo (nhiều hơn một tuần) có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng
việc lạm dụng thuốc quá thời gian khuyến cáo (nhiều hơn một tuần) có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng
Tuyệt đôi không lạm dụng thuốc
Tuyệt đôi không lạm dụng thuốc

Quên uống thuốc, lần sau uống liều gấp đôi

Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Việc quên thuốc rồi uống bù liều gấp đôi vào lần kế tiếp không chỉ gây tác dụng phụ mà còn tạo ra gánh nặng không hề nhỏ cho cơ thể.


Nếu thuốc của bạn mỗi ngày chỉ cần phải uống một lần, khi quên bạn có thể uống bù ngay khi nhớ ra, luôn trong ngày. Nhưng đối với những liều thuốc phải uống nhiều lần trong ngày, uống bù là hoàn toàn không nên, gây ra quá liều hay sốc thuốc rất nguy hiểm.


Tuy nhiên, nếu thuốc được bác sĩ chỉ định là uống trước bữa ăn, nếu quên, bạn có thể uống bổ sung sau bữa ăn, tuy hiệu của thuốc sẽ giảm nhưng hậu quả cũng sẽ ít hơn gấp nhiều lần. Hoàn toàn không được uống liều gấp đôi vào cùng một bữa ăn.

Quên uống thuốc, lần sau uống liều gấp đôi
Quên uống thuốc, lần sau uống liều gấp đôi
Hoàn toàn không được uống liều gấp đôi vào cùng một bữa ăn.
Hoàn toàn không được uống liều gấp đôi vào cùng một bữa ăn.

Coi thực phẩm chức năng là thuốc

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thực phẩm chức năng, viên uống bổ sung dưỡng chất, chăm sóc sức khỏe có chứa những thành phần của thuốc. Một hiện tượng phổ biến xảy ra là nhiều người lầm tưởng đây cũng là thuốc, dẫn đến việc uống mãi mà không thấy khỏi bệnh, kết quả điều trị bệnh không như mong đợi.


Bạn cần phải hiểu rằng, thực phẩm chức năng chỉ giúp hỗ trợ việc chăm sóc sức khỏe, bổ sung vitamin cho chế độ ăn uống hàng ngày. Nó được sử dụng như là thực phẩm và không thể thay thế thuốc chữa bệnh.

Coi thực phẩm chức năng là thuốc
Coi thực phẩm chức năng là thuốc
Coi thực phẩm chức năng là thuốc
Coi thực phẩm chức năng là thuốc

Sử dụng thuốc sai cách

Thoạt nhìn có vẻ điều này rất dễ dàng. Nhưng nhiều người vẫn mắc phải các lỗi uống thuốc sai cách như dùng chung thuốc nhỏ mắt và tai, nhai loại thuốc không được nhai, cắt nhỏ thuốc để uống... Hiểu đúng cách dùng thuốc sẽ đảm bảo bạn sử dụng đúng liều cho mỗi loại.


Chẳng hạn, có nhiều loại thuốc cần được hấp thụ từ từ nhưng nếu bạn nhai hoặc nghiền nát chúng, cơ thể sẽ hấp thụ quá nhanh với liều cao. Một quy tắc bạn cần nhớ là hỏi bác sĩ chính xác cách sử dụng khi mua thuốc.

Sử dụng thuốc sai cách
Sử dụng thuốc sai cách
Cắt nhỏ thuốc để uống
Cắt nhỏ thuốc để uống

Trộn thuốc lẫn lộn rồi uống cùng lúc

Mỗi loại thuốc lại có những thành phần hóa học khác nhau. Chính vì vậy mà khi bạn trộn thuốc rồi uống cùng lúc với nhau, các thành phần hóa học khác nhau trong thuốc có thể phản ứng với nhau, gây ra các tác dụng phụ, có hại cho sức khỏe hoặc đơn giản là giảm sự hấp thụ của cơ thể, giảm tác dụng của thuốc, nguy hiểm hơn là sốc thuốc.


Hãy chú ý hỏi bác sĩ để có những lời khuyên phù hợp khi cùng lúc phải sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau nhé!

Trộn thuốc lẫn lộn rồi uống cùng lúc
Trộn thuốc lẫn lộn rồi uống cùng lúc
Hãy chú ý hỏi bác sĩ để có những lời khuyên phù hợp khi cùng lúc phải sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau nhé!
Hãy chú ý hỏi bác sĩ để có những lời khuyên phù hợp khi cùng lúc phải sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau nhé!

Không tham khảo ý kiến bác sĩ và dược sĩ trước khi dùng

Để tránh tương tác bất lợi, khi bác sĩ kê một thuốc mới, bạn nên thông báo cho bác sĩ về tất cả thuốc không kê đơn và kê đơn, các loại thực phẩm bạn hay sử dụng, hỏi ý kiến dược sĩ về việc liệu có tương tác với mỗi thuốc kê đơn hay không. Càng sử dụng nhiều loại thuốc cùng lúc thì nguy cơ gặp tương tác thuốc càng cao.

Người bệnh không nên ngần ngại đặt ra các câu hỏi với thầy thuốc về những vấn đề mà mình còn băn khoăn khi dùng thuốc. Mục đích cuối cùng là dùng thuốc sao cho đúng, an toàn và hiệu quả
Không tham khảo ý kiến bác sĩ và dược sĩ trước khi dùng
Không tham khảo ý kiến bác sĩ và dược sĩ trước khi dùng
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ và dược sĩ trước khi dùng
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ và dược sĩ trước khi dùng

Uống thuốc trùng lặp thành phần với nhau

Trên thị trường hiện nay có vô vàn những các sản phẩm thuốc có cái tên khác nhau nhưng giống nhau về thành phần thuốc. Điều này khiến cho nhiều người lầm tưởng rằng chúng là những loại thuốc khác biệt nhau. Vì thế, không ít người rơi vào tình trạng sử dụng lặp thuốc, chẳng khác gì uống thuốc quá liều, gây hại cho cơ thể. Chính vì vậy, hãy học cách xem các thành phần của thuốc để khi mua thuốc, dù tên có khác nhau, bạn vẫn có thể nhận ra được chúng có cùng một công dụng.


Giả sử như khi mua thuốc cảm cúm, người bán thuốc đưa cho bạn cả ba loại Tiffy, Decolgen, Panadol. Ba loại thuốc này đều chứa paracetamol có tác dụng hạ sốt và giảm đau, bạn chỉ cần uống một loại là được.

Uống thuốc trùng lặp thành phần với nhau
Uống thuốc trùng lặp thành phần với nhau
Trên thị trường hiện nay có vô vàn những các sản phẩm thuốc có cái tên khác nhau nhưng giống nhau về thành phần thuốc.
Trên thị trường hiện nay có vô vàn những các sản phẩm thuốc có cái tên khác nhau nhưng giống nhau về thành phần thuốc.

Tự ý thay đổi liều dùng

Khi bị bệnh, theo tâm lý chung, bệnh nhân thường muốn hết bệnh nhanh, nên khi thấy thuốc chậm phát huy tác dụng đã tự tiện tăng liều thuốc. Bệnh nhân cần biết rằng, rất nhiều thuốc cần một thời gian uống nhất định, có thể kéo dài đến vài tuần để đạt được hiệu quả. Tăng liều thuốc có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nguy hại, đặc biệt là đối với các thuốc chống trầm cảm hay thuốc tim mạch nhóm chẹn beta giao cảm. Lại có khi, bệnh nhân uống thuốc, thấy bệnh đỡ, liền tự ý ngừng thuốc. Không chỉ tăng liều, mà việc dừng đột ngột các thuốc này cũng có thể dẫn đến các tai biến như đau thắt ngực, thậm chí nhồi máu cơ tim.

Do vậy, bệnh nhân cần tuân thủ chính xác chỉ định và liều lượng của bác sĩ, không thay đổi liều lượng hay dừng thuốc mà không tham khảo ý kiến bác sĩ.

Tăng liều thuốc có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nguy hại
Tăng liều thuốc có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nguy hại
bệnh nhân cần tuân thủ chính xác chỉ định và liều lượng của bác sĩ, không thay đổi liều lượng hay dừng thuốc mà không tham khảo ý kiến bác sĩ.
bệnh nhân cần tuân thủ chính xác chỉ định và liều lượng của bác sĩ, không thay đổi liều lượng hay dừng thuốc mà không tham khảo ý kiến bác sĩ.

Không đọc hướng dẫn sử dụng thuốc

Với mỗi loại thuốc luôn có tờ “hướng dẫn sử dụng thuốc” kèm theo kể cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn (thuốc OTC). Trong mỗi tờ hướng dẫn sử dụng thuốc luôn trình bày thông tin về thành phần, công dụng, cách sử dụng thuốc, thận trọng và chống chỉ định của thuốc, cách giảm nguy cơ gặp các tương tác thuốc và tác dụng không mong muốn của thuốc. Những thông tin này rất cần thiết để bạn hiểu về thuốc mà bạn đang sử dụng để dùng sao cho an toàn. Bản thân có nằm trong đối tượng chống chỉ định của thuốc không, cơ địa có bị dị ứng với loại thuốc đó không? Khi dùng thuốc này nên kiêng những thực phẩm nào?... Đó là lý do tại sao người bệnh phải đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc.

Không đọc hướng dẫn sử dụng thuốc
Không đọc hướng dẫn sử dụng thuốc
người bệnh phải đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc.
người bệnh phải đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc.

Uống thuốc thẳng từ chai

Thường gặp với dạng thuốc nước. Cách uống này dễ làm thuốc bị nhiễm khuẩn, nhanh biến chất, lại không thể kiểm soát chính xác liều lượng, dẫn đến không đạt hiệu quả điều trị hoặc quá liều.

Uống thuốc thẳng từ chai
Uống thuốc thẳng từ chai
Bạn cần rót ra để xác định đúng và đủ liều lượng
Bạn cần rót ra để xác định đúng và đủ liều lượng

Không kiêng các loại thực phẩm cụ thể

Không kiêng các loại thực phẩm cụ thể: Một số loại kháng sinh nhất định không nên dùng với thực phẩm có chứa canxi vì chúng có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ của thuốc. Canxi có thể làm mất tác dụng của kháng sinh, bao gồm tetracycline và doxycycline.


Bên cạnh đó, các loại thuốc bị ảnh hưởng bởi thực phẩm nhiều chất béo bao gồm viagra và lunesta. Bạn nên hỏi bác sĩ cẩn thận nếu có bất kỳ thực phẩm nào cần kiêng khi sử dụng thuốc.

Không kiêng các loại thực phẩm cụ thể
Không kiêng các loại thực phẩm cụ thể
Bạn nên hỏi bác sĩ cẩn thận nếu có bất kỳ thực phẩm nào cần kiêng khi sử dụng thuốc.
Bạn nên hỏi bác sĩ cẩn thận nếu có bất kỳ thực phẩm nào cần kiêng khi sử dụng thuốc.

Uống thuốc trước khi ăn không đồng nghĩa với uống thuốc khi đói

"Uống thuốc trước khi ăn" và "uống thuốc khi đói" là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau, không thể đánh đồng. Uống thuốc khi bạn đang đói có thể là uống vào lúc 1-2 giờ trước hoặc 1-2 giờ sau bữa ăn. Ngược lại, khái niệm uống thuốc trước bữa ăn có nghĩa là bạn phải uống trong khoảng 15 đến 30 phút trước bữa ăn. Tương tự như vậy, uống thuốc sau bữa ăn có thể hiểu là nửa giờ sau bữa ăn.


Thông thường, đối với những loại thuốc tiêu hóa, dạ dày, đường ruột... sẽ được bác sĩ khuyến khích uống sau bữa ăn. Còn các trường hợp còn lại, bác sĩ khuyến khích uống thuốc trước bữa ăn để bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Uống thuốc trước khi ăn không đồng nghĩa với uống thuốc khi đói
Uống thuốc trước khi ăn không đồng nghĩa với uống thuốc khi đói
Uống thuốc đúng thời gian quy định
Uống thuốc đúng thời gian quy định

Sử dụng rượu bia, ma túy

Rượu bia và ma túy phản ứng mạnh với nhiều thuốc, đặc biệt là những thuốc tác dụng trên hệ thần kinh trung ương. Các chất này có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc hoặc làm rối loạn điều trị vốn dĩ đang ổn định và an toàn. Rượu bia và ma túy đôi khi dẫn đến tái phát bệnh. Sử dụng rượu với metronidazol, một thuốc kháng sinh hay dùng có thể gây ra các phản ứng như đỏ bừng, nhức đầu, ói mửa, chuột rút và đổ mồ hôi. Do đó, nên tránh rượu trong vòng từ 12 giờ trước khi dùng thuốc đến 48 giờ sau khi dùng thuốc. Thuốc lá cũng có thể ảnh hưởng lên một số thuốc điều trị.

Sử dụng rượu bia trước và sau dùng thuốc là sai lầm nghiêm trọng
Sử dụng rượu bia trước và sau dùng thuốc là sai lầm nghiêm trọng
Sử dụng rượu với metronidazol, một thuốc kháng sinh hay dùng có thể gây ra các phản ứng như đỏ bừng, nhức đầu, ói mửa, chuột rút và đổ mồ hôi.
Sử dụng rượu với metronidazol, một thuốc kháng sinh hay dùng có thể gây ra các phản ứng như đỏ bừng, nhức đầu, ói mửa, chuột rút và đổ mồ hôi.

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?